Thành phần loài chân khớp gây hại trên ngô lai đã phát hiện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu chính hại ngô lai và biện pháp phòng trừ ở một số tỉnh phía bắc (Trang 68)

L ỜI CAM Đ OAN

3.1.2.Thành phần loài chân khớp gây hại trên ngô lai đã phát hiện

Trong các năm năm 2010-2014 đã tiến hành điều tra thành phần loài chân khớp gây hại trên ngô lai ở một số vùng trồng ngô như Đông Anh (Hà nội), Bình Xuyên (Vĩnh Phúc), Châu Giang (Hưng Yên). Kết quảđã phát hiện

được 35 loài sâu hại ngô lai thuộc 6 bộ côn trùng và 1 bộ ve giáp (nhện nhỏ). Bộ cánh vảy (Lepidoptera) có số loài đã ghi nhận được nhiều nhất với 11 loài (chiếm 31,43% tổng số loài đã phát hiện). Đứng thứ 2 về số lượng loài đã

phát hiện là bộ cánh thẳng (Orthoptera) và bộ cánh cứng (Coleoptera) mỗi bộ đã phát hiện được 6 loài (mỗi bộ chiếm 17,14% tổng số loài đã phát hiện). Bộ

cánh đều (Homoptera) và bộ cánh nửa (Hemiptera) mỗi bộ đã phát hiện được 5 loài (mỗi bộ chiếm 14,29 % tổng số loài đã phát hiện). Bộ cánh tơ

(Thysanoptera) và bộ ve giáp (Acari) mỗi bộ chỉ mới ghi nhận được 1 loài chiếm 2,86% tổng số loài đã phát hiện (bảng 3.1).

Bảng 3.1. Thành phần loài chân khớp gây hại cây ngô lai ở Hà Nội (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2010-2014)

Tên bộ chân khớp

Số lượng loài đã ghi nhận

Ngô lai 2010-2014 Miền Bắc Vùng Nội3 Số loài Tỷ lệ so tổng số (%) 1967- 19681 1972- 19752 Cánh thẳng - Orthoptera 6 17,14 17 9 2 Cánh đều - Homoptera 5 14,29 4 4 6 Cánh nửa - Hemiptera 5 14,29 17 12 4 Cánh tơ - Thysanoptera 1 2,86 1 0 0 Cánh cứng - Coleoptera 6 17,14 10 18 3 Cánh vảy - Lepidoptera 11 31,42 14 7 13 Cánh màng - Hymenoptera 0 0 0 2 0 Hai cánh - Diptera 0 0 0 1 0 Ve giáp - Acari 1 2,86 0 0 0 Tổng số 35 100,0 63 53 28

Ghi chú:1: Viện Bảo vệ thực vật (1976) 2: Nguyễn Quý Hùng và ctv., 1978 3: Nguyễn Đức Khiêm (1995)

Về số lượng bộ chân khớp có chứa loài là sâu hại ngô ở nghiên cứu này tương tự (5-7 bộ) như các nghiên cứu trước đây ở miền Bắc nói chung và vùng Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, lại có sự khác nhau về định tính của một

số bộ chân khớp. Kết quả điều tra cơ bản sâu hại ngô năm 1967-1968 ở miền Bắc đã phát hiện được 63 loài thuộc 6 bộ côn trùng, trong đó không có các bộ

cánh màng, hai cánh và ve giáp, còn bộ cánh tơ có thu thập được, nhưng chưa xác định được tên khoa học của loài cụ thể (Viện Bảo vệ thực vật, 1976). Kết quả nghiên cứu sâu hại ngô từ năm 1972-1975 tại Sơn La, Hòa Bình và Hưng Yên đã ghi nhận được 53 loài sâu hại ngô (nhưng không có danh sách cụ thể

của các loài này) thuộc 7 bộ côn trùng, trong đó có bộ cánh màng và bộ hai cánh, nhưng không có bộ cánh tơ và ve giáp (Nguyễn Quý Hùng và ctv., 1978) [14]. Nghiên cứu sâu hại ngô vùng Hà Nội năm 1984 đã ghi nhận được 35 loài sâu hại ngô (có danh sach 28 loài) thuộc 5 bộ côn trùng, trong đó không có các bộ cánh tơ, cánh màng, hai cánh và bộ ve giáp (Nguyễn Đức Khiêm, 1995) [15]. Như vậy, nghiên cứu này (trong các năm 2010-2014) đã ghi nhận được 7 bộ chân khớp có loài là sâu hại cây ngô. Trong đó, tuy không phát hiện được loài sâu hại ngô nào thuộc bộ cánh màng và bộ hai cánh, nhưng lại ghi nhận được một loài gây hại thuộc ve giáp và đã xác định được tên khoa học của loài thuộc bộ cánh tơ (bảng 3.2).

