Phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng điện tử trực tuyến của người tiêu dùng thành phố Hà Nội (Trang 41)

Phân tích Cronbach Anpha

Phân tích Cronbach Anpha nhằm kiểm tra độ tin cậy của các thang đo và để loại các biến không phù hợp dùng để đo lường từng yếu tố của ý định mua hàng điện trực tuyến. Những biến có hệ số tương quan < 0.3 sẽ bị loại khỏi thang đo và sẽ không xuất hiện ở phần phân tích nhân tố.

Tiêu chuẩn đánh giá : Các biến có hệ số tương quan biến - tổng (item – total correction) nhỏ hơn 0.30 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy alpha từ 0.6 trở lên theo Nunnally và Burnstein (1994) được trích dẫn trong Thọ & Trang(2008).

Phân tích yếu tố EFA

Sau khi loại các biến không đảm bảo độ tin cậy trong phân tích Crobach Anpha, các biến giữ lại sẽ được xem xét tính phù hợp thông qua phân tích yếu tố EFA. Phân tích yếu tố được sử dụng để thu gọn các tham số ước lượng, nhận diện các yếu tố và chuẩn bị cho các phân tích tiếp theo.

Tiêu chuẩn đánh giá: Các biến quan sát có trọng số (factor loading) lớn hơn hoặc bằng 0.50 sẽ đạt yêu cầu, nhỏ hơn sẽ tiếp tục bị loại và kiểm tra tổng phương sai trích được lớn hơn hoặc bằng 50% Nunnally & Burnstein (1994) được trích dẫn trong Thọ & Trang (2008). Sau hai phương pháp phân tích, các biến còn lại sẽ được sử dụng để tiến hành phân tích hồi quy.

Phân tích hồi quy

Đầu tiên xem xét mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc cũng như giữa các biến độc lập với nhau. Nếu tồn tại hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập chứng tỏ giữa chúng có quan hệ với nhau và phân tích hồi quy tuyến tính có thể phù hợp. Mặt khác nếu giữa các biến độc lập có hệ số tương quan với nhau quá cao (≥0.95) thì đó cũng là dấu hiệu cho biết giữa chúng có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy tuyến tính mà tác giả đang xét.

Tiếp theo, phân tích hồi quy tuyến tính nhằm kiểm tra mức tác động của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc, từ đó đề xuất một số hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu.

Kiểm định sự khác biệt giữa các biến định tính

Mục đích của bước này là để tìm sự khác biệt về ý định mua hàng trực tuyến giữa các yếu tố về: giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp và trình dộ học vấn.

Để kiểm định có sự khác biệt giữa nam và nữ về ý định mua hàng hay không nghiên cứu sử dụng kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể, các yếu tố còn lại sử dụng phân tích phương sai ANOVA.

Tóm tắt: Chương 3 đã trình bày tổng quan về 2 phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng để thực hiện đề tài này. Trong đó, tác giả đã trình bày kết quả chi tiết của nghiên cứu định tính, từ đó xây dựng hoàn thiện thang đo để phục vụ cho phần nghiên cứu định lượng. Phần tiếp theo sẽ trình bày các kết quả của nghiên cứu định lượng.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Sau khi tiến hành phỏng vấn và thu thập dữ liệu qua bảng câu hỏi phỏng vấn như đã thiết kế ở chương 3, chương 4 tiếp theo tác giả sẽ trình bày kết quả phân tích, gồm có phân tích thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố, phân tích tương quan. phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng điện tử trực tuyến của người tiêu dùng thành phố Hà Nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)