Nghiên cứu biện pháp phòng chống sâu chính hại ngô lai theo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu chính hại ngô lai và biện pháp phòng trừ ở một số tỉnh phía bắc (Trang 59)

L ỜI CAM Đ OAN

2.4.4.Nghiên cứu biện pháp phòng chống sâu chính hại ngô lai theo

hướng thân thin vi môi trường ti vùng nghiên cu

2.4.4.1. Vệ sinh đồng ruộng và biện pháp canh tác

Thí nghiệm tiến hành năm 2012-2013 tại Đông Anh (Hà Nội). Tiến hành đánh giá mật độ sâu hại chính (sâu đục thân ngô châu Á) trên hai loại hình canh tác khác nhau: ruộng trồng ngô có áp dụng thu dọn, vệ sinh tàn dư

cây ngô và ruộng trồng ngô không áp dụng thu dọn, vệ sinh tàn dư. Mỗi loại hình canh tác điều tra 100 cây (cố định cây theo dõi). Phương pháp điều tra

được thực hiện như đã trình bày tại mục 2.4.3.1. Chỉ tiêu theo dõi là mật độ

của sâu hại chính (sâu đục thân ngô châu Á).

2.4.4.2. Biện pháp sinh học

Nghiên cu kh năng li dng thiên địch t nhiên

Xác định thành phần các loài thiên địch

Điều tra và xác định thành phần loài thiên địch của sâu hại ngô được tiến hành theo phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật (1997) và thực hiện

đồng thời với điều tra thành phần sâu hại ngô (mục 2.4.1). Trong quá trình thực hiện điều tra trên đồng ruộng, quan sát bằng mắt để phát hiện các loài thiên địch, theo dõi hoạt động của chúng (đẻ trứng, giao phối, săn mồi, đang tìm vật chủ…). Ðể có thành phần các loài bắt mồi, khi điều tra tiến hành thu bắt tất cả các loài chân khớp nghi là bắt mồi mang về phòng thí nghiệm. Nếu các loài thu được ở các pha trước trưởng thành thì tiếp tục nuôi đến khi trưởng thành để lấy mẫu làm tiêu bản phục vụ cho việc xác định tên khoa học của chúng. Ðể kết luận loài thu được là loài bắt mồi sâu hại ngô đã cãn cứ vào các cơ sở nhý : theo dõi hoạt động sãn mồi của loài ở đồng ngô, kiểm tra sự

tấn công sâu hại ngô của loài bắt mồi ở điều kiện phòng thí nghiệm và kế thừa kết quả nghiên cứu đã công bố. Để có thành phần loài ký sinh của sâu hại ngô, tiến hành thu các pha phát dục khác nhau (trứng, ấu trùng, nhộng) của sâu chính hại ngô đem về phòng thí nghiệm nuôi và theo dõi cho đến khi có ký sinh xuất hiện (nếu bị ký sinh) hoặc chúng chuyển sang pha phát dục tiếp theo (nếu không bị ký sinh). Các ký sinh được thu thập và làm mẫu, bảo quản

để xác định tên khoa học của chúng. Việc xác định tên khoa học của thiên

địch thu được trên đồng ngô được dựa theo các tài liệu phân loại hiện có và

đối chiếu với bộ mẫu thiên địch đang bảo quản tại Viện Bảo vệ thực vật với sự giúp đỡ của tập thể hướng dẫn khoa học.

Nghiên cứu khả năng ăn mồi của bọđuôi kìmLabidura riparia

Khả năng ăn mồi của bọ đuôi kìm Labidura riparia được đánh giá đối với pha trưởng thành đã bị bỏ đói 24 giờ. Con mồi trong thí nghiệm là rệp muội ngô và sâu non tuổi 4 của sâu đục thân ngô châu Á. Mỗi thí nghiệm thực hiện với 30 cá thể bọ đuôi kìm trưởng thành, mỗi cá thể được nuôi trong 1 hộp nhựa (kích thước 21x17x8 cm). Vật mồi luôn được cung cấp dư thừa. Theo dõi khả năng ăn mồi hàng ngày của bọđuôi kìm Labidura riparia trong 5 ngày liên tục.

