L ỜI CAM Đ OAN
1.3. Nghiên cứu ở trong nước
1.3.1. Nghiên cứu về thành phần loài sâu hại ngô
Thành phần loài sâu hại ngô ở nước ta được phát hiện qua điều tra cơ
bản côn trùng và những nghiên cứu chuyên đề của một số tác giả. Điều tra năm 1967-1968 và nghiên cứu trong thời gian 1972-1975 đã ghi nhận ở miền Bắc có 53-63 loài sâu hại. Điều tra ở miền Nam trong thời gian 1977-1980 đã ghi nhận được 78 loài sâu hại. Ở ngoại thành Hà Nội và Lâm Đồng đã phát hiện (tương ứng) có 35 và 22 loài sâu hại ngô (Nguyễn Quý Hùng và ctv, 1978; Nguyễn Đức Khiêm,1995; Lưu Tham Mưu và ctv, 1995; Viện Bảo vệ
thực vật, 1976) [14], [15], [24], [36]. Tập hợp những kết quảđã công bố đến năm 2002 cho thấy trên đồng ngô ở Việt Nam đã ghi nhận được 121 loài sâu hại. Chúng thuộc 7 bộ côn trùng và 1 bộ nhện nhỏ. Các bộ cánh thẳng, cánh vảy có số loài ghi nhận là sâu hại ngô nhiều nhất (mỗi bộ có 27 loài chiếm 22,4% tổng số loài). Đứng thứ 2 về số loài là bộ cánh nửa (có 24 loài hay chiếm 19,8% tổng số). Bộ nhện nhỏ mới ghi nhận được 1 loài gây hại trên ngô (Phạm Văn Lầm, 2002) [19]. Số lượng loài sâu hại ngô được coi là phổ
biến ở các tài liệu không giống nhau, giao động từ 9 đến 26 loài tùy thuộc vào thời điểm và nơi điều tra. Hầu hết các tài liệu đều cho rằng sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia furnacalis (trước đây ghi là O. nubilalis), sâu xám Agrotis ipsilon, sâu cắn lá ngô Mythimna separata, M. loreyi,rệp muội ngô R. maidis, sâu xanh Helicoverpa armigera, sâu gai ngô Dactylispa lameyi là quan trọng hơn cả (Nguyễn Quý Hùng và ctv., 1978; Nguyễn Đức Khiêm, 1995; Phạm Văn Lầm, 2002; Viện Bảo vệ thực vật, 1976) [14], [15], [19], [36].
1.3.2. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu hại chính
Sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia furnacalis (Guenee)(Lep: Pyralidae)
Ở Việt Nam, trước năm 1995 tất cả các giáo trình, công trình nghiên cứu đều ghi sâu đục thân ngô với tên khoa học là Pyrausta nubilalis hoặc
Ostrinia nubilalis. Từ năm 2000 trở lại đây các nhà khoa học đều khẳng định loài sâu đục thân ngô phổ biến ở Việt Nam là loài sâu đục thân ngô châu Á
Ostrinia furnacalis. Sâu đục thân ngô châu Á O. furnacalis là một loài sâu chính, nguy hiểm gây hại nghiêm trọng cho cây ngô ở nước ta. Loài sâu hại này phát sinh và gây hại ở khắp các vùng trồng ngô trong cả nước (Đặng Thị
Dung, 2003; Nguyễn Quý Hùng và ctv., 1978; Đặng Đức Khương và ctv., 1995; Lưu Tham Mưu và ctv, 1995; Viện BVTV, 1976; Bùi Tuấn Việt và ctv, 1995) [8], [14], [17], [24], [36], [37]. Hầu hết những kết quả công bố trước năm 2003 về sâu đục thân ngô ở nước ta thường là các dẫn liệu điều tra trên
đồng ruộng về tình hình phát sinh, gây hại và các yếu tố ảnh hưởng đến loài sâu hại này ở một số vùng trồng ngô chính. Đến năm 2002, chưa thấy có công trình nghiên cứu nào về đặc điểm sinh vật học, chu kỳ vòng đời của sâu đục thân ngô chấu Á được công bố ở nước ta (dẫn theo Phạm Văn Lầm, 2002) [15]. Đến năm 2003 có một số dẫn liệu nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của loài sâu hại này tại Gia Lâm, Hà Nội (Đặng Thị Dung, 2003) [8].
