Nội dung phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở tỉnh Quảng Bình (Trang 29)

Yêu cầu về nguồn nhân lực ngành Du lịch ngày càng cao, đặc biệt yêu cầu về chất lƣợng, kỹ năng nghiệp vụ, trình độ quản lý, ngoại ngữ, cũng nhƣ cơ cấu lao động hợp lý. Thực tế đó đòi hỏi ngành Du lịch phải có khung chính sách và chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực phù hợp với mục tiêu chung của chiến lƣợc phát triển du lịch. Các nƣớc có du lịch phát triển đều quan tâm vấn đề này và đầu tƣ cho việc nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực. Nhằm tăng cƣờng hiệu quả cho việc hoạch định chính sách và xây dựng chƣơng trình phát triển nguồn nhân lực ngành Du l ịch dài hạn, công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch phải chú trọng hơn nữa đến kế hoạch hóa phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.

Nhằm có đƣợc nguồn nhân lực ngành Du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay, các nội dung phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch cần đƣợc tiến hành là:

1.2.3.1. Xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp với nhiệm vụ ngành du lịch

Cơ cấu nguồn nhân lực đƣợc hiểu là tổng thể các mối quan hệ tƣơng tác giữa các bộ phận nguồn nhân lực trong tổng nguồn nhân lực và đƣợc biểu hiện thông qua những thành phần, tỷ lệ nhất định. Muốn xác định đƣợc cơ cấu

19

nguồn nhân lực hợp lý phải xuất phát từ các căn cứ sau: Nhiệm vụ (loại công việc) mà nguồn nhân lực đó phải thực hiện; Quy mô của nhiệm vụ mà nguồn nhân lực phải có; Thời gian mà nhiệm vụ đó phải thực hiện; Nguồn lực mà nguồn nhân lực có thể sử dụng.

Xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp sẽ giảm bớt chi phí và nâng cao hiệu quả trong việc quản lý hoạt động lĩnh vực du lịch. Có cơ cấu Du lịch hợp lý thì tính chuyên môn hóa trong từng vị trí công việc ngày càng cao. Xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp Du lịch.

1.2.3.2. Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người lao động, hoàn thiện công tác tuyển dụng nguồn nhân lực.

- Mục tiêu của việc nâng cao kiến thức cho ngƣời lao động bao gồm các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và những cải tiến trong công việc mà nhân viên sẽ biểu hiện sau khi đào tạo. Mỗi kiến thức đƣợc đào tạo sẽ đảm đƣơng các vị trí khác nhau trong từng bộ phận. Khi xác định mục tiêu cần xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của chiến lƣợc phát triển của ngành Du lịch của từng địa phƣơng, từng vùng, quốc gia trên cơ sở đánh giá nguồn nhân lực hiện có. Sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học công nghệ yêu cầu ngƣời lao động phải có trình độ học vấn cơ bản, trình độ chuyên môn kỹ thuật và năng lực lao động tốt, để có khả năng tiếp thu và áp dụng công nghệ mới và yêu cầu ngày càng cao của ngƣời sử dụng dịch vụ.

Để có thể nâng cao kiến thức cho ngƣời lao động thì phải tiến hành phân tích:

+ Phân tích mục tiêu phát triển ngành du lịch. Chính phân tích mục tiêu phát triển ngành Du lịch thì từ đó mới có thể định hƣớng và có kế hoạch nâng cao cho nguồn nhân lực làm Du lịch để đáp ứng đƣợc mục tiêu đó.

+ Phân tích nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Từ mục tiêu thì phân tích nhu cầu nguồn nhân lực là rất quan trọng. Chính việc phân tích nhu

20

cầu nguồn nhân lực thì khi phát triển Du lịch thì nguồn nhân lực không bị thiếu hụt, và chất lƣợng nguồn nhân lực sẻ đáp ứng, tiến kịp với sự phát triển mạnh mẻ của các loại hình Du lịch.

+ Phân tích nguồn nhân lực tại địa phƣơng. Từ phân tích nguồn nhân lực và đánh giá nguồn nhân lực của địa phƣơng từ đó cân đối hợp lý có thể đáp ứng đƣợc bao nhiêu và nhu cầu thu hút ở các địa phƣơng khác, các trung tập đào tạo, phát triển nguồn nhân lực bao nhiêu để có thể đáp ứng đủ yêu cầu đặt ra.

Muốn phát triển kỹ năng nghề nghiệp, cần phải thực hiện tốt việc lập kế hoạch nghề và quản lý nghề nghiệp.

Lập kế hoạch nghề nghiệp: Là quá trình thông qua đó từng cá nhân nhận dạng và thực hiện các bƣớc, nhằm đạt tới những mục tiêu của nghề. Việc lập kế hoạch nghề nghiệp càng cụ thể và chi tiết thì tính chuyên môn hóa càng cao và giảm chi phí co doanh nghiệp làm Du lịch. Tránh sự chồng chéo và dƣ thừa nguồn nhân lực.

Quản lý nghề nghiệp: Là quá trình thông qua đó các tổ chức tuyển chọn, đánh giá, phân công và phát triển nhân viên, nhằm đảm bảo một tập thể đủ trình độ để đáp ứng mục tiêu của tổ chức. Quản lý nghề nghiệp tốt thể hiện khả năng quản lý doanh nghiệp tốt và biết đƣợc những ƣu điểm, khuyết điểm của nguồn nhân lực từ đó có thể phát huy những mặt mạnh, khắc phục những điểm yếu từ đó đƣa doanh nghiệp, đơn vị làm Du lịch phát triển bền vững.

