L ỜI CAM Đ OAN
3.1.1. Hiện trạng canh tác ngô ở Việt Nam
Trong 10 năm trở lại đây (2004-2013), diện tích ngô toàn quốc tăng 166 nghìn ha, đánh dấu một cột mốc quan trọng đó là việc đưa cây ngô lai vào sản xuất và là thời kỳ phát triển mạnh mẽ các giống ngô lai (chiếm 95% diện tích). Riêng năm 2013, diện tích sản xuất ngô toàn quốc đạt 1.157,7 nghìn ha. Diện tích này chiếm 0,65% diện tích ngô toàn thế giới, tương đương 1,94% diện tích ngô châu Á hay 11,6% diện tích ngô khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 24/166 nước trồng ngô trên thế giới, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia (3.959,9 ha) và Philippines (2.593,8 ha)(Cục Trồng trọt, 2014) [6].
Hiện nay trong sản xuất ngô có khá nhiều giống ngô lai. Các giống ngô lai có thể xếp thành những nhóm giống ngô lai sau:
- Nhóm giống có thời gian sinh trưởng dài: giống LVN10, LVN98, CP888,... được trồng trên các chân đất bãi ven sông, đất 1 vụ lúa, đất chuyên ngô và thường được gieo trồng trong vụĐông sớm ở các tỉnh Bắc trung bộ.
- Nhóm giống có thời gian sinh trưởng từ trung bình: gồm các giống LVN10, LVN99, VN8960, LVN145, LVN45, CP999, CP989, PC3Q, CP333, CPA88, NK66, NK6654, C919, DK9955, DK9901, DK8868, B9698, B9681, B06, B21, SSC557, SSC886, LVN154 (GS8),.... Những giống này thường
được trồng ở nhiều chân đất và khung thời vụ khác nhau.
- Nhóm giống ngô thực phẩm (ngô nếp, ngô đường, ngô rau) có thời gian sinh trưởng (TGST) ngắn, trồng được nhiều vụ/năm (3-4 vụ/năm) (MX4, MX6, MX10, Milky 36, Tím dẻo 926, Victory 924, HN88, AG500...) và nhóm ngô
Ngoài ra, còn giống ngô chuyển gen bắt đầu được nghiên cứu sử dụng ở
Việt Nam. Đã nghiên cứu chuyển gen chịu hạn ở cây ngô nhằm cải thiện khả
năng chịu hạn của một số dòng ngô bố, mẹ và tạo ra các giống ngô lai chịu hạn phục vụ sản xuất. Đã khảo nghiệm, đánh giá rủi ro 8 giống ngô lai chuyển gen (gen kháng sâu đục thân hoặc/và gen kháng thuốc trừ cỏ) đã có kết quả khảo nghiệm diện rộng(Cục Trồng trọt, tháng 6/2014)
Tại Quyết định số 824/QĐ-BNN-TT ngày 16/4/2014 phê duyệt "Đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030", Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xác định cụ thể chiến lược phát triển cây ngô đến năm 2020 là bố trí diện tích canh tác ngô ổn định đến năm 2015 và 2020 khoảng 500 nghìn ha. Tại các tỉnh phía Bắc, mở rộng diện tích ngô bằng cách tăng diện tích vụĐông ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và tăng diện tích ngô trên đất một vụ lúa ở các tỉnh trung du miền núi phía bắc. Đến năm 2015, diện tích gieo trồng ngô cả nước đạt 1,2 triệu ha, đưa năng suất bình quân từ 4,45 tấn/ha lên bình quân trên 5 tấn/ha, sản lượng 6 triệu tấn và ổn định diện tích từ
sau năm 2020 khoảng 1,44 triệu ha.
Với bức tranh tranh tổng quát về thực trạng và định hướng trong sản xuất ngô hiện nay ở nước ta cho thấy sản xuất ngô lai có vị thế ưu tiên trong sản xuất hiện nay và ngày càng tăng cả về năng suất, chất lượng và sản lượng (Cục Trồng trọt, 2014)[6].