L ỜI CAM Đ OAN
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu thành phần sâu hại trên giống ngô lai
Điều tra thành phần loài sâu hại trên đồng ngô lai được tiến hành theo phương pháp của Viện BVTV (1997) và Quy chuẩn quốc gia QCVN-01- 38:2010/BNNPTNT ngày 12/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Điều tra định kỳ 7 - 8 ngày một lần (4 lần/tháng) ở các điểm nghiên cứu trong tất cả các vụ ngô. Tại mỗi địa điểm nghiên cứu cố định, chọn 3 - 5 khu
đồng ngô lai đại điện cho các yếu tố canh tác, thâm canh để làm khu điều tra. Trên mỗi khu điều tra đã chọn tiến hành điều tra 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên hai đường chéo của khu điều tra. Điểm điều tra thu mẫu cách bờ ít nhất 2 m. Mỗi điểm điều tra ngẫu nhiên 10 cây ngô lấy theo hàng. Tại điểm điều tra tiến hành quan sát bằng mắt để phát hiện các loài côn trùng, nhện nhỏ (hay ve
giáp) hiện có; quan sát theo dõi các hoạt động sống của chúng (đẻ trứng, giao phối, hoạt động phá hại..). Sau đó, dùng vợt côn trùng bắt những loài biết bay hoặc thu bằng tay đối với các loài hoạt động chậm chạp. Thu bắt tất cả các loài côn trùng và nhện nhỏ bắt gặp trên cây ngô trong điểm điều tra đem về
phòng thí nghiệm. Mẫu trưởng thành các loài sâu hại thu thập được đem làm tiêu bản để xác định tên khoa học. Tất cả mẫu côn trùng, nhện nhỏ thu được ở
các pha trước trưởng thành được nuôi đến pha trưởng thành để lấy mẫu cũng làm tiêu bản phục vụ xác định tên khoa học.
Ngoài địa điểm nghiên cứu cố định, tiến hành điều tra bổ sung ở một vài nơi khác. Việc điều tra bổ sung tiến hành theo lứa sâu hại phát sinh hoặc theo giai đoạn sinh trưởng của cây ngô. Việc thu thập thành phần sâu hại cây ngô khi điều tra bổ sung được tiến hành nhưởđịa điểm nghiên cứu cốđịnh.
Chỉ tiêu theo dõi:
-Thành phần loài côn trùng, nhện nhỏ ăn thực vật thu thập được trên giống ngô lai.
-Tần suất xuất hiện và độ bắt gặp các loài côn trùng và nhện nhỏ ăn thực vật phổ biến trên cây ngô lai.
-Xác định các loài sâu hại chính trên cây ngô lai (dựa vào tần suất xuất hiện và độ bắt gặp của chúng).
Độ bắt gặp (%) của sâu hại được xác định theo công thức: Sốđiểm điều tra bắt gặp loài sâu hại
Độ bắt gặp (%) = x 100 Tổng sốđiểm điều tra
Mức độ hiện diện của sâu hại được xếp ở các mức sau:
- : Rất ít gặp hay hiếm gặp, độ bắt gặp <5%;
+: Ít gặp, độ bắt gặp từ trên 5%đến20%;
+++: Gặp nhiều, độ bắt gặp trên 50%.
Tần suất xuất hiện (%)của sâu hại được xác định theo công thức: Số lần điều tra bắt gặp loài sâu hại
Tần suất xuất hiện (%) = x 100 Tổng số lần điều tra
Mức độ xuất hiện của sâu hại được đánh giá như sau:
- : Rất ít xuất hiện, tần suất xuất hiện <5%;
+: Ít xuất hiện, tần suất xuất hiện từ trên 5%đến20%;
++: Xuất hiện phổ biến, tần suất xuất hiện từ trên 20% đến50%;
+++: Xuất hiện rất phổ biến, tần suất xuất hiện trên 50%.
Việc xác định tên khoa học của sâu hại ngô và thiên địch của chúng
được dựa theo các tài liệu phân loại hiện có (CABI, 2005; Lugod et al., 2008) [64], [122] và đối chiếu với bộ mẫu côn trùng bảo quản tại Viện Bảo vệ thực vật với sự giúp đỡ của tập thể hướng dẫn khoa học.