L ỜI CAM Đ OAN
3.2.1. Sâu đục thân ngô châ uÁ
3.2.1.1. Đặc điểm hình thái của sâu đục thân ngô châu Á Trứng
Trứng có hình bầu dục, mới đẻ có màu trắng trong sau chuyển dần sang màu trắng đục, trước khi nở có một chấm đen ở đầu nổi rõ. Trứng có chiều dài trung bình là 0,55 ± 0,02 mm (phạm vi biến động: 0,4-0,7 mm) và chiều rộng trung bình là 0,51 ± 0,01 mm (phạm vi biến động: 0,4-0,6 mm).
Trứng được đẻ thành ổ có lớp keo mỏng bao phủ bên ngoài, trứng xếp chồng lên nhau dạng vảy cá ở mép lá hoặc gần gân chính của lá cả mặt trên và mặt dưới lá gần nõn. Mỗi ổ trứng có từ vài trứng đến vài chục trứng, có khi lên đến hàng trăm trứng.
Sâu non
Sâu non tuổi 1 có màu trắng trong đến trắng đục, hình dạng thuôn dài, mảnh đầu màu đen bóng. Sâu non tuổi 1 có chiềudài cơ thể trung bình là 1,29 ± 0,05 mm (phạm vi biến động: 1,0-1,6 mm), chiều rộng trung bình là 0,37 ± 0,02 mm (phạm vi biến động: 0,2-0,5 mm), mảnh đầu rộng 0,36 ± 0,006 mm (phạm vi biến động: 0,3-0,4 mm).
Sâu non tuổi 2 màu trắng đục đến trắng vàng, các vân ngang và các chấm đen trên lưng nổi rõ. Khi mới lột xác mảnh đầu màu trắng đục sau chuyển dần sang màu nâu đen. Sâu non tuổi 2 có chiều dài cơ thể trung bình là 2,99 ± 0,05 mm (phạm vi biến động: 2,5-3,5 mm), chiều rộng trung bình là 1,21 ± 0,02 mm (phạm vi biến động: 1,1-1,5 mm), mảnh đầu rộng 0,49 ± 0,004 mm (phạm vi biến động: 0,45-0,5 mm).
Sâu non tuổi 3 màu trắng đục đến trắng vàng, xuất hiện các u lông trên mặt lưng. Sâu non tuổi 3 có chiềudài cơ thể trung bình là 9,67 ± 0,22 mm (phạm vi biến
động: 8,6-10,6 mm), chiều rộng trung bình là 1,52 ± 0,09 mm (phạm vi biến động: 1,2-2,2 mm), mảnh đầu rộng 0,75 ± 0,009 mm (phạm vi biến động: 0,7-0,8 mm).
Sâu non tuổi 4 màu trắng vàng hoặc phớt hồng, có những vạch nâu mờ
chạy dọc lưng đến cuối bụng, các u lông nổi rõ. Sâu non tuổi 4 có chiều dài cơ thể trung bình là 17,52 ± 0,21 mm (phạm vi biến động: 16,0-19,0 mm), chiều rộng trung bình là 2,13 ± 0,03 mm (phạm vi biến động: 1,9-2,4 mm), mảnh đầu rộng 1,27 ± 0,009 mm (phạm vi biến động: 1,1-1,3 mm).
Sâu non tuổi 5 màu sắc tương tự như sâu non tuổi 4. Sâu non tuổi 5 có chiều dài cơ thể là 19,43 ± 0,31 mm (phạm vi biến động: 19,0-21,5 mm), chiều rộng trung bình là 3,34 ± 0,08 mm (phạm vi biến động: 2,0-3,5 mm), mảnh đầu rộng 1,74 ± 0,009 mm (phạm vi biến động: 1,7-1,9 mm).
Mảnh đầu của sâu non tất cả các tuổi khi mới lột xác thường có màu trắng trong, sau chuyển dần sang màu nâu nhạt, đến cuối các tuổi thường có màu nâu sẫm. Chiều rộng mảnh đầu của sâu non tuổi nhỏ (tuổi 1 và tuổi 2) tăng không lớn (các đoạn đồ thị này ít dốc). Ở sâu non tuổi lớn (tuổi 4 và tuổi 5) có mức độ gia tăng của chiều rộng mảnh đầu khá lớn (các đoạn đồ thị khá dốc), nhất là mảnh đầu của sâu non tuổi 4 (đoạn đồ thị của chiều rộng mảnh
đầu từ tuổi 3 chuyển sang tuổi 4 có độ dốc nhất) (hình 3.1).