Số lượng loài đã phát hiện được là sâu hại cây ngô trong một số bộ côn trùng ở nghiên cứu này có sự thay đổi khá nhiều so với những kết quả nghiên cứu công bố trước đây. Số loài là sâu hại cây ngô đã ghi nhận được trước năm 1975 thuộc các bộ cánh thẳng, cánh nửa, cánh cứng, cánh vảy khá phong phú, tương ứng là 9-17 loài, 12-17 loài, 10-18 loài và 7-14 loài (Nguyễn Quý Hùng và ctv., 1978; Viện Bảo vệ thực vật, 1976)[14], [36]. Trong khi đó, các bộ đã nêu trên có số loài là sâu hại cây ngô đã phát hiện được ở nghiên cứu này ít hơn nhiều và tương ứng chỉ là 6 loài, 5 loài, 6 loài, 11 loài. Điều này dẫn đến số lượng loài chân khớp là sâu hại cây ngô đã ghi nhận được trước năm 1975 cao hơn rất nhiều so với số lượng loài sâu hại cây ngô đã ghi nhận được trong các năm 2010-2014 tại vùng nghiên cứu: 63 loài đã phát hiện trong điều tra cơ

bản 1967-1968 và 53 loài ghi nhận trong các năm 1972-1975 so với 35 loài trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, số lượng loài sâu hại cây ngô đã ghi nhận

được trong nghiên cứu này lại tương tự như nghiên cứu sâu hại ngô ở vùng Hà Nội năm 1984 của Nguyễn Đức Khiêm (1995) [15]. Theo tác giả này, trên cây ngô ở vùng Hà Nội đã phát hiện được 35 loài sâu hại, nhưng khi nêu cụ

thể thì chỉ có tên của 28 loài (bảng 3.1).

Các loài là sâu hại cây ngô đã phát hiện được ở nghiên cứu này đã xác

định tên khoa học được trình bày tại bảng 3.2.

Bảng 3.2. Thành phần loài chân khớp trên ngô lai tại vùng nghiên cứu (2010-2014)

TT Tên

Việt Nam Tên Khoa học Họ

Mức độ phổ biến Bộ phận gây hại Bộ cánh thẳng - Orthoptera

1 Cào cào lớn Acrida cinerea (Thurnb.) Acrididae - Lá 2 Cào cào nhỏ Atractomorpha sinensis Bolivar Acrididae + Lá 3 Châu chấu xe Gastrimargus africanus

africanus (Saussure) Acrididae - Lá

4 Châu chấu lúa Oxya velox (Fabr.) Acrididae + Lá 5 Châu chấu cánh

ngắn Pseudoxya diminuta (Walker) Acrididae + Lá

6 Dế dũi Gryllotalpa orientalis Burm. Gryllotalpidae - Rễ

Bộ cánh đều - Homoptera

7 Ve scánh ầđỏu bọt Callitettix versicolor Fabr. Cicadellidae - Thân non, lá 8 Rđen ầy xanh đuôi Nephotettix virescens Fabr. Cicadellidae - Thân non, lá 9 Rầy màu hồng Tettigoniella ferruginea(Fabr.) Cicadellidae - Thân non, lá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10 Rầy lưng trắng Sogatella furcifera (Horvath) Delphacidae + Thân non, lá 11 Rệp ngô Rhopalosiphum maidis (Fitch) Aphididae +++ Thân, lá,

cờ, bắp

Bộ cánh nửa - Hemiptera

12 Bnhọọ xít 2 vai gai n Cletus punctiger (Dallas) Coreidae + Lá 13 Bọ xít dài Leptocorisa acuta (Thurnb.) Coreidae + Lá 14 Bọ xít đen Scotinophara lurida (Burm.) Podopidae + Thân, bắp 15 Bchọấ xít hai m trắng Eysarcoris ventralis(Westw.) Pentatomidae - Lá 16 Bọ xít xanh Nezara viridula (Linnaeus) Pentatomidae + Lá

Bộ cánh tơ - Thysanoptera

17 Bọ trĩ Thrips hawaiiensis (Morgan) Thripidae ++

Bắp non chưa phun râu

Bộ cánh cứng - Coleoptera

18 Bọ dừa nâu Adoretus sinicus Burm. Scarabaeidae + Râu ngô, lá non 19 Ban miêu đen Epicauta impressicornis Pic Meloidae + Ăn lá non 20 Bọ nhảy đen nhỏ Chaetocnema basalis Baly Chrysomelidae + Ăn lá 21 Bọ lá 4 vệt Monolepta signata Oliv. Chrysomelidae ++ Lá 22 Câu clớn ấu xanh Hypomeces squamosus (Fabr.) Curculionidae + Lá 23 Mọt ngô Sitophilus zeamais

(Motsch.) Curculionidae +++ Hạt ngô

Bộ cánh vảy - Lepidoptera

24 Sâu róm nâu Amsacta lactinea (Cramer) Arctiidae + Lá, râu ngô

25 Sâu xám Agrotis ipsilon (Hufn.) Noctuidae ++ thân 26 Sâu xanh Helicoverpa armigera (Hübner) Noctuidae ++ Lá, cờ,

bắp 27 S©u c¾n l¸ ng« Mythimna loreyi (Dup.) Noctuidae - lá

28 Sâu cắn lá nõn Mythimna separata (Walker) Noctuidae ++ Lá, nõn ngô 29 Sâu khoang Spodoptera litura (Fabr.) Noctuidae + Lá 30 Sâu róm chỉ

