Nghiên cứu khả năng sử dụng biện pháp sinh học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu chính hại ngô lai và biện pháp phòng trừ ở một số tỉnh phía bắc (Trang 134)

L ỜI CAM Đ OAN

3.4.2. Nghiên cứu khả năng sử dụng biện pháp sinh học

Thành phn thiên địch ca sâu hi trên ngô lai

Tiến hành điều tra thành phần thiên địch trên đồng ngô lai từ năm 2010-2012 tại vùng Hà Nội. Kết quảđã thu thập và xác định được 25 loài côn trùng thiên địch của sâu hại ngô. Các loài thiên địch đã thu thập thuộc 16 họ

sâu (Reduviidae) có 5 loài, họ bọ xít 5 cạnh (Pentatomidae) có 2 loài, họ bọ

xít mù (Miridae) có 1 loài. Bộ cánh cứng (Coleoptera) đã phát hiện được 7 loài (chiếm 28,0%) thuộc 3 họ: bọ chân chạy (Carabidae) có 2 loài, họ bọ rùa (Coccinellidae) có 3 loài, họ bọ cánh cộc (Staphilinidae) có 2 loài. Bộ cánh màng (Hymenoptera) đã phát hiện được 3 loài (chiếm 12,0%) thuộc 3 họ. Bộ

chuồn chuồn (Odonata), bộ cánh da (Dermaptera) và bộ hai cánh (Diptera), mỗi bộ đã phát hiện được 2 loài (chiếm 8,0%). Bộ bọ ngựa (Mantodea) mới phát hiện được 1 loài (chiếm 4,0%) (bảng 3.23).

Bảng 3.23. Thành phần loài côn trùng thiên địch trên đồng ngô lai (Hà Nội, 2010-2012)