Sâu đục thân ngô châu Á thường phát sinh từ khi cây ngô ở giai đoạn 7 - 8 lá đến thu hoạch. Ở miền Bắc, nó phát sinh mạnh từ tháng 4 đến hết tháng 10 hàng năm. Trong các tháng mùa đông nhiệt độ thường xuống thấp dưới 17,5oC không thuận lợi cho sự phát triển của sâu đục thân ngô châu Á. Ngô trồng ở vụ
hè thu bị hại nặng nhất, tỷ lệ cây ngô bị hại có thể lên tới 70 - 100%, sau đó là ngô ở vụ xuân, còn ngô ở vụđông và ngô ở vụđông xuân ít bị hại (Nguyễn Văn Hành và ctv, 1995; Nguyễn Quý Hùng và ctv, 1978; Nguyễn Đức Khiêm, 1995; Lưu Tham Mưu và ctv, 1995) [12], [14], [15], [24].
Thời vụ gieo vụ ngô xuân ở Hưng Yên chậm hơn so với ở vùng Sông Bôi, do đó đỉnh cao mật độ của sâu đục thân ngô châu Á ở vùng Sông Bôi đến sớm hơn so với vùng Hưng Yên khoảng 2 - 2,5 tháng. Vùng ngô Nà Sản (Sơn La) có mật độ sâu đục thân ngô châu Á thấp hơn so với vùng ngô ở Sông Bôi, Hưng Yên và ngoại thành Hà Nội (Nguyễn Quý Hùng và ctv, 1978) [14].
Thời điểm xâm nhiễm của sâu đục thân ngô châu Á có ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất của cây ngô. Sâu đục thân ngô châu Á xâm nhập vào cây ngô trước giai đoạn 10 lá thì chỉ cần mật độ thấp cũng gây ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và năng suất ngô. Trong trường hợp này, cây ngô bị còi cọc, chiều cao cây giảm 30 -50%, nhiều cây không có bắp, năng suất ngô giảm 4 -20 lần so với cây không bị sâu đục thân. Sâu đục thân ngô châu Á xâm nhập vào cây ngô ở giai đoạn ôm cờ với số lỗđục từ trên 6 lỗ/cây sẽ làm giảm 24 -32% năng suất. Sâu đục thân ngô châu Á đục vào bắp non gây giảm năng suất tới 30 lần so với cây không bị sâu đục thân. Sự xâm nhập của sâu
đục thân ngô châu Á khi cây ngô ở giai đoạn chín sữa ít gây ảnh hưởng đến năng suất ngô (Nguyễn Quý Hùng và ctv, 1978) [14].
Rệp muội ngô Rhopalosiphum maidis
Ở nước ta, các loài rệp muội phát sinh, gây hại ở khắp các vùng trồng ngô. Đã ghi nhận có 5 loài rệp muội trên cây ngô là Rhopalosiphum maidis
(Fitch), R. padi (L.), Schizaphis graminum (Rondani), Myzus persicae
(Sulzer) và Aphis gossypii Glover. Loài rệp muội ngô R. maidis luôn luôn phát sinh với số lượng lớn, mật độ cao ở mọi thời vụ ngô đặc biệt là trên ngô
đông (Nguyễn Đức Khiêm,1995; Quách Thị Ngọ, 2000; Nguyễn Thị Kim Oanh, 1996) [15], [25], [27].
Đặc điểm sinh vật học của rệp muội ngô R. maidis cũng được nghiên cứu ở Việt Nam. Chu kỳ vòng đời của rệp muội ngô gồm pha rệp non (có 4 tuổi) và rệp trưởng thành (không cánh và có cánh). Rệp muội ngô R. maidis
có thời gian vòng đời rất ngắn, chỉ kéo dài 6,7 - 7,5 ngày (Quách Thị Ngọ, 2000 Nguyễn Thị Kim Oanh, 1996) [25], [27].
Theo Nguyễn Thị Kim Oanh (1996) [27], ở điều kiện 25-30oC và ẩm
độ 84% rệp muội ngô có hệ số nhân của một thế hệ (R0) đạt khá cao và là 23,24 - 26,6; tỷ lệ tăng tự nhiên (r) đạt 0,283-0,297; giới hạn gia tăng tự nhiên (λ) là 1,32-1,33 và thời gian thế hệ tính theo mẹ (TC) là 11,84-13,53 ngày.