đỏ

Euproctis scintillans

(Walker) Lymantriidae - Lá 31 Sâu róm 4 gù

vàng Orgyia postica (Walker) Lymantriidae +

Lá, râu ngô 32 Sâu róm lúa Psalis pennatula (Fabr.) Lymantriidae ++ Lá 33 Cuèn l¸ nhá Cnaphalocrocismedinalis

(Guen.) Lymantriidae - Lá

34 Sâu đục thân ngô

châu Á Ostrinia furnacalis (Guenee) Pyralidae +++

Thân, cờ, bắp

Bộ ve giáp - Acari

35 Nhện đỏ son Tetranychus cinnabarinus

Boisd. (?) Tetranychidae + Lá Ghi chú: - : Rất ít gặp hay hiếm gặp, độ bắt gặp < 5%

+ : Ít gặp, độ bắt gặp từ 5 đến 20%

++: Gặp trung bình, độ bắt gặp từ hơn 20 đến 50% +++: Gặp nhiều, độ bắt gặp hơn 50%

So với thành phần sâu hại cây ngô đã công bố trước năm 1975, nghiên cứu này không ghi nhận được 35 loài (nhưBrachytrupes portentosus, Stenocatantops splendens, Chaetocnema concinnipennis, Dactylispa lameyi, Chilo suppressalis, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chinensis, Leptocorisa varicornis, Locusta migratoria manilensis, Oxya chinensis,

Phloeoba infumata, …). Nhưng lại ghi nhận được 10 loài khác với kết quả công bố trước năm 1975, đó là các loài Nephotettix virescens, Tettigoniella ferruginea,

Sogatella furcifera, Leptocorisa acuta, Thrips hawaiiensis, Sitophilus zeamais,

Spodoptera litura, Psalis pennatula, Cnaphalocrocis medinalisTetranychus cinnabarinus. So với thành phần sâu hại ngô lai phát hiện ở ngoại thành Hà Nội của Nguyễn Đức Khiêm (1995) [15] , kết quả này không ghi nhận được 10 loài, gồm Casida circumdata, Chilo suppressalis, Chilotraea auricilia, Cirpophaga nivella, Dactylispa lameyi, Empoasca flavescens, Menida histrio, Nilaparvata lugens, Recilia dorsalisSesamia inferens. Ngược lại, đã ghi nhận được 17 loài khác mà công bố của Nguyễn Đức Khiêm (1995) [15] chưa ghi nhận được. Đó là các loài Atractomorpha sinensis, Gastrimargus africanus africanus, Pseudoxya diminuta, Gryllotalpa orientalis, Callitettix versicolor, Tettigoniella ferruginea,

Scotinophara lurida, Eysarcoris ventralis, Thrips hawaiiensis, Epicauta impressicornis, Chaetocnema basalis, Monolepta signata, Hypomeces squamosus,

Sitophilus zeamais, Psalis pennatula, Cnaphalocrocis medinalisTetranychus cinnabarinus. Các loài này có thể coi là những loài được bổ sung vào danh sách côn trùng hại cây ngô lai cho vùng nghiên cứu (Hà Nội và phụ cận).

So sánh chung với thành phần sâu hại ngô ở miền Bắc đã công bố chính thức đến nay, kết quả nghiên cứu này bổ sung 5 loài (gồm Tettigoniella ferruginea, Thrips hawaiiensis, Psalis pennatula, Cnaphalocrocis medinalis

Tetranychus cinnabarinus). So với thành phần sâu hại ngô trong cả nước đã công bố chính thức đến nay, kết quả nghiên cứu này bổ sung 4 loài, gồm

Tettigoniella ferruginea, Thrips hawaiiensis, Cnaphalocrocis medinalis

Tetranychus cinnabarinus.

Trong 35 loài sâu hại đã ghi nhận trên ngô lai ở vùng nghiên cứu trong các năm 2010-2014, có 3 loài phát sinh ở mức gặp nhiều với độ bắt gặp đạt hơn 50%. Đó là rệp muội ngô Rhopalosiphum maidis và sâu đục thân ngô châu Á

Ostrinia furnacalis. Riêng loài mọt hạt ngô Sitophilus zeamais phát sinh ở mức gặp nhiều từ khi ngô bắt đầu chín sáp. Trong khi đó, có 7 loài phát sinh ở mức gặp trung bình với độ bắt gặp đạt từ hơn 20% đến 50%. Đó là các loài bọ trĩ

Thrips hawaiiensis,bọ lá 4 vệt Monolepta signata, mọt ngô Sitophilus zeamais, sâu xám Agrotis ipsilon, sâu xanh Helicoverpa armigera, sâu cắn lá nõn

Mythimna separata và sâu róm lúa Psalis pennatula (bảng 3.3).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu chính hại ngô lai và biện pháp phòng trừ ở một số tỉnh phía bắc (Trang 68)