Vệ sinh đồng ruộng và biện pháp canh tác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu chính hại ngô lai và biện pháp phòng trừ ở một số tỉnh phía bắc (Trang 132)

L ỜI CAM Đ OAN

3.4.1. Vệ sinh đồng ruộng và biện pháp canh tác

V sinh đồng rung

Tàn dư thực vật từ cây ngô chủ yếu là thân cây ngô để lại bờ ruộng hoặc được cất giữ làm thức ăn cho trâu bò ăn tại nhà. Một số thân cây ngô phơi đốt sau thu hoạch. Phần thân cây ngô là nguồn thức ăn và là nơi tồn

biệt đối với sâu non tuổi cuối phải đình dục vào mùa đông ở trong thân cây ngô.

Việc thu dọn tàn dư (thân cây ngô) và không thu dọn tàn dư trước khi trồng ngô đều làm giảm đáng kể mật độ sâu đục thân ngô châu Á. Trong vụ

ngô hè thu năm 2012, nơi có áp dụng biện pháp thu dọn tàn dư vào các giai

đoạn vươn lóng, trỗ cờ và đóng hạt đã ghi nhận được mật độ sâu đục thân ngô châu Á tương ứng là 29,8; 60,4 và 105,5 con/10 cây. Trong khi đó, ở

ruộng ngô không áp dụng thu dọn tàn dư có mật độ sâu đục thân ngô châu Á vào các giai đoạn sinh trưởng nêu trên đều đạt cao hơn, tương ứng là 48,7; 80,4 và 138,2 con/10 cây. Bức tranh tương tự cũng quan sát được trong vụ

ngô đông năm 2012. Mật độ sâu đục thân ngô châu Á ở nơi không thu dọn tàn dư cao hơn so với chỉ tiêu này ở nơi có áp dụng thu dọn tàn dư từ 1,2-1,4 lần (trong vụ ngô đông) đến 1,3-1,6 lần (trong vụ ngô hè thu). Đặc biệt, việc áp dụng thu dọn tàn dư (thân cây ngô) trên đồng ruộng sau thu hoạch ngô vụ đông từ năm trước đã làm ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại của sâu đục thân ngô châu Á trong mùa đông. Do đó, làm giảm mạnh mật độ sâu đục thân ngô châu Á ở vụ ngô xuân năm sau. Nơi có thu dọn tàn dư cây ngô vụ đông 2012, trên ngô ở vụ xuân 2013 có mật độ sâu đục thân ngô châu Á vào các giai đoạn vươn lóng, trỗ cờ và đóng hạt tương ứng là 4,9; 15,3 và 51,7 con/10 cây. Trong khi đó, ở ruộng ngô không thu dọn tàn dư cây ngô vụ đông 2012 thì có mật độ sâu đục thân ngô châu Á vào các giai đoạn sinh trưởng nêu trên đều đạt cao hơn, tương ứng là 16,4; 36,2 và 97,4 con/10 cây. Như vậy, trên ngô ở vụ xuân 2013, ở nơi không thu dọn tàn dư cây ngô vụ đông 2012 có mật độ sâu đục thân ngô châu Á cao gấp 1,8-3,3 lần so với chỉ

tiêu này ở nơi có thu dọn tàn dư cây ngô vụ đông 2012. Sự sai khác này đều

thân ngô châu Á trên giống ngô lai HN88 (tại Đông Anh, Hà Nội, 2012-2013)

Vụ ngô thí nghiệm

Mật độ sâu đục thân ngô châu Á ở các giai đoạn sinh trưởng của cây ngô (con/10 cây)

Vươn lóng ở Trỗ cờ Đóng hạt Áp dụng Đ/C Áp dụng Đ/C Áp dụng Đ/C Hè thu 2012 29,8a±3,2 48,7b±3,6 60,4a±4,7 80,4b±3,5 105,5a±3,8 138,2b±4,1 Đông 2012 13,9a±1,5 17,9b±1,2 25,3a±3,8 35,7b±2,4 62,8a±3,2 82,7b± 4,3 Xuân 2013 4,9a±1,2 16,4b±2,2 15,3a±2,7 36,2b±1,8 51,7a±3,4 97,4b±3,3 Lsd0.05:2,5; CV % : 6,6 Lsd0.05: 1,8; CV% :7,4 Lsd0.05: 3,4; CV%: 11,3 Ghi chú: n=100 cây

Trong cùng hàng, các giá trị có chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức p £ 0,05.

Bin pháp canh tác

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố canh tác đến mật độ

sâu đục thân ngô châu Á (mục 3.3.1.3) cho thấy (tùy điều kiện cụ thể) ở vùng Hà Nội và phụ cận có thể áp dụng một số biện pháp canh tác như: áp dụng hệ

thống canh tác luân canh cây ngô với cây rau vụ đông (không độc canh cây ngô), khi độc canh cây ngô thì phải áp dụng biện pháp làm đất kỹ ở đầu mỗi vụ ngô, không trồng ngô với mật độ quá dày (thí dụ giống ngô nếp lai HN88 không nên trồng tới 50.000 cây/ha), không sử dụng phân bón với lượng đạm quá cao (với giống ngô nếp lai HN88 không dùng phân bón với ở mức bón lót 500kg NPK (6:9:3) và bón thúc 300 kg/ha phân đạm đầu trâu).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu chính hại ngô lai và biện pháp phòng trừ ở một số tỉnh phía bắc (Trang 132)