TT Tên Việt Nam Tên Khoa học

Mức độ

xuất hiện Bộ chuồn chuồn – Odonata

Họ Chuồn chuồn ngô - Libellulidae

1 Chuồn chuồn ngô vàng Brachythemis contaminata Fabr. -

2 Chuồn chuồn ngô Diplacodes trivialis Rambur - Bộ bọ ngựa - Mantodea

Họ Bọ ngựa - Mantidae

3 Bọ ngựa Empusa sp. -

Bộ cánh da – Dermaptera Họđuôi kìm đói xứng Labiduridae

4 Bọđuôi kìm Labidura riparia (Pallas) +++ Họđuôi kìm khuyết cánh Anisolabididae

5 Bọđuôi kìm đen Euborellia sp. + Bộ cánh nửa – Hemiptera

Họ Miridae

6 Bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis Reuter ++

Họ Bọ xít ăn sâu Reduviidae

7 Bọ xít nâu bắt mồi Coranus fuscipennis Reuter +

10 Bọ xít cổ ngỗng đen Sycanus croceovittatus Dohrn +

11 Bọ xít cổ ngỗng đỏ Sycanus falleni Stal + Họ Bọ xít 5 cạnh - Pentatomidae

12 Bọ xít hoa bắt mồi Eocanthecona furcellata Wolff + 13 Bọ xít nâu viền trắng Andrallus spinidens (Fabricius) +

Bộ cánh cứng - Coleoptera Họ Bọ chân chạy – Carabidae

14 Bọ cổ dài ba khoang Ophionea indica (Thunb.) +

15 Bọ chân chạy 2 vệt vàng Chlaenius bioculatus Chaud. + Họ Bọ rùa – Coccinellidae

16 Bọ rùa chữ nhân Coccinella transversalis Fabr. +

17 Bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Fabr.) ++

18 Bọ rùa 6 vằn đen Menochilus sexmaculatus (Fabr.) +++ Họ Cánh cộc - Staphylinidae

19 Cánh cộc chân vàng Paederus fuscipes Curtis +++

20 Cánh cộc chân xanh đen Paederus tamulus Erichson + Bộ Hai cánh –Diptera

Họ Ruồi ăn rệp Syrphidae

21 Ruồi ăn rệp muội Episyrphus balteatus (De Geer) ++

Họ ruồi ký sinh Tachinidae

22 Ruồi ký sinh Actia sp. ++ Bộ cánh màng –Hymenoptera

Họ Ong kén nhỏ - Braconidae

23 Ong kén trắng ổ Cotesia ruficrus (Halid.) +

Họ Ong mắt đỏ - Trichogrammatidae

24 Ong mắt đỏ Trichogramma sp. + +

Họ Ong vàng - Vespidae

25 Ong vàng Polistes olivaceus De Greer +

Ghi chú: - : Rất ít gặp, độ bắt gặp < 5%

+: Ít gặp, độ bắt gặp từ trên 5% đến 20%

++: Gặp trung bình,độ bắt gặp từ trên 20 đến 50% +++: Gặp nhiều,độ bắt gặp >50%

cả nước đã công bố của Phạm Văn Lầm (1996), nghiên cứu này ghi nhận

được ít hơn 38 loài (63 loài so với 25 loài). Danh sách thiên địch ở bảng trên (bảng 3.23) chỉ có 12 loài giống với danh sách của Phạm Văn Lầm (1996), tức là có tới 51 loài trong công bố của tác giả này khác với bảng 3.23 (thí dụ

như Charops bicolor, Chlaenius inops, Drypta japonica, Enicospilus sp.,

Geocoris tricolor, Harmonia axyridis, Harmonia octomaculata, Lemnia biplagiata, Microplitis pallidipes, Nabis capsiformis, Ophionea ishii,

Ophionea ishii, Rhinocoris fuscipes, Xanthopimpla stemmator,…). Nhưng ở

bảng 3.23 lại ghi nhận được 13 loài khác mà kết quả của Phạm Văn Lầm (1996) chưa ghi nhận được. Đó là các loài Actia sp., Brachythemis contaminata, Chlaenius bioculatus, Coranus fuscipennis, Coranus spiniscutis,

Diplacodes trivialis, Ectomocoris atrox, Empusa sp., Episyrphus balteatus,

Euborellia sp., Labidura riparia, Polistes olivaceus Sycanus falleni. Trần Xuân Bí và ctv. (1987) đã phát hiện 15 loài thiên địch của sâu hại ngô ở vùng Hà Nội. Như vậy, kết quảở bảng 3.23 đã ghi nhận nhiều hơn 10 loài (25 loài so với 15 loài). Kết quả của Trần Xuân Bí và ctv. (1987) và kết quả ở bảng 3.23 chỉ có 8 loài giống nhau. Có 7 loài thiên địch của sâu hại ngô mà Trần Xuân Bí và ctv. (1987) đã ghi nhận được, nhưng nghiên cứu này không ghi nhận được gồm Exoriata sp., Harmonia octomaculata, Lemnia biplagiata,

Meteorus sp., Propylea japonica, Scymnus hoffmanni, Xanthopimpla sp. Ngược lại, có 17 loài khác mà nghiên cứu này ghi nhận khác với kết quả của Trần Xuân Bí và ctv. (1987). Đó là các loài Actia sp., Andrallus spinidens,

Brachythemis contaminata, Chlaenius bioculatus, Coranus fuscipennis,

Coranus spiniscutis, Cyrtorhinus lividipennis, Diplacodes trivialis,

Ectomocoris atrox, Empusa sp., Eocanthecona furcellata, Euborellia sp.,

Labidura riparia, Paederus tamulus, Polistes olivaceus, Sycanus croceovittatus Sycanus falleni. Đối với ký sinh của sâu đục thân ngô châu

Trichogramma sp. và ruồi ký sinh sâu non Actia sp. Trong khi đó, Khuất

Đăng Long và ctv. (2006) đã phát hiện được 6 loài ký sinh sâu non sâu đục thân ngô châu Á ở vùng Hà Nội và phụ cận.