Những kết quả nghiên cứu cho thấy rệp muội ngô sinh sản đơn tính và đẻ con. Trong quần thể rệp muội ngô gồm các cá thể rệp non, trưởng thành không cánh và trưởng thành có cánh. Rệp muội ngô thường xuất hiện và gây hại ở tất cả các vụ ngô trong năm từ khi cây ngô có 8 - 9 lá
đến giai đoạn chín sáp. Ngoài gây hại trực tiếp rệp muội ngô còn là môi giới truyền bệnh virus hại ngô (Quách Thị Ngọ, 2000; Nguyễn Thị Kim Oanh, 1996) [25], [27].
Sâu cắn lá ngô Mythimna separata(Lepidoptera: Noctuidae)
Tại Việt Nam, sâu cắn lá ngô loài Mythimna separata được nghiên cứu khá chi tiết về đặc điểm sinh vật học và sinh thái học. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trong số đó được thực hiện dưới góc độ là sâu cắn gié hại lúa. Thời gian vòng đời của sâu cắn lá ngô rất thay đổi (26 - 80 ngày) phụ thuộc vào điều kiện môi trường (Trương Quang Tám, 1974; Trần Huy Thọ, 1980; Hồ Khắc Tín và ctv, 1977) [29], [30], [32].
Sâu cắn lá ngô phát sinh gây hại mạnh từ khi cây ngô ở giai đoạn có 5 - 7 lá đến giai đoạn trỗ cờ. Sự phát sinh gây hại của sâu cắn lá ngô ở các vùng trồng ngô ở nước ta không giống nhau. Trong một vụ ngô đông ở
Thanh Hóa sâu cắn lá ngô hoàn thành 2 thế hệ. Trong vụ ngô đông xuân ở
vùng ngoại thành Hà Nội và Hải Hưng sâu cắn lá ngô phát sinh 4 thế hệ. Tại vùng ngô Nà Sản (Sơn La) sâu cắn lá ngô phát sinh rải rác với mật độ
không cao. Vùng Hưng Yên sâu cắn lá ngô phát sinh liên tục từ tháng 2
đến tháng 7 (Trần Vĩnh Bảo, 1973; Nguyễn Hữu Doanh, 1974; Nguyễn Quý Hùng và ctv, 1978; Hồ Khắc Tín và ctv, 1977) [1], [7], [14], [32]. Sâu cắn lá ngô gây ảnh hưởng nhất định đến sinh trưởng, năng suất của cây ngô. Cây ngô ở giai đoạn 10 lá bị sâu cắn lá xâm nhiễm với mật độ
cao sẽ gây ảnh hưởng rõ rằng đến năng suất ngô hơn các giai đoạn khác bị
Sâu xám hại ngô Agrotis ipsilon
Ở Việt Nam, sâu xám xuất hiện và gây hại ở khắp các vùng trồng ngô. Sâu xám Agrotis ipsilon là một loài sâu hại khá nguy hiểm ở thời kỳ đầu vụ
ngô, khi cây ngô ở giai đoạn 2 - 3 lá. Sâu non tuổi 1 sống ngay trên cây, các tuổi khác sống ở dưới đất xung quanh gốc cây ngô, chiều tối mới chui lên để
gây hại, gặm phiến lá non và quanh thân cây ngô. Từ tuổi 4 trở đi sâu bắt đầu phá mạnh, cắn đứt ngang thân ngô non và kéo thụt xuống đất. Sâu non tuổi 6 phá hại mạnh nhất, một sâu non tuổi 6 mỗi đêm có thể cắn đứt 3 - 4 cây ngô non. Khi cây ngô có 7 - 8 lá, thân cây đã cứng thì sâu non thường đục vào thân gần sát gốc và ăn phần non mềm ở giữa làm cây ngô bị héo và chết. Ở
miền Bắc sâu xám thường xuất hiện gây hại từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 4 năm sau trên cây ngô ở vụ đông xuân và vụ ngô xuân, gây hại nặng nhất vào tháng 1 - 2. Trong vụ ngô đông ở Hải Hưng, sâu xám phát sinh và hoàn thành 3 thế hệ, còn ở Thanh Hóa hoàn thành 2 thế hệ (Trần Vĩnh Bảo, 1973; Nguyễn Hữu Doanh, 1974; Nguyễn Quý Hùng và ctv, 1978) [1], [7], [14]. Ở
miền Nam hầu như không bị sâu xám phá hại.