Hình 3.1. Chiều rộng mảnh đầu các tuổi sâu non của sâu đục thân ngô châu Á
Kết quả đo kích thước cơ thể và chiều rộng mảnh đầu của sâu non các tuổi (trình bày ở trên) cho thấy sâu non cùng tuổi có chiều dài và chiều rộng cơ thể biến động khá lớn (phạm vi biến động lớn), trong khi đó chiều rộng mảnh đầu rất đồng đều nhau (phạm vi biến động hẹp).
Nhộng
Nhộng mới có màu nâu sáng, sau chuyển dần màu nâu sẫm, chuẩn bị
vũ hóa có màu nâu đen. Nhộng cái thường có kích thước cơ thể lớn hơn so với nhộng đực. Nhộng cái có chiều dài trung bình là 16,60 ± 0,19 mm (phạm vi biến động: 15,5-19,0 mm) và chiều rộng trung bình là 3,75 ± 0,05 mm (phạm vi biến động: 3,5-4,0 mm). Nhộng đực có chiều dài trung bình là 13,33± 0,23 mm (phạm vi biến động: 11,0-14,5 mm) và chiều rộng trung bình là 2,91± 0,11 mm (phạm vi biến động: 2,0-3,5 mm).
Trưởng thành
Trưởng thành cái có kích thước cơ thể lớn hơn so với trưởng thành đực. Cánh trước của trưởng thành cái màu vàng nhạt, cánh sau màu sáng hơn và các đường vân màu nhạt hơn cánh trước. Bụng có 6 đốt. Trưởng thành cái có chiều dài cơ thể là 15,36 ± 0,35 mm (phạm vi biến động: 13,5-19,0 mm), sải cách rộng trung bình là 28,76 ± 0,88 mm (phạm vi biến động: 24,0-30,5 mm).
Trưởng thành đực có màu sắc thẫm hơn, từ màu nâu đến nâu vàng. Vân cũng giống như trưởng thành cái nhưng có màu đậm hơn. Bụng thon dài cũng có 6 đốt rõ ràng. Trưởng thành đực có kích thước cơ thể nhỏ hơn trưởng thành cái với chiều dài cơ thể dài trung bình 15,17 ± 0,29 mm (phạm vi biến
động: 14,0-18,0 mm), sải cánh rộng trung bình 23,38 ± 0,64 mm (phạm vi biến động: 17,0-26,5 mm).
Kết quả nghiên cứu kích thước cơ thể các pha phát triển của sâu đục thân ngô châu Á phù hợp với các kết quả của Nafus và Schreiner (1991) và Lee et al. (1980).
3.2.1.2. Đặc điểm sinh vật học của sâu đục thân ngô châu Á
Tập tính sống
Sâu non nở từ trứng thường vào buổi sáng sớm. Sâu non sau khi nở từ
trứng bò quanh vị trí của ổ trứng một thời gian ngắn, sau đó phân tán rộng trên tán lá ngô bằng cách nhả tơđu mình, nhờ gió chuyển từ cây ngô này sang cây ngô khác hoặc từ lá ngô này sang lá khác ngô. Sâu non tuổi nhỏ chui xuống phía dưới lá nõn đục ăn phần thân non hoặc gặm ăn thịt lá nõn, cắn xuyên thủng lá nõn. Do vậy, khi lá nõn mở ra thường có dãy lỗ đục ngang phiến lá. Đây chính là một trong các triệu chứng gây hại đặc trưng của sâu
đục thân ngô châu Á trên đồng ruộng. Khi sâu non lột xác xong thường có tập tính ăn luôn xác lột, chỉ chừa lại mảnh đầu. Ăn xong xác lột thì chúng ăn các mô lá non của cây ngô gần nơi chúng lột xác, sau đó di chuyển đến những nơi khác có thức ăn phù hợp. Sâu non từ tuổi 2 bắt đầu đục vào thân cây ngô ở
gần đốt thân hoặc trên cờ ngô. Sâu non tuổi cuối thường đục thêm một lỗ mới
ở gần phần chúng gây hại hoặc dọn sạch đường đục cũđể hóa nhộng.
