Phát triển sự tin cậy là một yếu tố quan trọng của việc thành công trong
thương mại điện tử (Grabosky, 2001). Theo Shachaf & Oltmann (2007) thì tin cậy
là một trong nhữngthang đo đánh giá chất lượng dịch vụ trực tuyến.
Một số nghiên cứu (Agustin và Singh, 2005; Bhattacherjee và Premkumar
năm, 2004; Kim và cộng sự, 2004; McKinney và cộng sự, 2002; Pavlou và Gefen, 2004) đã xác định sự tin tưởng và sự hài lòng/ thỏa mãn là thành phần quan trọng cho thành công trong giao dịch thương mại điện tử. Niềm tin và sự thỏa mãn là hai thành phần thiết yếu cho thành công của các mối quan hệ kinh doanh lâu dài với khách hàng (Balasubramanianvà các cộng sự, 2003, Doney và Cannon, 1997; Morgan và Hunt, 1994).
Theo Kim và các cộng sự (2009), tin tưởng đóng một vai trò quan trọng
có thể còn quan trọng hơn nhiềutrong thương mại điện tử vì một giao dịch mua trên Internet dựa trên sự tin tưởng của người tiêu dùng trong khi với thị trường truyền
thống thì niềm tin dựa trên các mối quan hệ cá nhân và tương tác trực tiếp giữa người tiêu dùng và các doanh nghiệp.
Cùng với sự tin tưởng thì sự thỏa mãn là một nền tảng quan trọng đối với
một mối quan hệ thành công lâu dài. Nếu các nhà cung cấp mua nhóm không làm cho người tiêu dùng của họ đủ tin tưởng, người tiêu dùng sẽ nhận thấy rủi ro và
không có ý định mua hàng về sau (Pi và cộng sự, 2011).
Do đó, sự tin cậy được đặt làm giả thuyết cho nghiên cứu như sau:
H3: Tin cậy sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự thỏa mãn của khách hàng đối với
dịch vụ mua nhóm.