Nhiệt độ thích hợp cho trưởng thành và nhộng là 21 - 26oC. Khi nhiệt
độ cao hơn 29oC hoặc thấp hơn 21oC thì khả năng sinh sản của trưởng thành giảm. Nhiệt độ trên 30oC hoặc ở 2 -3oC thì nhộng chết. Trưởng thành và trứng sâu xám có khả năng chịu rét khoẻ. Ở nhiệt độ 5 – 6oC trong 48 giờ tỷ lệ
trứng nở vẫn đạt 92%. Nhiệt độ thích hợp cho sâu non phát triển là 26 – 29oC.
Ở nhiệt độ 30 – 32oC, ẩm độ không khí thấp dưới 65% hoặc đạt 100% thì sâu non tuổi 1, tuổi 3 chết hàng loạt (Nguyễn Quý Hùng và ctv, 1978) [14].
Sâu xanh Helicoverpa armigera (Lepidoptera: Noctuidae)
Ở Việt Nam đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu xanh được nghiên cứu khá chi tiết, nhưng tiến hành với góc độ sâu xanh là loài sâu hại bông, cà chua (Nguyễn Kim Chiến, 2012; Nguyễn Thị Hai, 1996; Nguyễn Minh Tuyên, 2000; Ngô Trung Sơn, 1998;) [5], [11], [28], [35].
Những nghiên cứu về sâu xanh trên cây ngô rất ít. Có một số dẫn liệu về tình hình phát sinh và gây hại của sâu xanh trên cây ngô được ghi nhận tản mạn. Sâu xanh H. armigera xuất hiện từ khi cây ngô có 7 - 8 lá đến khi cây ngô phun râu. Mức độ hại của loài sâu hại này tùy thuộc vào vùng trồng ngô ở
nước ta. Trong vụ ngô xuân tại vùng Hưng Yên sâu xanh phát sinh từ tháng 3
đến tháng 5, tại vùng Nà Sản (Sơn La) sâu xanh xuất hiện ở vụ ngô xuân từ
tháng 4 đến tháng 6 (Nguyễn Quý Hùng và ctv, 1978; Lưu Tham Mưu và ctv, 1995) [14], [24]. Sâu xanh xuất hiện gây hại khi cây ngô ở giai đoạn đang phun râu sẽ gây giảm năng suất rõ rệt do làm giảm chiều dài bắp, phần bắp không hạt dài hơn, giảm khối lượng bắp và khối lượng 1000 hạt. Năng suất có thể giảm tới 24,8% (Nguyễn Quý Hùng và ctv, 1978) [14].
Sâu gai ngô Dactylispa balyi
Từđầu thập niên 90 thế kỷ XX đến thập niên đầu của thế kỷ XXI, một loài sâu gai ngô mới đã phát sinh thành dịch trên ngô xuân ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Loài sâu gai này dược xác định là Dactylispa balyi. Sâu gai Dactylispa balyi thường phát sinh gây hại ở vụ ngô xuân, chưa thấy gây hại trong vụ ngô hè thu. Sâu gai ngô bắt đầu xuất hiện từ khi cây ngô có 2-3 lá đến trỗ cờ, phun râu (Phạm Văn Lầm 2009) [20]. Thời gian phát triển các pha trứng, sâu non, nhộng của sâu gai ngô (tương ứng) kéo dài trung bình 6,0 - 7,6; 16,1 - 18,1 và 7,4 - 9,3 ngày. Thời gian phát triển từ trứng đến vũ hóa trưởng thành trung bình là 29,6 - 35,0 ngày. Một trưởng thành cái có thểđẻ trung bình 142,3 -143,8 trứng (Nguyễn Thị Nhữ và ctv, 1999) [26].
1.3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng chống
1.3.3.1. Biện pháp canh tác
Chếđộ làm đất, vệ sinh đồng ruộng, thủ công
Những nghiên cứu về tác động của biện pháp canh tác, thâm canh đối với sâu hại, thiên địch trên đồng ngô còn rất ít được tiến hành ở nước ta. Một
số biện pháp đã được khuyến cáo là cày ải, dùng bả chua ngọt đối với trưởng thành sâu xám, sâu cắn lá ngô (Nguyễn Quý Hùng và ctv,1978; Nguyễn Đức Khiêm, 1995) [14], [15]. Thu nhặt tàn dư thực vật để tiêu diệt nguồn sâu đục thân ngô châu Á qua đông là biện pháp cần thiết (Nguyễn Quý Hùng và ctv, 1978; Nguyễn Đức Khiêm, 1995) [14], [15]. Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ
dại là nơi trú ngụ của sâu gai trong mùa không có ngô đã làm giảm mức độ
gây hại ngô vụ sau ở Cao Bằng (Nguyễn Thị Nhữ và ctv, 1999) [26].