Trưởng thành thường vũ hóa vào ban đêm hoặc sáng sớm. Ban ngày trưởng thành ít hoạt động, chúng ẩn nấp ở những chỗ thiếu ánh sáng mặt trời, trong tán lá ngô thấp hoặc trong thảm cỏ dại. Khả năng di chuyển của trưởng thành vào ban ngày rất kém, thường chỉ bay xa ở khoảng cách 2-5 m. Ban
đêm, rất linh hoạt, có khả năng bay được khoảng cách xa hơn. Trưởng thành bắt cặp và giao phối vào buổi tối. Trưởng thành cái đẻ trứng thành ổ rải rác ở
mặt dưới và mặt sau của lá hoặc trên bề mặt thân, lá bi.
Thời gian phát triển các pha và vòng đời
Cũng như tất cả các loài côn trùng có biến thái hoàn toàn, chu kỳ vòng
đời của sâu đục thân ngô châu Á trải qua 4 pha phát triển là trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành. Nghiên cứu thời gian phát triển các pha và vòng đời của sâu đục thân ngô châu Á được tiến hành tại Viện Bảo vệ thực vật năm
2011-2012. Thí nghiệm được thực hiện ở điều kiện phòng thí nghiệm: nhiệt
độ 20-29oC với 58-82% ẩm độ (trung bình: 24,9oC; 70,6% ẩm độ); 24,4-35oC với 50-80% ẩm độ (trung bình: 29,5oC; 74,7% ẩm độ) và trong buồng sinh thái: nhiệt độ 25oC, 30oC và cùng 80% ẩm độ.
Tuổi sâu non
Sâu đục thân ngô châu Á được nuôi bằng giống ngô nếp lai MX4 ở các
điều kiện phòng thí nghiệm (20-29oC và 58-82%; 24,4-35oC và 50-80% ẩm
độ) và trong buồng sinh thái (25oC, 30oC, 80% ẩm độ). Trong các điều kiện nhiệt độ và ẩm độ đã thí nghiệm, pha sâu non đều có 5 tuổi. Số tuổi của sâu non trong nghiên cứu này tương tự như kết quả của một số tác giảđã công bố
(Đặng Thị Dung, 2003; Areekul et al., 1964; Hussein and Ibrahim, 1992; Nonci, 2004). Tuy nhiên, một số kết quả nghiên cứu khác ở nước ngoài lại ghi nhận sâu non sâu đục thân ngô châu Á có 6 tuổi hoặc có 6 đến 7 tuổi (Caasi- Lit, 2015; Lee et al., 1982; Liu và Hou, 2004; Nafus and Schreiner, 1991).
Thời gian phát triển của các tuổi sâu non
Thời gian phát triển các tuổi sâu non trong các thí nghiệm đều tăng dần theo tuổi của chúng, tức là sâu non tuổi sau có thời gian phát triển dài hơn sâu non tuổi trước. Trong các thí nghiệm khác nhau về nhiệt độ và ẩm độ, sâu non tuổi 1 đều có thời gian phát triển ngắn nhất trong các tuổi sâu non. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, thời gian phát triển sâu non tuổi 1 kéo dài trung bình từ 2,06 ngày ở 24,4-35oC và 50-80% ẩm độ (trung bình: 29,5oC; 74,7% ẩm
độ) đến 2,50 ngày ở 20-29oC và 58-82% ẩm độ (trung bình: 24,9oC; 70,6%
ẩm độ) (bảng 3.4). Trong khi đó, ở điều kiện buồng sinh thái với 80% ẩm độ, khi nhiệt độ tăng từ 25oC lên 30oC thì thời gian phát triển sâu non tuổi 1 rút ngắn từ 3,47 ngày xuống còn 2,23 ngày (bảng 3.5).
Thời gian phát triển sâu non tuổi 1 trong bảng 3.4 và bảng 3.5 đều nằm trong phạm vi biến động thời gian phát triển sâu non tuổi 1 ở các nghiên cứu
của Areekul (1964), Buligan (1929), Camarao (1984), Guerero (1965), Yunu và Hua (1969) (dẫn theo Caasi-Lit (2015). Tuy nhiên, có điểm khác là theo các tác giả này, sâu non tuổi 1 không phải luôn luôn có thời gian phát triển ngắn nhất trong các tuổi sâu non.
