Bối cảnh mới về kinh tế-xã hội tác động đến ngành Du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở tỉnh Quảng Bình (Trang 82)

- Trong những năm vừa qua mặc dù kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn nhƣng dƣới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc tình hình kinh tế xã hội Việt Nam trong mấy năm vừa qua có những chuyển biến tích cực. Công cuộc đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trƣờng tiếp tục đƣợc duy trì và đẩy mạnh; mức sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao góp phần làm tăng mức cầu nội địa; nhu cầu du lịch và nghỉ ngơi của ngƣời dân cũng đƣợc tăng lên. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đƣợc đẩy mạnh, uy tín và thƣơng hiệu của các loại hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam trên các thị trƣờng thế giới ngày càng đƣợc nâng cao.

- Nghị quyết của Đại Hội Đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ Quảng Bình xác định " đến năm 2020 Du lịch là ngành kinh tế quan trọng mũi nhọn". Với điều kiện và cảnh quan thiên nhiên thuận lợi thì nhu cầu khách Du lịch muốn vào tham quan, nghỉ dƣỡng ngày càng tăng cao. Nhất là Du lịch khám phá hang động ngày càng đƣợc nhiều ngƣời yêu thích thì đòi hỏi ngành Du lịch Quảng Bình không ngừng đổi mới. Theo dự báo viện nghiên cứu phát triển Du lịch khách Du lịch còn tăng mạnh đạt mốc hơn 4 triệu khách vào năm 2025.

- Chính nhu cầu khách Du lịch ngày càng tăng nhƣng đội ngũ lao động hiện nay còn yếu và thiếu vì vậy với yêu cầu mới đòi hỏi cần phát triển nguồn nhân lực nhiều hơn nữa, đủ số lƣợng và chất lƣợng.

72

4.2. Nhu cầu nguồn nhân lực ngành Du lịch ở tỉnh Quảng Bình đến năm 2025.

4.2.1. Nhu cầu lao động trong các cơ quan quản lý nhà nước về Du lịch

Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, căn cứ vào nhu cầu phát triển du lịch có thể tất cả các huyện thị sẽ thành lập phòng quản lý du lịch. Ở các cơ quan quản lý cấp tỉnh, xu hƣớng mở rộng quy mô các trung tâm, các phòng, ban liên quan là một tất yếu. Do đó, số lƣợng cán bộ quản lý du lịch ở các cấp tăng lên đến năm 2015 là 100 ngƣời và đến năm 2020 là 180 ngƣời. Đây đòi hỏi các sở ban ngành và chính quyền địa phƣơng phải có chiến lƣợc trong việc đào tào bồi dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả để có lực lƣợng cán bộ quản lý du lịch đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra ngày càng cao của khách du lịch trong nƣớc và quốc tế.

4.2.2. Nhu cầu lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh Du lịch

Dự báo nhu cầu đào tạo đến năm 2015 và đến năm 2025

Bảng 4.1 : Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch của tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và đến năm 2025

Đơn vị tính : Người

Loại lao động 2015 2020 2025

Lao động trực tiếp 6.700 13.100 28.600

Lao động gián tiếp 14.700 28.800 62.900

Tổng cộng 21.400 41.900 91.500

(Nguồn : Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.)

Nhu cầu lao động trong lĩnh vực ngành du lịch trong thời gian tới là rất lớn mới đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Theo quy hoạch và nhu cầu dự báo trong những năm tới đến năm 2020 thì nhu cầu lao động

73

làm việc trong lĩnh vực du lịch là 41.900 ngƣời trong đó lao động trực tiếp là 13.100 ngƣời và lao động gián tiếp 28.800 ngƣời đến năm 2025 thì nhu cầu lao động có thể lên 91.500 ngƣời trong đó lao động trực tiếp là 28.600 ngƣời và lao động gián tiếp là 62.900 ngƣời. Đây là một nhu cầu rất lớn đòi hỏi phải có chính sách thu hút phát triển nguồn nhân lực hợp lý để có thể có đội ngũ cán bộ, ngƣời lao động có chất lƣợng phục vụ khách du lịch. Để trở thành một tỉnh có kinh tế Du lịch phát triển thì đòi hỏi nguồn nhân lực ngành Du lịch luôn đảm bảo và phát triển mạnh thì kinh tế Du lịch mới thực sự bền vững và đóp gớp lớn đến phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Bình.