Nghiên cứu khả năng ăn mồi của bọ rùa sáu vằn trong phòng thí nghiệm

Bắt ấu trùng tuổi cuối của bọ rùa sáu vằn ở các ruộng ngô không phun thuốc về nuôi trong phòng thí nghiệm cho tới khi hóa trưởng thành. Ghép cặp

để lấy trứng đẻ và để nở ấu trùng.

Trong điều kiện phòng thí nghiệm (27,1-27,8oC; 74-78% ẩm độ), tiến hành đánh giá khả năng ăn rệp muội ngô của ấu trùng và trưởng thành bọ rùa sáu vằn M. sexmaculatus. Cho từng tuổi ấu trùng bọ rùa sáu vằn vào trong từng hộp nhựa kích thước như nuôi bọ đuôi kìm có sẵn rệp muội và lá ngô tươi (mỗi hộp cho 5 lá ngô tươi và 300 rệp muội ngô) để theo dõi. Hàng ngày,

đếm số lượng rệp muội ngô còn sống và thay lại thức ăn mới sao cho đủ số

lượng rệp muội ngô quy định. Thí nghiệm khả năng ăn rệp muội ngô được theo dõi sau 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ thả. Mỗi mỗi lần thí nghiệm là 30 cá thể

trong 30 hộp. Các thí nghiệm được lặp lại 3 lần.

Nghiên cứu phương pháp nhân nuôi bọđuôi kìm với số lượng lớn

Nhân nuôi bọ đuôi kìm ở trong phòng thí nghiệm với thức ăn là cám mèo, được cung cấp hàng ngày. Nhân nuôi trong 2 loại dụng cụ: hộp nhựa và chậu nhựa với các mật độ khác nhau.

Nhân nuôi trong hộp nhựa với kích thước 21x17x8 cm (hình 2.5): Thí nghiệm với 3 công thức mật độ trưởng thành ban đầu là 10, 20 và 30 cặp. Mỗi

công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại là 1 hộp. Thí nghiệm được tiến hành 3 đợt khác nhau.

Nhân nuôi trong chậu nhựa với đường kính 47cm và cao 15 cm (hình 2.6): Thí nghiệm với 3 công thức mật độ trưởng thành ban đầu là 20, 40 và 60 cặp. Mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại là 1 hộp. Thí nghiệm được tiến hành 3 đợt khác nhau.

Sau 2 tháng nhân nuôi thì tiến hành đếm số lượng bọđuôi kìm thu được trong các công thức thí nghiệm và tính hệ số nhân nuôi của bọđuôi kìm.

Tìm hiểu khả năng hạn chế rệp muội ngô bằng bọ rùa sáu vằn đen M. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sexmaculatus

Thí nghiệm tiến hành trong nhà lưới với 4 công thức. Mỗi công thức gồm 10 cây ngô nhiễm rệp muội ngô. Nhân nuôi rệp muội như phần trên để có đủ số

lượng rệp muộithí nghiệm. Rệp muội ngô được lây nhiễm vào các công thức thí nghiệm trước khi thả bọ rùa 3 ngày. Số lượng rệp muội ngô được lây nhiễm là 100 cá thể trưởng thành cho 1 cây ngô thí nghiệm. Trưởng thành bọ rùa sáu vằn

đen được thả với 3 mức như sau:

Công thức1 ( CT1): trưởng thành bọ rùa được thả với 5 cá thể/10 cây, Công thức 2 (CT2): trưởng thành bọ rùa được thả với 10 cá thể/10 cây, Công thức 3 (CT3): trưởng thành bọ rùa được thả với 15 cá thể/10 cây, Công thức đối chứng: không thả trưởng thành bọ rùa.

Tiến hành điều tra số lượng rệp muội ngô ở mỗi công thức trước khi thả

và sau 1, 2, 3 ngày thả bọ rùa sáu vằn đen.