Ởđiều kiện phòng thí nghiệm, sâu non tuổi 2 và tuổi 3 có thời gian phát triển gần tương tự nhau, với sự chênh lệch nhau không đáng kể. Ở nhiệt độ 20- 29oC và 58-82% ẩm độ, thời gian phát triển sâu non tuổi 2 và tuổi 3 tương ứng là 3,14 ngày và 3,43 ngày (chênh lệch nhau 0,29 ngày). Ở nhiệt độ 24,4-35oC và 50-80% ẩm độ, thời gian phát triển sâu non tuổi 2 và tuổi 3 gần như tương tự
nhau, chỉ chênh lệch nhau 0,02 ngày (2,26 ngày so với 2,28 ngày) (bảng 3.4). Trong điều kiện buồng sinh thái, sự chênh lệch về thời gian phát triển của sâu non tuổi 2 và tuổi 3 đạt lớn hơn so với sự chênh lệch về thời gian phát triển của sâu non các tuổi này ở điều kiện phòng thí nghiệm. Ở nhiệt độ 25oC và ẩm độ là 80%, sâu non tuổi 3 có thời gian phát triển dài hơn 0,47 ngày so với thời gian phát triển của sâu non tuổi 2 (3,8 ngày so với 4,27 ngày). Khi tăng nhiệt độ lên 30oC và ẩm độ là 80%, thời gian phát triển sâu non tuổi 2 và tuổi 3 tương ứng là 2,77 và 3,27 ngày, chênh lệch nhau khoảng 0,5 ngày (bảng 3.5).
Bảng 3. 4. Thời gian phát triển các tuổi sâu non của sâu đục thân ngô châu Á ở điều kiện phòng thí nghiệm (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2011-2012)
Tuổi sâu non
Thời gian phát triển ở các
điều kiện (ngày) Thông sthống kê ố xử lý 20-29oC; 58-82% 24,4-35oC; 50-80% Lsd0,05 CV(%) Tuổi 1 2,50 ± 0,26 2,06 ± 0,17 0,42 23,1 Tuổi 2 3,14 ± 0,13 2,26 ± 0,21 0,31 13,9 Tuổi 3 3,43 ± 0,26 2,28 ± 0,22 0,44 19,1 Tuổi 4 3,57±0,26 2,57 ± 0,26 0,39 15,6 Tuổi 5 4,92±0,37 4,07 ± 0,75 0,42 13,3
Sâu non tuổi 4 có thời gian phát triển dài hơn thời gian phát triển của sâu non các tuổi 1, tuổi 2 và tuổi 3. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, thời gian phát triển của sâu non tuổi 4 và tuổi 3 chênh lệch nhau không đáng kể. Sự chênh lệch này chỉ là 0,14 - 0,29 ngày (so 3,57 ngày với 3,43 ngày ở 20- 29oC và 58-82% độẩm và so 2,57 ngày với 2,28 ngày ở 24,4-35oC và 50-80%
ẩm độ) (bảng 3.4). Sự chênh lệch giữa thời gian phát triển của sâu non tuổi 4 và tuổi 3 đạt lớn nhất là 1,3 ngày ở điều kiện nhiệt độ 25oC và 80% ẩm độ (so 5,57 ngày với 4,27 ngày). Khi tăng nhiệt độ lên 30oC và 80% ẩm độ, sự chênh lệch này rút ngắn còn 0,56 ngày (so 3,83 ngày với 3,27 ngày) (bảng 3.5).
Bảng 3.5. Thời gian phát triển các tuổi sâu non sâu đục thân ngô châu Á
ởđiều kiện buồng sinh thái (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2011-2012) Tuổi sâu non Thời gian phát triển ở các điều kiện (ngày) Thông số xử lý thống kê 25oC, 80% 30oC, 80% Lsd0,05 CV(%) Tuổi 1 3,47 ± 0,09 2,23 ± 0,08 0,23 15,5 Tuổi 2 3,80 ± 0,07 2,77 ± 0,08 0,21 12,0 Tuổi 3 4,27 ± 0,08 3,27 ± 0,08 0,26 13,0 Tuổi 4 5,57±0,09 3,83 ± 0,12 0,29 11,8 Tuổi 5 9,77±0,13 6,60 ± 0,11 0,39 9,1
Ghi chú: Số cá thể sâu non thí nghiệm n= 30; Thức ăn là giống ngô nếp lai MX4
Sâu non tuổi 5 có thời gian phát triển dài nhất trong các tuổi sâu non. Ở điều kiện phòng thí nghiệm, sâu non tuổi 5 có thời gian phát triển trung bình từ 4,07 ngày (ở 24,4-35oC và 50-80% ẩm độ) đến 4,92 ngày (ở 20-29oC và 58-82% ẩm độ) (bảng 3.4). Như vậy, ở trong những điều kiện này, thời gian phát triển sâu non tuổi 5 so với thời gian phát triển của sâu non tuổi 1 kéo dài gấp 1,96-1,98 lần. Ở trong 2 điều kiện phòng thí nghiệm này, thời gian phát triển sâu non tuổi 5 có sự sai khác ở mức có ý nghĩa thống kê (bảng 3.4).