Đối chiếu với tài liệu về thiên địch của sâu hại ngô liên quan đến vùng nghiên cứu (Hà Nội và phụ cận), kết quả nghiên cứu này đã bổ sung 10 loài vào danh sách thiên địch của sâu hại cây ngô ở vùng nghiên cứu. Đó là các loài Brachythemis contaminata, Chlaenius bioculatus, Diplacodes trivialis,

Ectomocoris atrox, Empusa sp., Euborellia sp., Labidura riparia, Polistes olivaceus, Sycanus croceovittatus Sycanus falleni.

So sánh với thành phần thiên địch của sâu hại cây ngô ở nước ta đã công bố

chính thức đến nay, kết quả nghiên cứu này bổ sung 8 loài (gồm Brachythemis contaminata, Chlaenius bioculatus, Diplacodes trivialis, Ectomocoris atrox,

Empusa sp., Euborellia sp., Labidura ripariaPolistes olivaceus).

Hầu hết các loài (17/25 loài) thiên địch đã phát hiện được trên đồng ngô lai đều có mức độ gặp rất ít và ít, với độ bắt gặp đến 20%. Có khoảng 5 loài gặp trung bình với độ bắt gặp từ trên 20% đến 50%. Đó là các loài

Cyrtorhinus lividipennis, Micraspis discolor, Episyrphus balteatus, Actia

sp., Trichogramma sp. Chỉ có 3 loài có mức độ gặp nhiều với độ bắt gặp >50% (bảng 3.23). Đó là bọ rùa sáu vằn đen M. sexmaculatus, bọ cánh cộc chân vàng P. fuscipes và bọ đuôi kìm Labidura riparia. Các loài này có mật

độđạt khá cao trên đồng ngô lai. Bọ rùa sáu vằn có mật độ đạt cao nhất, biến

động từ 16-158 con/10 cây ở vụ ngô xuân năm 2011 đến 30,0-95,8 con/10 cây ở vụ ngô xuân 2012. Đối với bọ đuôi kìm L. riparia, chỉ tiêu này trong vụ ngô xuân năm 2011 và 2012 đạt tương ứng là 11,5-23,0 và 8,6-29,4 con/10 cây. Các loài bọ cánh cộc có mật độ thấp hơn, chỉ là 3-5 và 2,5-24,0 con/10 cây (bảng 3.24).

HN88 vụ xuân 2011, 2012 tại Đông Anh, Hà nội Năm Giai điều tra đoạn Bọ rùa sáu vằn đen (con/ 10 cây) Bọ cánh cộc 3 khoang (con/ 10 cây) Bọđuôi kìm L. riparia Pallas (con/ 10 cây) 2011 Gieo hạt - - - Vươn lóng 18,0 - - Phun râu 30,8 3,0 11,5 Trỗ cờ 158,0 5,0 20,6 Đóng hạt 40,0 - 23,0 Thu hoạch 16,0 - 15,6 2012 Gieo hạt 52,0 4,0 - Vươn lóng 60,8 5,0 20,4 Phun râu 67,6 5,0 29,4 Trỗ cờ 95,8 24,0 25,4 Đóng hạt 65,4 7,0 21,6 Thu hoạch 30,0 2,5 8,6

Vai trò ca các loài thiên địch ph biến trên đồng ngô lai

Vai trò của bọđuôi kìm L. riparia trong hạn chế sâu hại ngô lai

Trong vụ ngô hè năm 2012, đã nghiên cứu diễn biến mật độ bọ đuôi kìm L. riparia cùng diến động mật độ của hai loài sâu hại chính trên ngô lai (sâu đục thân ngô châu Á và rệp muội ngô).

Bọ đuôi kìm L. riparia chỉ xuất hiện trên đồng ngô lai từ sau khi gieo 15 ngày cho đến khi thu hoạch ngô. Trên vụ ngô hè 2012 (giống ngô lai HN88) tại ngoại thành Hà Nội, bọ đuôi kìm L. riparia bắt đầu xuất hiện từ

ngày 25/2/2012 với mật độ không thấp (11,0 con/10 cây). Mật độ bọđuôi kìm

L. riparia gia tăng dần theo thời gian sinh trưởng của cây ngô và đạt đỉnh cao (91,0 con/10 cây) vào thời điểm trước thu hoạch (5/6/2012).