Thời vụ trồng ngô
Điều chỉnh thời vụđể thời kỳ xung yếu của cây ngô không trùng với thời
điểm phát sinh rộ của những loài sâu hại quan trọng. Đối với vụ ngô xuân ở miền Bắc, gieo sớm vào cuối tháng 2 có thể giảm thiệt hại do sâu đục thân ngô châu Á (Nguyễn Quý Hùng và ctv, 1978; Nguyễn Đức Khiêm, 1995) [14], [15]. Ở
những vùng bị sâu gai ngô gây hại nặng cần điều chỉnh gieo ngô từ thời vụ
sớm sang thời vụ muộn (Nguyễn Thị Nhữ và ctv, 1999) [26].
1.3.3.2. Biện pháp sử dụng giống kháng sâu đục thân ngô
Thí nghiệm đánh giá tính kháng sâu đục thân ngô được thực hiện trong thập niên 1970 - 1980. Các giống Ganga 5, HN2 được đánh giá có khả năng chịu sâu đục thân ngô hơn các giống khác (Nguyễn Quý Hùng và ctv,1978; Nguyễn Đức Khiêm, 1995) [14], [15]. Tuy vậy, không có đề xuất hướng sử
dụng những giống này trong phòng chống sâu đục thân ngô châu Á trong thực tế sản xuất.
1.3.3.3. Biện pháp sinh học và sử dụng các chất có hoạt tính sinh học cao
Nghiên cứu lợi dụng thiên địch tự nhiên trừ sâu hại ngô
Đã có một số nghiên cứu về thành phần thiên địch của sâu hại ngô ở
nước ta. Số lượng loài thiên địch đã ghi nhận được từ 10 loài đến 72 loài hoặc có nghiên cứu chuyên về ký sinh sâu non sâu đục thân ngô châu Á (Trần Xuân Bí và ctv, 1987; Hà Quang Hùng và Vũ Quang Côn,1990; Phạm Văn
Lầm, 2009; Khuất Đăng Long và ctv. 2006; Lưu Tham Mưu và ctv, 1995) [2], [13], [20], [23], [24]. Ngoài ra, còn một số kết quả nghiên cứu khả năng lợi dụng ong kén trắng để hạn chế sâu cắn lá ngô (Khuất Đăng Long, Vũ Quang Côn, 1989; Hồ Khắc Tín và ctv, 1977) [22], [32].
Nghiên cứu sử dụng ong mắt đỏ trừ sâu đục thân ngô
Đã tiến hành thí nghiệm nhân thả ong mắt đỏ Trichogramma để trừ sâu
đục thân ngô châu Á. Với lượng thả 200.000- 500.000 ong/ha, mỗi lần thả
cách nhau 3-4 ngày cho hiệu quả tiêu diệt được hơn 70% trứng sâu đục thân ngô châu Á. Tuy nhiên, nhân thả ong mắt đỏ để trừ sâu đục thân ngô châu Á không được áp dụng trong sản xuất (Phạm Văn Lầm, 1995; Phạm Văn Lầm, Trần Thanh Tháp, 2000; Nguyễn Ngọc Tiến và ctv,1978) [18], [21], [31].
1.3.3.4. Biện pháp dùng thuốc hóa học
Trong thời gian từ thập niên 1970 đến thập niên 1990 đã có những nghiên cứu sử dụng thuốc hóa học trừ sâu hại ngô. Kết quả cho thấy, thuốc Wofatox, thuốc Padan, Ofatox có hiệu lực cao đối với sâu đục thân ngô Ostrinia furnacalis
và sâu cắn lá ngô (Nguyễn Quý Hùng và ctv,1978; Nguyễn Đức Khiêm, 1995) [14], [15]. Các thuốc Bassa 50EC, Padan 95SP, Ababetter 1.8 EC, 3.6EC, 5EC, Reasgant 1.8EC, 2WG, 3.6EC, 5EC, 5WG, Ofatox 40EC có thể sử dụng trừ sâu gai ngô (Nguyễn Thị Nhữ và ctv, 1999) [26].
1.4. Những vấn đề cần quan tâm
Ở nước ngoài, các nghiên cứu về thành phần sâu hại ngô, đặc điểm sinh vật học và sinh thái học đối với các loài sâu chính hại ngô được thực hiện từ