Phương pháp nghiên cứu tình hình phát sinh, diễn biến mật độ,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu chính hại ngô lai và biện pháp phòng trừ ở một số tỉnh phía bắc (Trang 55)

L ỜI CAM Đ OAN

2.4.3.Phương pháp nghiên cứu tình hình phát sinh, diễn biến mật độ,

2.4.3.1. Nghiên cứu diễn biến mật độ sâu chính hại ngô trên đồng ngô lai

Việc nghiên cứu tình hình phát sinh, diễn biến mật độ, yếu tố ảnh hưởng

đến số lượng của sâu chính hại ngô lai được thực hiện tại Vĩnh Phúc, Hưng Yên và Hà Nội theo phương pháp của Viện BVTV (1997) và Quy chuẩn quốc gia QCVN-01-38:2010/BNNPTNT ngày 12/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Điều tra định kỳ 7 - 8 ngày một lần (4 lần/tháng) vào các ngày cốđịnh trong tháng là ngày 7, 15, 22 và 30 (có thể sớm hơn hoặc muộn hơn 1 ngày) ở điểm nghiên cứu cốđịnh trong tất cả các vụ ngô. Việc điều tra được thực hiện liên tục từ khi cây ngô có 3 - 5 lá thật (10-15 ngày sau mọc) đến trước thu hoạch ngô. Tại mỗi địa điểm nghiên cứu cốđịnh, chọn 3 - 5 khu đồng ngô lai

chọn tiến hành điều tra 10 điểm ngẫu nhiên (điểm điều tra) nằm trên hai

đường chéo góc ở một nửa ruộng và tịnh tiến dần đến hết ruộng sao cho các

điểm điều tra trong các kỳ điều tra không trùng nhau. Điểm điều tra mật độ

cách bờ ít nhất 2 m. Tại mỗi điểm điều tra tiến hành quan sát toàn bộ 10 cây ngô. Đối với sâu đục thân ngô châu Á, đếm tất cả số lượng cây ngô bị hại có trong điểm điều tra.

Chỉ tiêu theo dõi:

- Thời điểm bắt đầu xuất hiện trưởng thành, trứng, ấu trùng của các sâu chính hại ngô được nghiên cứu trên đồng ngô ở mỗi vụ ngô, mỗi khu điều tra.

- Mật độ cá thể của từng loài sâu chính hại ngô có trong điểm điều tra ở

các kỳđiều tra. Mật độ sâu đục thân ngô được tính theo đơn vị con/10 cây.

Đối với rệp muội ngô, tại mỗi điểm nghiên cứu cốđịnh điều tra định kỳ

5 ngày một lần (6 lần/tháng) vào các ngày cố định trong tháng là ngày 5, 10, 15, 20, 25 và 30 (có thể sớm hơn hoặc muộn hơn 1 ngày) ở tất cả các vụ ngô. Việc điều tra được thực hiện liên tục từ khi cây ngô có 3 -5 lá thật (10-15 ngày sau mọc) đến trước thu hoạch ngô. Tại mỗi địa điểm nghiên cứu cốđịnh, chọn 3 - 5 khu đồng ngô lai đại diện cho các yếu tố canh tác để làm khu điều tra. Trên mỗi khu điều tra đã chọn tiến hành điều tra 10 điểm ngẫu nhiên (điểm điều tra) nằm trên hai đường chéo góc ở một nửa ruộng và tịnh tiến dần

đến hết ruộng như đối với điều tra sâu đục thân ngô. Mỗi điểm điều tra 10 cây ngô. Đếm số lá bị rệp muội ngô và tổng số rệp muội ngô có trên 1 lá rồi quy ra trị số trung bình cho 10 cây.

2.4.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh đến số lượng sâu chính hại ngô lai

Ảnh hưởng của yếu tố thời tiết

Để đánh giá ảnh hưởng của yếu tố thời tiết đến diễn biến mật độ của sâu chính hại cây ngô lai đã theo dõi diễn biến mật độ của chúng (sâu hại

chính) trong tất cả các vụ ngô lai trồng gối tiếp nhau trong năm. Việc điều tra

được thực hiện theo phương pháp đã trình bày tại mục 2.4.3.1. Phân tích số

liệu về diễn biến mật độ của các sâu hại chính liên hệ với sự biến động của yếu tố nhiệt độ, ẩm độ và lượng mưa theo các tháng trong năm sẽ giúp hiểu

được ảnh hưởng của yếu tố thời tiết đến sâu chính hại ngô lai.

Ảnh hưởng của yếu tố canh tác

Tiến hành theo dõi diễn biến mật độ của sâu chính hại ngô lai trên ba loại hình canh tác khác nhau từ năm 2011-2012 tại Vân Đức (Gia Lâm, Hà Nội).

Loại hình canh tác 1: Trồng 3 vụ ngô trên cùng lô đất. Làm đất một lần

ở vụ ngô thứ nhất, trong các vụ ngô kế tiếp không làm đất. Nông dân tra hạt ngô vụ kế tiếp ngay sau khi vụ ngô trước chuẩn bị thu hoạch, sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm để hạn chế cỏ dại.

Loại hình canh tác 2: Trồng 3 vụ ngô/năm, mỗi vụ ngô làm đất 1 lần. Các ruộng có diện tích nhỏ, trồng các giống ngô nếp lai ngắn ngày, chất lượng cao.

Loại hình canh tác 3: Trên một lô đất trồng 1 vụ rau (trong mùa đông), sau

đó trồng 2 vụ ngô kế tiếp. Nông dân làm đất 1 lần khi trồng rau vụđông (bắp cải, cà rốt..). Vụ tiếp theo trồng ngô thực hiện giống như loại hình canh tác 1.