4.3. Một số kiến nghị, giải pháp chung thực hiện phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở tỉnh Quảng Bình. lực ngành Du lịch ở tỉnh Quảng Bình.

4.3.1. Giải pháp chung với toàn ngành du lịch tỉnh Quảng Bình.

Nguồn nhân lực du lịch là một trong những yếu tố quan trọng nhất của hoạt động du lịch, trong thời gian qua, nguồn nhân lực Quảng Bình còn nhiều hạn chế, để phát triển du lịch cần tập trung vào một số nội dung chính:

- Đối với chính quyền địa phƣơng: Tăng cƣờng tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền và ngƣời dân nhằm tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động giữa các cấp, các ngành, trong phát triển du lịch ở địa phƣơng nhất là phát triển nguồn nhân lực Du lịch. Trên cơ sở đó, các cấp ủy đảng, chính quyền thƣờng xuyên quan tâm, tập trung cao cho việc lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển du lịch theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XV. Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực Du lịch đã đƣợc phê duyệt; thƣờng xuyên nâng cao nhận thức và tầm quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực Du lịch trong các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp.

74

- Muốn có đội ngũ nhân lực có chất lƣợng cao, đủ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình phát triển kinh tế du lịch tỉnh Quảng Bình thì công tác đánh giá, hoạch định nguồn nhân lực thƣờng xuyên sẻ tạo ra việc chuẩn bị có hiệu quả. Quá trình hoạch định thực hiện theo các bƣớc sau: Phân tích môi trƣờng, xác định mục tiêu và chiến lƣợc, phân tích hiện trạng quản trị nguồn nhân lực, dự báo khối lƣợng công việc, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, phân tích quan hệ cung cầu nguồn nhân lực, thực hiện các chính sách, kế hoạch quản trị nguồn nhân lực, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện.

- Ngành du lịch cần xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực. Dành vốn ngân sách ƣu tiên phát triển các chƣơng trình đào tạo, đặc biệt liên kết với các trung tâm đào tạo lớn có uy tín trong cả nƣớc nhƣ Đà Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh ... củng nhƣ nƣớc ngoài để có thể thu hút nguồn nhân lực có chất lƣợng và nâng cao chất lƣợng lao động trong lĩnh vực du lịch hiện có ngày càng cao.

- Chú trọng từng bƣớc trẻ hoá đội ngũ cán bộ, kết hợp ƣu tiên sử dụng cán bộ có kiến thức, trình độ tay nghề và kinh nghiệm cao. Đặc biệt chú trọng đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, chuyên gia và nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Sở VH-TT&DL cần tham mƣu UBND tỉnh về việc thu hút nhân tài trong quản lý du lịch, ngƣời có kinh nghiệm và trình độ về du lịch. Quan tâm về phát triển kỹ năng và môi trƣờng học tập và nâng cao động lực lao động để có thể đƣa kinh tế du lịch tỉnh phát triển tốt hơn.

4.3.2. Giải pháp cụ thể.

4.3.2.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch và cơ cấu nguồn nhân lực

- Cần quy hoạch hình thành một cơ sở đào tạo chuyên ngành và nghiệp vụ du lịch đặt tại Đồng Hới theo hình thức trƣờng học- doanh nghiệp. Đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp và đào tạo đúng thực chất và thực tế đối với

75

các hoạt động Du lịch là một yêu cầu thiết thực và cần thiết. Nếu có một cơ sở đào tạo theo hình thức trƣờng học – doanh nghiệp thì hiệu quả mang lại sẻ cao hơn, chất lƣợng lao động đƣợc chú trọng hơn.

- Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cần đƣợc quan tâm và tính chính xác để có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Chính dự báo nhu cầu lao động sẻ có tính chủ động hơn trong nhu cầu và phát triển nguồn nhân lực điều tiết đƣợc nhu cầu thực tế với đào tạo nguồn nhân lực tránh tình trạng lúc thừa nguồn nhân lực gây lãng phí nhƣng có lúc lại thiếu nguồn nhân lực ảnh hƣởng đến chất lƣợng của dịch vụ Du lịch.

- Chiến lƣợc phát triển NNL cần đƣợc cụ thể hóa cho từng lĩnh vực (Khách sạn, Lữ hành...). Khi xây dựng và triển khai chiến lƣợc NNL, cần có sự tham gia tích cực, sự phối hợp chặt chẽ của các đối tác liên quan (Cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch, cơ quan quản lý lao động, cơ sở Đào tạo về du lịch, các doanh nghiệp, các hiệp hội, tổ chức phi chính phủ...). Chính sự phối hợp chặt chẻ sẻ mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc đạt kết quả cao. Giảm thiểu chi phí đầu tƣ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

- Từng Doanh nghiệp cần chủ động xây dựng chiến lƣợc phát triển NNL và kế hoạch hành động phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị. Chính từ các doanh nghiệp xây dựng đƣợc chiến lƣợc, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực thì từ đó có số liệu chính xác hơn để các cơ sở đào tạo, đào tạo ra vừa đủ với yêu cầu tránh tình trạng dƣ thừa. Các doanh nghiệp có chiến lƣợc phát triển NNL cụ thể thì sẻ chủ động hơn trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tạo môi trƣờng học tập và có chính sách khuyến khích phát triển ở mổi cá nhân ngƣời lao động.

Cơ cấu nguồn nhân lực phải đƣợc xác định đúng theo yêu cầu của chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội mà mà tỉnh, tổ chức đã xây dựng.

76

4.3.2.2. Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người lao động, hoàn thiện công tác tuyển dụng nguồn nhân lực.

- Thƣờng xuyên cần có các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn để nâng cao kiến thực và chuyên môn cho đội ngủ làm công tác Du lịch.

- Đẩy mạnh liên kết đào tạo. Bao gồm liên kết đào tạo trong nƣớc và đào tạo với nƣớc ngoài. Trƣờng Đại học Quảng Bình hiện nay đã có khoa kinh tế Du lịch vì vậy việc liên kết đào tạo tại Quảng Bình cùng với các trƣờng đào tạo Du lịch có chất lƣợng sẻ tạo nên cho tỉnh có đội ngũ những ngƣời làm Du lịch chất lƣợng và đáp ứng đủ tiêu chuẩn đặt ra.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học-công nghệ tiên tiến vào công tác nghiên cứu, thống kê phục vụ đào tạo, bồi dƣỡng du lịch.

Những giải pháp cần đƣợc triển khai là:

+ Tăng cƣờng nghiên cứu ứng dụng khoa học-công nghệ, phƣơng pháp mới trong đào tạo triển khai nhân lực du lịch;

+ Đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị từng bƣớc ứng dụng, khai thác hiệu quả của công nghệ thông tin để phát triển nguồn nhân lực du lịch;

+ Khuyến khích, thúc đẩy việc sử dụng internet để từng bƣớc thiết lập cơ chế thông tin qua mạng giữa các đầu mối đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực du lịch;

+ Thiết lập và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực du lịch để quản lý công tác đào tạo.

- Xây dựng hệ thống cơ quan thuộc sở VH-TT&DL gồm có sự tham gia của các công ty Du Lịch trong việc thu hút nhân tài về Du Lịch gồm các trung tâm :

+ Trung tâm tìm ngƣời tài.

+ Trung tâm giúp sinh viên có kỹ năng làm việc và tích lũy kinh nghiệm.

77 + Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng.

+ Mở rộng các kênh thông tin đại chúng, tránh trƣờng hợp doanh nghiệp và ngƣời lao động không gặp nhau.