Rệp muội ngô xuất hiện gần như cùng thời gian với bọ đuôi kìm L. riparia, nhưng sâu đục thân ngô châu Á xuất hiện muộn hơn từ khi cây ngô có 6- 8 lá (ngày 7/3/2012). Trên ngô ở đầu vụ, sâu đục thân ngô châu Á và rệp

muội/10 cây. Mật độ của hai loài sâu hại này cũng đều gia tăng theo thời gian sinh trưởng của cây ngô và đạt đỉnh cao vào cuối vụ ngô. Mật độở cuối vụ ngô của sâu đục thân ngô châu Á và rệp muội ngô tương ứng là 14,5 con/10 cây và 517,5 rệp muội/10 cây. Bắt đầu từ khi cây ngô ở giai đoạn ngô xoáy nõn đến giai

đoạn ngô chín sáp (kỳ lấy mẫu từ ngày 27/3/2012 đến 6/5/2012), mật độ của sâu

đục thân ngô châu Á và rệp muội ngô gia tăng nhanh: sâu đục thân ngô châu Á tăng từ 5,0 lên 10,5 con/10 cây; rệp muội ngô tăng từ 121,5 lên 397,0 rệp muội/10 cây. Mật độ bọ đuôi kìm L. riparia trong thời gian này cũng gia tăng theo khá nhanh, tăng từ 26,0 lên 50,0 con/10 cây (bảng 3.25). Như vậy, trên

đồng ngô lai vụ ngô hè năm 2012, khi mật độ con mồi (sâu đục thân ngô châu Á, rệp muội ngô) gia tăng thì bọđuôi kìm L. riparia cũng gia tăng mật độ.

Bảng 3.25. Diễn biến mật độ bọđuôi kìm L. riparia, sâu đục thân ngô châu Á và rệp muội ngô trên giống ngô lai HN88 ở vụ ngô hè

(tại Hà Nội, 2012)

Ngày điều tra

Thời gian sinh trưởng cây ngô Mật độ quần thể của các loài (con/10 cây) Bọđuôi kìm Sâu đục thân ngô châu Á Rệp muội ngô 15/2/2012 Thời kỳ nảy mầm 0 0 0 25/2/2012 3-6 lá 11,0 0 3,0 7/3/2012 6-8 lá 16,0 0,3 16,0 17/3/2012 8-10 lá 19,0 2,8 70,5 27/3/2012 Xoáy nõn 26,0 5,0 121,5 6/4/2012 Trỗ cờ, phun râu 29,0 6,8 157,5 16/4/2012 Thâm râu, tung phấn 32,0 7,8 196,0 26/4/2012 Chín sữa 36,5 8,8 232,5 6/5/2012 Chín sáp 50,0 10,5 397,0 16/5/2012 Chín hoàn toàn 68,5 12,8 452,5 26/5/2012 Thu hoạch 83,5 14,5 517,5

muội ngô trên 2 giống ngô lai (ngô nếp lai HN88, ngô lai LVN4) trong vụ ngô hè 2012 tại Hưng yên cũng có bức tranh tương tự. Bọđuôi kìm L. riparia và rệp muội ngô bắt đầu xuất hiện khi cây ngô ở giai đoạn 3-5 lá (15 ngày sau mọc) với mật độ tương ứng là 9,0-13,0 con/10 cây và 60,0 con/10 cây. Khi cây ngô ở giai đoạn 6-8 lá mới thấy sâu đục thân ngô châu Á xuất hiện với mật độ

không cao, trung bình chỉ 0,5 con/10 cây. Mật độ quần thể của chúng gia tăng theo thời gian sinh trưởng của cây ngô và đạt đỉnh cao vào thời điểm trước thu hoạch. Mật độ của chúng tại đỉnh cao tương ứng là 74,0-90,0 con/10 cây; 5.120-5.225 rệp muội/10 cây và 14,0-15,0 con/10 cây (bảng 3.26).

