Tần suất xuất hiện của sâu hại thường gặp trên ngô lai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu chính hại ngô lai và biện pháp phòng trừ ở một số tỉnh phía bắc (Trang 75)

L ỜI CAM Đ OAN

3.1.3. Tần suất xuất hiện của sâu hại thường gặp trên ngô lai

Kết quả điều tra trong 5 vụ trồng ngô gối tiếp nhau và không phun thuốc trừ sâu tại Hà Nội cho thấy có 9 loài sâu hại trên ngô lai thường xuyên xuất hiện trên đồng ngô với tần suất xuất hiện cao (bảng 3.3).

Bảng 3.3. Tần xuất xuất hiện của một số loài sâu hại chính trên các vụ

ngô lai tại Hà Nội (2011-2012)

TT Tên sâu hại Tần xuất xuất hiện ở các vụ ngô (%)

1 2 3 4 5

1 Ostrinia furnacalisSâu đục thân ngô châu Á 100,0 100,0 100,0 73,7 60,8 2 Rệp muội ngô R.maidis 80,7 75,6 55,3 100,0 100,0 3 Sâu xám Agrotis ipsilon 25,8 - - 42,5 35,7 4 Sâu cắn lá nõn ngô

Mythimna separata 22,5 15,8 6,7 32,4 28,4

5 Sâu xanh Helicoverpa

armigera 7,1 12,5 21,4 27,6 5,6

6 Bọ lá 4 vệt Monolepta

signata 11,5 12,7 18,2 6,8 3,5

7 Mọt ngô Sitophilus zeamais - 4,5 25,8 12,6 - 8 Sâu róm lúa Psalis pennatula - 10,7 23,8 26,5 -

9 Bọ trĩ Thrips hawaiiensis - 8,5 27,7 5,6 -

Ghi chú: 1: Vụ ngô xuân (trồng 20/1/2011, kết thúc15/4/2011) 2: Vụ ngô xuân hè (trồng 20/3/2011, kết thúc 25/6/2011) 3: Vụ ngô hè thu (trồng 25/4/2011, kết thúc 30/8/2011) 4: Vụ ngô đông (trồng 15/9/2011, kết thúc 25/12/2011) 5: Vụ ngô đông xuân (trồng 10/11/2011, kết thúc 25/2/2012)

Dựa theo độ bắt gặp và tần suất xuất hiện của các loại sâu hại phổ biến trong các vụ ngô lai được quan sát cho thấy sâu đục thân ngô châu Á

O.furnacalis và rệp muội ngô R. maidis là hai loài sâu hại chính trên ngô lai ở

vùng nghiên cứu.

Nhận xét chung

Kết quả nghiên cứu trong các năm 2010-2014 ở vùng Hà Nội và phụ

cận đã thu thập được 35 loài sâu hại trên ngô lai thuộc 6 bộ côn trùng và 1 bộ

ve giáp (nhện nhỏ). Kết quả này đã bổ sung cho thành phần côn trùng hại ngô

ở vùng nghiên cứu 17 loài, cho miền Bắc bổ sung 5 loài (gồm Tettigoniella ferruginea, Thrips hawaiiensis, Psalis pennatula, Cnaphalocrocis medinalis

Tetranychus cinnabarinus) và cho thành phần côn trùng hại ngô trong cả

nước đã bổ sung 4 loài (gồm Tettigoniella ferruginea, Thrips hawaiiensis,

Cnaphalocrocis medinalisTetranychus cinnabarinus). Trong các loài sâu hại ngô lai đã phát hiện có hai loài ghi nhận là sâu hại chính. Đó là sâu đục thân ngô châu Á O. furnacalis và rệp muội ngô R.maidis.

Phần lớn các loài sâu hại (25 loài) đã ghi nhận trên ngô lai phát sinh ở

mức rất ít gặp và ít gặp với độ bắt gặp dưới 20%. Có 7 loài (sâu xám

Agrotis ipsilon, sâu xanh Helicoverpa armigera, bọ lá 4 vệt Monolepta signata, sâu cắn lá nõn Mythimna separata, sâu róm 4 gù vàng Orgyia postica và sâu róm lúa Psalis pennatula, bọ trĩ Thrips hawaiiensis) phát sinh ở mức gặp trung bình với độ bắt gặp đạt từ hơn 20% đến 50%. Có 3 loài phát sinh ở mức gặp nhiều với độ bắt gặp đạt hơn 50%. Đó là rệp muội ngô Rhopalosiphum maidis và sâu đục thân ngô châu Á Ostrinia furnacalis

và mọt hạt ngô Sitophilus zeamais, nhưng loài mọt hạt ngô phát sinh ở mức gặp nhiều chỉ từ khi ngô bắt đầu chín sáp. Đây là sâu hại chính trên ngô lai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu chính hại ngô lai và biện pháp phòng trừ ở một số tỉnh phía bắc (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)