- Cùng với công tác đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng cho ngƣời lao động thì công tác tuyển dụng nguồn nhân lực là rất quan trọng công tác tuyển dụng nhân sự góp phần đảm bảo cân đối cung- cầu nhân sự của doanh nghiệp.

+ Tuyển dụng những ngƣời có trình độ chuyên môn cần thiết phù hợp với công việc cần tuyển dụng, có thể làm việc đạt đƣợc với năng suất lao động cao, hiệu suất công tác tốt

21

+ Tuyển dụng những ngƣời có kỷ luật, trung thực, gắn bó với công việc nhất là với ngành du lịch đòi hỏi tính kỷ luật và áp lực tốt.

+ Tuyển dụng những ngƣời có sức khỏe, làm việc lâu dài trong doanh nghiệp và với nhiệm vụ đƣợc giao

Nếu tuyển không kĩ, tuyển sai, tuyển theo cảm tính hoặc theo một sức ép nào đó dẫn đến tuyển không đúng ngƣời và có thể sẻ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp đặc biệt là ngành du lịch đòi hỏi nguồn nhân lực phải có kỹ năng.

1.2.3.3. Giáo dục hành vi cho NNL Du lịch.

Nhận thức của ngƣời lao động đƣợc coi là tiêu chí đánh giá trình độ phát triển nguồn nhân lực, vì trình độ nhận thức của mỗi ngƣời khác nhau, dẫn đến kết quả cũng khác nhau. Vì vậy, cần nâng cao chất lƣợng một cách toàn diện cả 3 mặt: Nâng cao kiến thức trình độ, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác cho đội ngũ lao động. Tạo ra ngƣời lao động mới có đạo đức, phẩm chất tốt đẹp, có kiến thức và trình độ văn hóa, chuyên môn để làm tròn và hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Giáo dục hành vi cho ngƣời lao động trong lĩnh vực Du lịch là yêu cầu cấp thiết và rất quan trọng, đây là môi trƣờng thƣờng xuyên tiếp xúc với khách hàng nên hành vi của của ngƣời lao động trong lĩnh vực Du lịch đƣợc đánh giá và yêu cầu ngày càng cao nhất là thái độ lịch sự, nhẫn nhịn và khả năng giáo tiếp tốt. Thái độ hành vi của ngƣời lao động cho thấy cách nhìn nhận của ngƣời đó về vai trò, trách nhiệm, mức độ nhiệt tình đối với các công việc, điều này sẽ đƣợc thể hiện qua các hành vi của họ. Một ngƣời có kỹ năng tốt nhƣng thái độ không đúng thì hiệu quả đóng góp sẽ không cao.

1.2.3.4. Phát triển môi trường học tập.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên nâng cao kiến thức, kỹ năng thì doanh nghiệp, các nhà quản lý du lịch cần tạo môi trƣờng học tập để từ đó

22

nhân viên có thể học hỏi kinh nghiệm với nhau, và có điều kiện để phát huy hết năng lực của mình trong điều kiện tốt nhất.

Môi trƣờng học tập là yếu tố phát triển nguồn nhân lực hiệu quả cao và chất lƣợng nhất. Môi trƣờng học tập thuận lợi thì mổi cá nhân trong đó đƣợc học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ thƣờng xuyên từ đó chất lƣợng phục vụ khách hàng củng đƣợc nâng cao hơn về nhiều mặt. Môi trƣờng học tập bao gồm trong đơn vị kinh doanh Du lịch, môi trƣờng học tập ở các cơ sở đào tạo nghiệp vụ Du lịch và các lớp tập huấn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.3.5. Nâng cao động cơ thúc đẩy người lao động.

Việc xây dựng chế độ chính sách nhằm thúc đẩy ý thức ngƣời lao động. Làm động cơ và là sức mạnh bên trong thúc đẩy con ngƣời hoạt động, chỉ đạo hành vi và làm gia tăng lòng quyết tâm bền bỉ giành lấy mục tiêu. Động cơ thúc đẩy ngƣời lao động đƣợc thể hiện ở 2 yếu tố: Yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần.

Động cơ thúc đẩy ngƣời lao động sẻ tăng năng suất lao động và phát huy hết khả năng của từng ngƣời. Chính có động cơ thúc đẩy sẻ tạo sự yêu thích công việc hơn. Nhất là trong lĩnh vực Du lịch đòi hỏi áp lực cao, tính nhẫn nhịn cao. Lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hơn. Động cơ thúc đẩy có tác dụng chi phối, thúc đẩy ngƣời ta suy nghĩ và hành động. Chính là sức mạnh bên trong thúc đẩy con ngƣời hoạt động, chỉ đạo hành vi và làm gia tăng lòng quyết tâm bền bỉ giành lấy mục tiêu.

Chính sách đãi ngộ nguồn nhân lực tạo sự yên tâm để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao và qua đó góp phần hoàn thành mục tiêu của Doanh nghiệp đặt ra.

Chính hệ thống đãi ngộ của mỗi Doanh nghiệp du lịch nhằm đạt tới hai mục tiêu căn bản là thu hút nhân lực tiềm năng và duy trì đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm. Hơn nữa nhân viên trong bất cứ doanh nghiệp, cơ quan nào

23

cũng mong muốn có đƣợc môi trƣờng làm việc thuận lợi, có cơ hội học tập, thăng tiến và mức lƣơng cao phù hợp với năng lực làm việc. Mặt khác hệ thống đãi ngộ cũng đòi hỏi phải cân bằng, đảm bảo lợi ích của ngƣời lao động và Doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở tỉnh Quảng Bình (Trang 29)