Bảng 3.26. Diễn biến mật độ bọđuôi kìm L. riparia, sâu đục thân ngô châu Á và rệp muội ngô trên ngô lai vụ ngô hè (tại Hưng Yên, 2012)

Thời gian sinh trưởng cây ngô

Mật độ quần thể của các loài trên các giống ngô lai (con/10 cây)

Ngô lai LVN4 Ngô nếp lai HN88 Bọ đuôi kìm Sâu đục thân ngô châu Á Rệp muội ngô Bọ đuôi kìm Sâu đục thân ngô châu Á Rệp muội ngô Thời kỳ nảy mầm 0 0 0 0 0 0 3-5 lá 9,0 0 0 13,0 0 60 6-8 lá 12,0 0 140 20,0 0,5 180 9-10 lá 14,0 2,0 680 24,0 3,5 725 Xoáy nõn 24,0 3,5 1.110 28,0 6,5 1.320 Trỗ cờ, phun râu 27,0 5,0 1.425 31,0 8,5 1.715 Thâm râu, tung phấn 28,0 6,5 1.920 36,0 9,0 2.010 Chín sữa 30,0 7,0 2.310 43,0 10,5 2.320 Chín sáp 35,0 9,5 3.865 65,0 11,5 4.060 Chín hoàn toàn 55,0 12,5 4.515 81,5 13,0 4.510 Trước thu hoạch 74,0 14,0 5.120 90,0 15,0 5.225

sâu đục thân ngô châu Á và rệp muội ngô trên giống ngô nếp lai HN88 luôn cao hơn so với chỉ tiêu này trên giống ngô lai LVN4: trên giống ngô nếp lai HN88 có mật độ sâu đục thân ngô châu Á biến động trong phạm vi 3,5-15,0 con/10 cây và rệp muội ngô biến động trong phạm vi 725-5.225 rệp muội/10 cây; trong khi đó, trên giống ngô lai LVN4 có mật độ sâu đục thân ngô châu Á biến động trong phạm vi 2,0-14,0 con/10 cây và rệp muội ngô biến động trong phạm vi 680-5.120 rệp muội/10 cây. Do nguồn thức ăn (con mồi) trên giống ngô nếp lai HN88 luôn dồi dào hơn nên mật độ bọđuôi kìm trên giống ngô nếp lai HN88 luôn cao hơn chỉ tiêu này ở trên giống ngô lai LVN4: mật

độ bọ đuôi kìm trên giống ngô lai LVN4 biến động trong phạm vi 14,0-74,0 con/10 cây và trên giống ngô nếp lai HN88 biến động trong phạm vi 24,0- 90,0 con/10 cây (bảng 3.26).

Kết quả trình bày ở trên (bảng 3.25, bảng 3.26) cho thấy trên đồng ngô lai ở vụ ngô hè tại Hà Nội và phụ cận bọđuôi kìm L. riparia (là loài bắt mồi) có mật độ quần thể gia tăng theo sự gia tăng mật độ của sâu đục thân ngô châu Á và rệp muội ngô (là những con mồi). Điều này có nghĩa là loài bọđuôi kìm L. riparia ít nhiều biểu hiện phản ứng số lượng thuận đối với sự thay đổi mật độ của sâu đục thân ngô châu Á và rệp muội ngô. Đối với những thiên

địch có phản ứng số lượng thuận đối với đối với sự thay đổi mật độ của sâu hại thì chúng sẽ đóng vai trò nhất định trong hạn chế số lượng loài sâu hại đó (dẫn theo Phạm Văn Lầm, 1995). Như vậy, bọ đuôi kìm L. riparia là loài bắt mồi đóng một vai trò nhất định trong hạn chế số lượng sâu đục thân ngô châu Á và rệp muội ngô trên đồng ngô lai.