Trong điều kiện buồng sinh thái, khi ở 25oC và 80% ẩm độ, sâu non tuổi 5 có thời gian phát triển kéo dài nhất và đạt trung bình tới 9,77 ngày, dài gấp 2,81 lần thời gian phát triển của sâu non tuổi 1 ở cùng điều kiện. Khi tăng nhiệt độ
lên 30oC với 80% ẩm độ, thời gian phát triển của sâu non tuổi 5 rút ngắn còn trung bình 6,60 ngày, dài gấp 2,95 lần thời gian phát triển của sâu non tuổi 1 ở
cùng điều kiện. Thời gian phát triển sâu non tuổi 5 ở 2 điều kiện nhiệt độ
trong buồng sinh thái cũng khác nhau ở mức có ý nghĩa thống kê (bảng 3.5). Kết quả nghiên cứu này hơi khác với kết quả của Areekul (1964). Theo tác giả này, thời gian phát triển sâu non tuổi 5 của sâu đục thân ngô châu Á không phải là dài nhất trong các tuổi sâu non.
Trong các nhiệt độ và ẩm độ khác nhau, các tuổi sâu non ở cùng điều kiện có sự chênh lệch về thời gian phát triển rất khác nhau. Thời gian phát triển các tuổi sâu non ở cùng điều kiện chênh lệch lớn nhất là 0,33-6,3 ngày quan sát được ở nhiệt độ 25oC với 80% ẩm độ. Sự chênh lệch này với giá trị
lớn thứ hai là 0,54-4,37 ngày quan sát được ở nhiệt độ 30oC với 80% ẩm độ. Thời gian phát triển các tuổi sâu non ở cùng điều kiện có sự chênh lệch nhỏ
nhất là 0,02-2,01 ngày quan sát được ở điều kiện phòng thí nghiệm với 24,4- 35oC và 50-80% ẩm độ. Như vậy, ở điều kiện buồng sinh thái thì thời gian phát triển các tuổi sâu non ở cùng điều kiện có sự chênh lệch lớn hơn rất rõ ràng so với ởđiều kiện phòng thí nghiệm (bảng 3.4 và bảng 3.5).
Thời gian phát triển các tuổi sâu non ở điều kiện phòng thí nghiệm với 20-29oC và 58-82% ẩm độ (trung bình: 24,9oC và 70,6% ẩm độ) đều tương
ứng ngắn hơn rất rõ ràng so với ở nhiệt độ 25oC và 80% ẩm độ. Sự chệnh lệch này đạt từ gần 1 ngày đến hơn 4 ngày (2,50 ngày so với 3,47 ngày; 3,14 ngày so với 3,80 ngày; 3,43 ngày so với 4,27 ngày; 3,57 so với 5,57 ngày và 4,92 so với 9,77 ngày). Thời gian phát triển các tuổi sâu non ở điều kiện phòng thí nghiệm với 24,4-35oC và 50-80% ẩm độ (trung bình: 29,5oC và 74,7% ẩm độ)
cũng tương ứng ngắn hơn so với ở nhiệt độ 30oC và 80% ẩm độ. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không lớn, chỉ là 0,17-2,53 ngày (2,06 ngày so với 2,23 ngày; 2,26 ngày so với 2,77 ngày; 2,28 ngày so với 3,27 ngày; 2,57 ngày so với 3,83 ngày và 4,07 so với 6,6 ngày) (bảng 3.4 và bảng 3.5). Như vậy, trong
điều kiện phòng thí nghiệm với nhiệt độ, ẩm độ ở trung bình thấp (24,9oC; 70,6%) và ở nhiệt độ 25oC với 80% ẩm độ có thời gian phát triển sâu non cùng loại tuổi chênh lệch nhau lớn hơn nhiều so với sự chênh lệch của chỉ tiêu này trong điều kiện phòng thí nghiệm với nhiệt độ, ẩm độ ở trung bình cao hơn (29,5oC; 74,7% ẩm độ) và ở nhiệt độ 30oC với 80% ẩm độ. Ngoài ra, bảng 3.5 và bảng 3.6 còn cho thấy thời gian phát triển các tuổi sâu non ở điều kiện phòng thí nghiệm (20-29oC; 58-82% ẩm độ và 24,4-35oC; 50-80% ẩm
độ) đều rút ngắn hơn các tuổi sâu non tương ứng ở điều kiện buồng sinh thái