Đánh giá hiệu quả chế phẩm nấm đối với sâu đục thân ngô châu Á

Tiến hành thí nghiệm với 2 chế phẩm sinh học từ nấm Metarhizum anisopliae (Ma) và Beauveria bassiana (Bb) với hàm lượng bào tử là 1 x 109

bào tử/g. Liều lượng sử dụng là 30 kg/ha. 1kg nấm được hòa với 16 lít nước (1 bình), bổ sung thêm 0,05-0,1% chất bám dính Tween 80.

Mỗi chế phẩm nấm là một công thức. Bố trí thí nghiệm theo thứ tự

ngẫu nhiên theo phương pháp thí nghiệm đồng ruộng của Phạm Chí Thành (1976). Thí nghiệm tiến hành với 3 lần nhắc lại, diện tích 100m2 cho 1 lần nhắc. Mỗi cây ngô thí nghiệm lây nhiễm 1 sâu non tuổi 4 của sâu đục thân ngô châu Á. Sau 2 ngày lây nhiễm sâu non sâu đục thân ngô châu Á thì tiến hành phun chế phẩm nấm. Điều tra định kỳ, đếm số cây có số sâu đục thân bị

chết sau xử lý 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày, 40 ngày. Đánh giá hiệu lực của chế

phẩm theo phương pháp đã nêu trên.

2.4.4.3. Biện pháp dùng thuốc hóa học

Thí nghiệm xử lý hạt giống để trừ sâu đục thân ngô châu Ávà rệp muội ngô

Thí nghiệm tiến hành với 4 công thức (3 công thức thuốc và 1 công thức đối chứng). Các thuốc xử lý hạt giống gồm Gaucho 600FS, Cruiser Plus 312,5FS và Enaldo 40FS.

Công thức 1: Gaucho 600FS (Imidacloprid) với liều lượng 20ml/100kg hạt giống ngô;

Công thức 2: Cruiser Plus 312,5 FS (Thiamethoxam + Defenoconazole + Fludioxonil) với liều lượng 20ml/100 kg giống ngô;

Công thức 3: Enaldo 40FS (Imidacloprid 20%Carbendazim15%Thiram 5%) với liều lượng 60ml/100 kg hạt giống ngô;

Công thức 4: Đối chứng không xử lý thuốc.

Giống ngô thí nghiệm là giống ngô nếp lai MX4. Tiến hành ngâm hạt giống sau 10-14 tiếng, đem gieo. Mỗi công thức thuốc được bố trí 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc 5m2. Thả 5 sâu non tuổi 3 trên mỗi cây ngô thí nghiệm để

xâm nhập tự nhiên, tiến hành điều tra từ khi cây ngô có 1-3 lá thật. Điều tra tất cả các cây ngô trong từng lần nhắc, tổng số cây điều tra 100 cây ngô.

Đánh giá mức độ gây hại của sâu đục thân ngô châu Á

Thí nghiệm đánh giá mức độ gây hại của sâu đục thân ngô châu Á để

Giống ngô thí nghiệm là giống ngô nếp lai MX4. Khi cây ngô có 7-10 lá thật tiến hành lây nhiễm sâu non tuổi 3 của đục thân ngô châu Á. Thí nghiệm gồm với 4 công thức:

Công thức 1: Không thả sâu non của đục thân ngô châu Á; Công thức 2: Thả 1 sâu non/1 cây ngô thí nghiệm;

Công thức 3: Thả 2 sâu non/1 cây ngô thí nghiệm; Công thức 4: Thả 3 sâu non/1 cây ngô thí nghiệm;

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu tuần tự, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 30 cây ngô. Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao cây, thời gian trỗ cờ, khối lượng bắp và năng suất ngô. So sánh năng suất ngô bằng cách cân toàn bộ số bắp thu được và quy đổi ra hecta.