Mỗi loại hình canh tác điều tra một khu điều tra. Việc điều tra được thực hiện theo phương pháp đã trình bày tại mục 2.4.3.1, chỉ khác là cây ngô

điều tra (100 cây/khu điều tra) được cốđịnh để theo dõi mật độ của sâu chính hại ngô và mật độ của một số loài thiên địch phổ biến. Mật độ của chúng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được tính theo đơn vị con/10 cây.

Ảnh hưởng của mùa vụ

Việc nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ được thực hiện tại vùng trồng ngô lai tập trung ven sông Hồng thuộc Đông Anh (Hà Nội). Các thời vụ gần nhau và tương đối đồng nhất về chếđộ đất đai và chế độ canh tác. Mỗi thời vụ

được tiến hành từ giai đoạn cây ngô có 3-5 lá thật (15-20 ngày sau gieo). Phương pháp điều tra được thực hiện như đã trình bày tại mục 2.4.3.1. Chỉ tiêu theo dõi là mật độ của sâu hại chính (sâu đục thân ngô châu Á) và rệp muội ngô.

Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng ngô

Nghiên cứu này được thực hiện tại vùng sản xuất của nông dân trồng giống ngô nếp lai HN88 tập trung ở Bình Xuyên (Vĩnh Phúc). Các mật độ điều tra được chọn tương đối gần nhau về không gian và tương đối đồng nhất về chếđộđất đai và chếđộ canh tác. Mỗi mật độ chọn 3 khu ruộng (khu điều tra) với diện tích 0,2-0,3 ha/khu ruộng. Việc điều tra được tiến hành từ giai

đoạn 3-5 lá thật (15-20 ngày sau gieo). Phương pháp điều tra được thực hiện nhưđã trình bày tại mục 2.4.3.1. Chỉ tiêu theo dõi là mật độ của sâu hại chính (sâu đục thân ngô châu Á).

Ảnh hưởng của yếu tố giống ngô

Tiến hành bố trí thí nghiệm tại Viện Bảo vệ thực vật. Thí nghiệm bố trí ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại. Các giống ngô lai được thí nghiệm gồm các giống ngô lai LVN4 và giống ngô nếp lai HN88, MX4 và AG 500. Diện tích trồng cho một giống ngô lai trong thí nghiệm là 300 m2. Việc điều tra theo dõi mật

độ sâu hại chính (sâu đục thân ngô châu Á) được tiến hành từ giai đoạn 3-5 lá thật (15-20 ngày sau gieo). Phương pháp điều tra được thực hiện nhưđã trình bày tại mục 2.4.3.1. Chỉ tiêu theo dõi là mật độ của sâu hại chính (sâu đục thân ngô châu Á) và rệp muội ngô.

Ảnh hưởng của yếu tốđịa hình

Nghiên cứu này được thực hiện tại vùng sản xuất của nông dân trồng giống ngô lai LVN4 tập trung ở Lập Thạch (Vĩnh Phúc) nơi có các loại địa hình canh tác ngô lai khác nhau. Các địa hình canh tác ngô lai được chọn phù hợp và tương đối đồng nhất về chếđộ canh tác. Mỗi địa hình canh tác chọn 3 khu ruộng (khu điều tra) với diện tích mỗi khu ruộng là 0,2-0,3 ha. Việc điều

tra được tiến hành từ giai đoạn 3-5 lá thật (15-20 ngày sau gieo). Phương pháp điều tra được thực hiện như đã trình bày tại mục 2.4.3.1. Chỉ tiêu theo dõi là mật độ của sâu hại chính (sâu đục thân ngô châu Á).

Ảnh hưởng của xen canh

Nghiên cứu này được tiến hành trên hai loại hình canh tác là không canh và xen canh tại vùng ngô Văn Giang, Hưng Yên. Mỗi loại hình canh tác chọn 3 khu ruộng (khu điều tra) với diện tích mỗi khu ruộng là 0,2-0,3 ha. Việc điều tra được tiến hành từ giai đoạn 3-5 lá thật (15-20 ngày sau gieo). Phương pháp điều tra được thực hiện như đã trình bày tại mục 2.4.3.1. Chỉ

tiêu theo dõi là mật độ của sâu hại chính (sâu đục thân ngô châu Á).

Ảnh hưởng của yếu tố phân bón

Tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến sâu hại ngô lai tại vùng Văn Giang (Hưng Yên). Thí nghiệm bố trí ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại với giống ngô nếp lai HN88. Diện tích gieo trồng cho mỗi giống ngô lai thí nghiệm là 500m2. Mật độ ngô gieo trung bình là 43.000 cây/ha với 3 công thức phân bón được áp dụng:

Công thức 1: Không bón lót, bón thúc 450 kg/ha;

Công thức 2: Bón lót 500kg NPK (6:9:3) và bón thúc 300 kg/ha; Công thức 3: Bón lót 500kg NPK (6:9:3) và bón thúc 150 kg/ha;

Việc điều tra được tiến hành từ giai đoạn 3-5 lá thật (15-20 ngày sau gieo). Phương pháp điều tra được thực hiện nhưđã trình bày tại mục 2.4.3.1. Chỉ tiêu theo dõi là mật độ của sâu hại chính (sâu đục thân ngô châu Á).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu chính hại ngô lai và biện pháp phòng trừ ở một số tỉnh phía bắc (Trang 55)