- Những hạn chế
Qua quá trình điều tra bằng phƣơng pháp phỏng vấn của một số ngƣời làm công tác Du lịch nhƣ ông Trần Tự Lực trƣởng khoa KT-DL Đại học Quảng Bình và ông Th.s Hà Minh Tuân phòng Nghiệp vụ Du lịch sở VHTT&DL tỉnh Quảng Bình và một số ngƣời làm Du Lịch thì hiện nay nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình đang thiếu hụt một số lƣợng rất lớn, nhất là trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, trình độ nguồn nhân lực chủ yếu là trình độ trung cấp và sơ cấp, thiếu đội ngủ chuyên gia, có trình độ cao, quản lý có kinh nghiệm; cơ cấu ngành nghề nguồn nhân lực chƣa thật hợp lý, khả năng đáp ứng sự phát triển của ngành du lịch, của lực lƣợng lao động ở Quảng Bình trong lĩnh vực quản lý cũng nhƣ kinh doanh là tƣơng đối thấp. Do đó ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng dịch vụ, chất lƣợng sản phẩm du lịch cũng nhƣ tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch ở tỉnh Quảng Bình.
Mặt bằng chung về trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ của lao động trong ngành chƣa cao, còn kém nhiều so với các nƣớc trên khu vực: Lao động có trình độ đƣợc đào tạo chuyên ngành du lịch, có bằng cấp chỉ chiếm gần 20% số lao động toàn ngành, lao động có trình độ đại học và trên đại học chỉ đạt 3,11%. Số lao động đƣợc đào tạo ở các trƣờng nghề, các khoá đào tạo ngắn hạn và đào tạo tại nơi làm việc đạt 40%, số còn lại từ các ngành khác chuyển sang và chƣa đƣợc đào tạo về du lịch và khách sạn.
Về trình độ ngoại ngữ: Hiện nay số lao động biết ít nhất một ngoại ngữ chiếm 35% tổng số lao động. Qua đó ta thấy trình độ ngoại ngữ của đội ngũ ngành Du lịch nƣớc ta hiện nay quá thấp điều này sẽ hạn chế đáng kể đến sự phát triển chung của toàn ngành bởi nó không thể đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của lƣợng khách quốc tế vào tỉnh Quảng Bình.
69
* Nguyên nhân
- Trong giai đoạn vừa qua, sự tăng trƣởng của ngành du lịch quá nhanh, nhiều doanh nghiệp du lịch của đủ các thành phần kinh tế ra đời, nhƣng công tác đào tạo không theo kịp đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp, nên một lƣợng lớn lao động đã tuyển dụng nhƣng chƣa đƣợc đào tạo một cách bài bản.
- Sự nhìn nhận của xã hội đối với việc chọn nghề, dạy nghề còn chƣa đánh giá và xác định đúng mức, xem nhẹ về đào tạo nhân viên kĩ thuật, nghiệp vụ còn chủ yếu chú trọng đào tạo cử nhân. Đối với các cấp quản lý về Du lịch chƣa nhận thức đƣợc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Du lịch đáp ứng ngày càng cao của khu vực và thế giới. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn những vấn đề bất cập, chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ phổ biến, tỉnh chƣa có trƣờng đào tạo nghề du lịch.
- Các chế độ đãi ngộ, lƣơng dành cho đội ngũ làm Du lịch còn chƣa xứng đáng với khả năng và thời gian mà mổi ngƣời làm ở lĩnh vực Du lịch bỏ ra.
- Đội ngũ giảng viên, giáo viên giảng dạy của các trƣờng trung học và dạy nghề hiện nay rất thiếu và yếu về chuyên môn. Tuy các trƣờng đã cố gắng bố trí tăng thời gian giảng dạy ngoài giờ cho phép, nhƣng vẫn không đáp ứng đƣợc nhu cầu đào tạo của xã hội.
- Tính mùa vụ du lịch của tỉnh Quảng Bình cao, mùa mƣa bão kéo dài 5 tháng (từ tháng 10 của năm trƣớc sang hết tháng 2 của năm sau) làm giảm lƣợng khách đến tham quan du lịch trong thời gian này. Chính vì vậy củng ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn nhân lực Du lịch, mức thu nhập Du lịch giảm ảnh hƣởng đến đời sống và nhiệt huyết của nguồn nhân lực Du lịch.
- Là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nhƣng xa các trung tâm kinh tế - xã hội của đất nƣớc, tiềm lực về kinh tế thấp, việc huy
70
động các nguồn lực bên trong cho việc đầu tƣ phát triển du lịch còn hạn chế thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao còn gặp nhiều khó khăn.
Cán bộ tham gia công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch còn thiếu: hiện nay Phòng Nghiệp vụ Du lịch (Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch) chỉ có 5 cán bộ (Thừa Thiên Huế 12 cán bộ), các huyện và TP. Đồng Hới chƣa có cán bộ phụ trách theo dõi lĩnh vực du lịch.
71
CHƢƠNG 4
MỘT SỐ THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH Ở TỈNH QUẢNG BÌNH