Xác định số lần phun thuốc hợp lý để trừ sâu đục thân ngô châu Á (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thí nghiệm gồm 4 công thức với thời điểm phun thuốc và số lần phun thuốc khác nhau như sau:

- Công thức 1: Phun theo nông dân, phun 5 lần/vụ (mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây ngô phun thuốc 1 lần);

- Công thức 2: Phun 3 lần/vụ, lần đầu phun lúc cây ngô có 10-15 lá thật (sau gieo 15-20 ngày), lần 2 phun lúc cây ngô trỗ cờ, lần 3 phun lúc cây ngô đóng hạt; - Công thức 3: Phun 2 lần/vụ, lần đầu phun lúc cây ngô tung cờ, lần 2 phun khi ngô đóng bắp (sau 70-75 ngày và 100-105 ngày sau gieo ở vụ ngô xuân hay 50-55 ngày và 75-80 ngày sau gieo ở vụ ngô đông);

- Công thức 4: Đối chứng không phun thuốc

Thí nghiệm tiến hành với 3 lần nhắc lại. Ô thí nghiệm có diện tích là 360m2. Thuốc thí nghiệm là Virtako 400WG. Điều tra số lượng sâu gây hại theo phương pháp điều tra ở mục 2.4.1

Tuyển chọn thuốc hóa học đối với sâu đục thân ngô châu Á

Thí nghiệm trong phòng được tiến hành với các loại thuốc hoá học khác nhau. Mỗi loại thuốc là một công thức. Lượng nước thuốc phun là

1.000 lít/ha (100 ml/m2). Mỗi công thức nhắc lại 5 lần, tổng số sâu là 100 cá thể ở tuổi 3. Thức ăn nuôi sâu thí nghiệm là thân cây ngô (giống ngô lai MX4). Để có sâu đục thân làm thí nghiệm, tiến hành ghép cặp cho đẻ

trứng và nuôi sâu non trong lồng lưới (kích thước 40 ´ 30 ´ 60 cm). Khi cây ngô có 10-15 lá thì thả sâu tuổi 3. Sau 3 ngày thì tiến hành phun thuốc bằng bình bơm tay dung tích 1 lít. Theo dõi số sâu sống ở từng công thức thí nghiệm sau phun thuốc 24, 48, 72 giờ bằng cách chẻ cây ngô để đếm số sâu sống sót.

Thí nghiệm ngoài đồng tiến hành trên ô diện tích là 300 m2. Mỗi loại thuốc là một công thức. Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên (RCB), nhắc lại 4 lần. Liều lượng thuốc và lượng nước pha sử

dụng trong thí nghiệm theo khuyến cáo của từng loại thuốc. Phun bằng bình bơm tay đeo vai. Công thức đối chứng phun nước lã. Mỗi ô thí nghiệm theo dõi 5 điểm chéo góc. Tiến hành điều tra mật độ sâu hại trước khi phun và sau khi phun thuốc 3, 7, 10 ngày. Phương pháp điều tra như mục 2.4.3.1.

Tuyển chọn thuốc hóa học đối với rệp muội ngô

Thí nghiệm phòng trừ rệp muội ngô được tiến hành tại Viện Bảo vệ

thực vật. Các thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên, hoàn chỉnh, nhắc lại 3 lần, diện tích mỗi ô thí nghiệm 15 m2. Liều lượng thuốc mỗi loại trong các thí nghiệm dùng theo khuyến cáo. Lượng nước thuốc phun 800 lít/ha, phun bằng bình bơm tay. Mỗi thí nghiệm theo dõi 5 cây đại diện.

Chỉ tiêu theo dõi: Số cá thể rệp trước và sau khi phun 3, 5, 7 ngày

Các kết quả thí nghiệm thử hiệu lực thuốc được hiệu đính theo công thức Abbott (thí nghiệm trong phòng) và công thức Henderson - Tilton (thí nghiệm ngoài đồng).

Công thức Abbott:

Ca - Ta

H (%) = (1 - ) x 100 Ca

Trong đó: H: Hiệu lực phòng trừ, tính bằng %

Ca: Số sâu sống ở công thức đối chứng sau khi xử lý Ta: Số sâu sống ở công thức phun thuốc sau khi xử lý Công thức Henderson-Tilton:

Ta x Cb

H (%) = (1 - ) x 100 Ca x Tb

Trong đó: H: Hiệu lực phòng trừ, tính bằng %

Cb: Số sâu sống ở công thức đối chứng trước khi xử lý Ca: Số sâu sống ở công thức đối chứng sau khi xử lý Tb: Số sâu sống ở công thức phun thuốc trước khi xử lý Ta: Số sâu sống ở công thức phun thuốc sau khi xử lý

2.4.5. Phương pháp x lý s liu

- Sử dụng phần mềm Excell 5.0 để tính toán số liệu, vẽđồ thị.