Tỉnh cần xây dựng Quy chế tuyển dụng mới nguồn nhân lực chuyên ngành du lịch, nhất là sinh viên vừa tốt nghiệp đại học chính quy cần sắp xếp một cách hợp lý, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ đƣợc phát huy hết khả năng. Cải tiến công tác tuyển dụng đi sát vào nhu cầu công việc của tổ chức, đào tạo cán bộ tuyển dụng có chuyên môn sâu và có quy trình tuyển dụng cụ thể để có thể làm tốt các khâu trong quá trình tuyển dụng bao gồm cả tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực.

Trong công tác tuyển dụng nguồn nhân lực cần xây dựng vai trò của "3 nhà" đó là nhà nƣớc, nhà trƣờng, nhà doanh nghiệp chính sự liên kết và làm tốt công việc của "3 nhà" thì lúc đó nguồn nhân lực mới phát triển cao và bền vững. Lúc đó công tác tuyển dụng mới đạt hiệu quả cao

4.3.2.3. Giáo dục hành vi cho NNL Du lịch.

- Việc nâng cao nhận thức có thể đƣợc thực hiện thông qua sinh hoạt của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể ; Thông qua tập huấn, bồi dƣởng ; Thông qua hệ thống các phƣơng tiện truyền thông ; Đƣa các nội dung vào các cấp học ; Thông qua tổ chức các sự kiện du lịch. Hành vi ngƣời lao động nhất là trong ngành kinh tế Du lịch thì đặc biệt quan trọng qua đó thể hiện chất lƣợng của dịch vụ Du lịch, tinh thần trách nhiệm, thái độ thân thiện đối với khách hàng chính là những nhân tố giữ chân Du khách lƣu trú ở lại lâu hơn và hiệu quả hoạt động kinh doanh sẻ nâng cao. Con ngƣời ngoài việc đi du lịch không chỉ là để thử nghiệm, nâng cao kinh nghiệm một lần ở mảnh đất khác mà là muốn đi tìm và cảm thụ vẻ đẹp, theo đuổi những cái đẹp, cái hay, cái mới. Vì vậy, nhân viên ngành du lịch cần phải tạo đƣợc hình ảnh đẹp đối với bản thân và trong công việc. Đội ngũ nhân viên làm việc trong lĩnh vực dịch vụ du lịch nhất thiết cần học tập chăm chỉ, thiên

78

về tổng kết đúc rút kinh nghiệm từ thực tế, khai thác sáng tạo những cái mới, luôn biết hoàn thiện bản thân và kỹ năng, tinh thần phục vụ.

- Xử lý nghiêm khắc những vi phạm về kỷ luật lao động theo đúng nội quy cơ quan, doanh nghiệp.

- Xây dựng và sửa đổi bổ sung quy tắc ứng xử của ngƣời lao động trong ngành du lịch của tỉnh Quảng Bình; cần có việc đánh giá từ đó hoàn thiện quy tắc ứng xử của ngƣời làm du lịch.

4.3.2.4. Phát triển môi trường học tập.

- Hoàn thiện cơ chế với công tác đào tạo. Cơ chế chính sách cử cán bộ đi học và sử dụng sau khi đào tạo; Chính sách đối với ngƣời học cần phân biệt trình độ đào tạo; Cơ chế xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo ; Cơ chế với đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng.

- Đẩy mạnh liên kết đào tạo. Mở rộng các hình thức đào tạo mới nhƣ đào tạo từ xa, đào tạo qua mạng (e-learning). Nghiên cứu, xây dựng giáo trình điện tử trong đào tạo du lịch, trƣớc mắt là ở bậc dậy nghề

- Nghiên cứu xây dựng đề án thành lập trƣờng (hoặc trung tâm) đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ ngành du lịch, tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng theo định kì cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nƣớc, cán bộ, viên chức đơn vị sự nghiệp và cán bộ quản lý các doanh nghiệp du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Phối hợp với các bộ, ngành và địa phƣơng liên quan để hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch ở các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch.

- Tăng cƣờng phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về du lịch ở Trung ƣơng và địa phƣơng trong đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực du lịch. Tổng cục du lịch cần gửi các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch địa phƣơng kế

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở tỉnh Quảng Bình (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)