Những vấn đề cần quan tâm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu chính hại ngô lai và biện pháp phòng trừ ở một số tỉnh phía bắc (Trang 44)

L ỜI CAM Đ OAN

1.4.Những vấn đề cần quan tâm

Ở nước ngoài, các nghiên cứu về thành phần sâu hại ngô, đặc điểm sinh vật học và sinh thái học đối với các loài sâu chính hại ngô được thực hiện từ

rất lâu và khá hoàn thiện. Trong khoảng 3 thập niên gần đây, trên thế giới tập trung nghiên cứu sử dụng công nghệ sinh học trong lai tạo các giống ngô chuyển gen kháng sâu, kháng thuốc trừ cỏ.

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về thành phần sâu hại ngô và thiên địch,

hại ngô còn ít, tản mạn trong nhiều công bố vào nhiều thời gian khác nhau, trong đó có những số liệu đã được công bố khá lâu (vào năm 1967-1968, 1977-1979, 1990, 1996...). Một số loài côn trùng là sâu hại quan trọng trên cây ngô, nhưng hiểu biết vềđặc điểm sinh vật học, sinh thái học của chúng ở

Việt Nam lại được nghiên cứu chi tiết trên cây trồng khác (như sâu cắn lá ngô, sâu xanh). Từ khi mở rộng diện tích và áp dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ

thuật về canh tác cây ngô (sử dụng giống ngô lai năng suất cao, phát triển ngô vụ đông,...) đã làm thay đổi rõ rệt cả định tính và định lượng về thành phần sâu hại ngô, thiên địch của chúng. Những thay đổi này chưa được cập nhật. Mặt khác, các hiểu biết sẵn có về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của những sâu chính hại ngô chưa đáp ứng được yêu cầu trong phòng chống sâu hại chính trong canh tác giống ngô lai. Do đó, luận án sẽ cập nhật thành phần sâu hại ngô và thiên địch của chúng, đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của những loài sâu chính hại giống ngô lai và biện pháp phòng chống chúng đạt hiệu quả cao theo hướng thân thiên với môi trường.

CHƯƠNG 2

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu chính hại ngô lai và biện pháp phòng trừ ở một số tỉnh phía bắc (Trang 44)