Vai trò của bọ rùa sáu vằn đen trong hạn chế rệp muội ngô

Tiến hành theo dõi diễn biến mật độ bọ rùa sáu vằn đen M. sexmaculatus và rệp muội ngô trên giống ngô nếp lai AG500 năm 2012-2013.

ngày 15/5 đến ngày 17/7 và ở vụ ngô đông từ ngày 7/10 đến ngày 8/12. Trong vụ ngô xuân, cây ngô được trồng từ đầu tháng 2 hàng năm. Khi cây ngô được 6-8 lá là thời điểm rệp muội ngô bắt đầu xuất hiện và loài bọ rùa này cũng xuất hiện. Mật độ của cả rệp muội ngô và bọ rùa đều rất thấp, tương ứng từ 8 rệp muội/10 cây và 4 bọ rùa/10 cây (năm 2012)

đến 112 rệp muội/10 cây và 6 bọ rùa/10 cây (năm 2013). Sau đó, mật độ

bọ rùa sáu vằn đen gia tăng theo sự gia tăng mật độ của rệp muội ngô và

đạt đỉnh cao khi cây ngô ở giai đoạn từ trỗ cờ đến thâm râu. Đây cũng là thời điểm mật độ rệp muội ngô đạt đỉnh cao. Quần thể bọ rùa sáu vằn đen, rệp muội ngô tại đỉnh cao có mật độ đã ghi nhận được tương ứng là 16-22 bọ rùa/10cây và 200,8- 302 rệp muội/10 cây. Sau đỉnh cao, quần thể của cả hai loài này đều giảm dần đến cuối vụ, nhưng mật độ bọ rùa sáu vằn

đen giảm nhanh hơn. Mật độ của bọ rùa sáu vằn đen ở cuối vụ ngô xuân trung bình chỉ còn 3- 6 bọ rùa/10cây. Trong khi đó, mật độ rệp muội ngô vẫn đạt 168-281 rệp muội/10 cây ở cuối vụ. Trên ngô vụ xuân năm 2012, rệp muội ngô xuất hiện muộn hơn và có mật độ thấp hơn so với trên ngô xuân 2013 (8-200,8 rệp muội/10 cây so với 79-302 rệp muội/10 cây). Có lẽ đây là lý do làm cho bọ rùa sáu vằn đen trên ngô xuân năm 2012 cũng xuất hiện muộn hơn và có mật độ thấp hơn so với trên ngô xuân năm 2013 (4-16 con/10 cây so với 4-22 con/10 cây) (hình 3.18).

Cây ngô vụ hè được trồng vào trung tuần tháng 5 hàng năm. Trong vụ ngô hè, thời gian phát sinh và diễn biến mật độ của bọ rùa sáu vằn đen, rệp muội ngô cũng có bức tranh gần tương tự như trên đồng ngô lai ở vụ

xuân. Điều khác nhau là trên ngô vụ hè năm 2012, rệp muội ngô bắt đầu xuất hiện sớm hơn với mật độ đầu vụ cao hơn so với trên ngô vụ hè năm 2013 (86-120 rệp muội/10 cây so với 0-11 rệp muội/10 cây). Mật độ bọ rùa

đầu vụ xuân (3-6,7 bọ rùa/10cây so với 0-6 con/10 cây). Có lẽ đây là nguyên nhân mà đỉnh cao rệp muội ngô đến muộn hơn (do bị bọ rùa sáu vằn đen khống chế) so với đỉnh cao mật độ bọ rùa sáu vằn đen trên ngô vụ

hè: đỉnh cao mật độ bọ rùa sáu vằn đen đã quan sát được khi cây ngô ở giai

đoạn trỗ cờ, phun râu (với 18-23 bọ rùa/10 cây); đỉnh cao mật độ rệp muội ngô đã quan sát được khi cây ngô ở giai đoạn thâm râu hoặc muộn hơn (với

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu chính hại ngô lai và biện pháp phòng trừ ở một số tỉnh phía bắc (Trang 134)