- Sử dụng chương trình IRRISART 4.0 để xử lý thống kê các số liệu thí nghiệm

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1. Thành phần loài chân khớp gây hại trên ngô lai ở Hà Nội và phụ cận

3.1.1. Hin trng canh tác ngô Vit Nam

Trong 10 năm trở lại đây (2004-2013), diện tích ngô toàn quốc tăng 166 nghìn ha, đánh dấu một cột mốc quan trọng đó là việc đưa cây ngô lai vào sản xuất và là thời kỳ phát triển mạnh mẽ các giống ngô lai (chiếm 95% diện tích). Riêng năm 2013, diện tích sản xuất ngô toàn quốc đạt 1.157,7 nghìn ha. Diện tích này chiếm 0,65% diện tích ngô toàn thế giới, tương đương 1,94% diện tích ngô châu Á hay 11,6% diện tích ngô khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 24/166 nước trồng ngô trên thế giới, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia (3.959,9 ha) và Philippines (2.593,8 ha)(Cục Trồng trọt, 2014) [6].

Hiện nay trong sản xuất ngô có khá nhiều giống ngô lai. Các giống ngô lai có thể xếp thành những nhóm giống ngô lai sau:

- Nhóm giống có thời gian sinh trưởng dài: giống LVN10, LVN98, CP888,... được trồng trên các chân đất bãi ven sông, đất 1 vụ lúa, đất chuyên ngô và thường được gieo trồng trong vụĐông sớm ở các tỉnh Bắc trung bộ.

- Nhóm giống có thời gian sinh trưởng từ trung bình: gồm các giống LVN10, LVN99, VN8960, LVN145, LVN45, CP999, CP989, PC3Q, CP333, CPA88, NK66, NK6654, C919, DK9955, DK9901, DK8868, B9698, B9681, B06, B21, SSC557, SSC886, LVN154 (GS8),.... Những giống này thường

được trồng ở nhiều chân đất và khung thời vụ khác nhau.

- Nhóm giống ngô thực phẩm (ngô nếp, ngô đường, ngô rau) có thời gian sinh trưởng (TGST) ngắn, trồng được nhiều vụ/năm (3-4 vụ/năm) (MX4, MX6, MX10, Milky 36, Tím dẻo 926, Victory 924, HN88, AG500...) và nhóm ngô

Ngoài ra, còn giống ngô chuyển gen bắt đầu được nghiên cứu sử dụng ở

Việt Nam. Đã nghiên cứu chuyển gen chịu hạn ở cây ngô nhằm cải thiện khả

năng chịu hạn của một số dòng ngô bố, mẹ và tạo ra các giống ngô lai chịu hạn phục vụ sản xuất. Đã khảo nghiệm, đánh giá rủi ro 8 giống ngô lai chuyển gen (gen kháng sâu đục thân hoặc/và gen kháng thuốc trừ cỏ) đã có kết quả khảo nghiệm diện rộng(Cục Trồng trọt, tháng 6/2014)

Tại Quyết định số 824/QĐ-BNN-TT ngày 16/4/2014 phê duyệt "Đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030", Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xác định cụ thể chiến lược phát triển cây ngô đến năm 2020 là bố trí diện tích canh tác ngô ổn định đến năm 2015 và 2020 khoảng 500 nghìn ha. Tại các tỉnh phía Bắc, mở rộng diện tích ngô bằng cách tăng diện tích vụĐông ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và tăng diện tích ngô trên đất một vụ lúa ở các tỉnh trung du miền núi phía bắc. Đến năm 2015, diện tích gieo trồng ngô cả nước đạt 1,2 triệu ha, đưa năng suất bình quân từ 4,45 tấn/ha lên bình quân trên 5 tấn/ha, sản lượng 6 triệu tấn và ổn định diện tích từ

sau năm 2020 khoảng 1,44 triệu ha.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu chính hại ngô lai và biện pháp phòng trừ ở một số tỉnh phía bắc (Trang 59)