Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 27)

Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố cơ bản giúp vận hành và phát triển trong bất cứ một doanh nghiệp nào. Nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ chuyên môn cao sẽ là tiền đề để giúp hoạt động M&A được thực hiện tốt, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp càng hoạt động có hiệu quả và phát triển hơn.

1.2 Tổng quan về năng lực cạnh tranh tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần 1.2.1 Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần 1.2.1.1 Khái niệm về cạnh tranh

Xung quanh khái niệm cạnh tranh, một phạm trù kinh tế cơ bản này, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, kinh tế học đưa ra những khái niệm khác nhau về cạnh tranh. Có thể dẫn chứng một số những điển hình sau:

 Adam Smith cho rằng nếu tự do cạnh tranh, các cá nhân ch n ép nhau thì cạnh tranh buộc các cá nhân phải làm tốt công việc của mình một cách chính xác. Ngược lại, chỉ có mục đích lớn lao nhưng lại không có động cơ thúc đẩy thực hiện mục đích ấy thì rất ít có khả năng tạo ra được bất kỳ sự cố gắng lớn lao nào. Như vậy, có thể hiểu cạnh tranh khơi dậy sự nổ lực chủ quan của con người, góp phần làm tăng của cải của nền kinh tế.

 K. Mark thì cho rằng: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để được lợi nhuận siêu ngạch”.

Như vậy, cạnh tranh là một phạm trù kinh tế để chỉ sự cố gắng trong việc tranh giành lấy thị phần, gia tăng sự cung cấp sản phẩm hàng hóa đối với khách hàng, nhằm tìm kiếm lợi nhuận cho công ty mình. Cạnh tranh sẽ giúp các doanh nghiệp cùng nhau phát triển, do vậy cạnh tranh sẽ rất cần thiết trong bất kỳ một nền kinh tế nào.

Đối với NHTMCP, một loại hình doanh nghiệp đặc biệt mà hoạt động của nó dựa trên việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ tài chính, với mục đích cuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận. Do vậy, cạnh tranh xảy ra khi các NHTMCP này ganh đua, giành giật khách hàng dựa trên tất cả các nguồn lực, khả năng mà ngân hàng có được để đáp ứng nhu cầu cung cấp sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, đặc trưng của mình so với các NHTM khác trên thị trường, nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh, tăng lợi nhuận, uy tín, thương hiệu và vị thế trên thị trường.

1.2.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của các NHTMCP

Năng lực cạnh tranh của NHTM: Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng tạo lập, duy trì lợi nhuận và thị phần trên cơ sở đa dạng và nâng cao chất lượng, tiện ích các dịch vụ tài chính ngân hàng.

Từ những quan điểm trên, theo tôi, Năng lực cạnh tranh của một NHTM là khả năng tạo ra, sử dụng và duy trì lợi thế của mình so với đối thủ cạnh tranh, nhằm đứng vững và phát triển trong tình hình kinh tế hiện nay.

Thực tế cho thấy, không một ngân hàng nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Theo đó, ngân hàng phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong một ngân hàng được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của ngân hàng như khả năng tài chính, khả năng huy động vốn, khả năng cho vay, sản phẩm dịch vụ cung cấp, quản trị, hệ thống thông tin. Như vậy có thể thấy, khái niệm năng lực cạnh tranh là một khái niệm động, được cấu thành bởi nhiều yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường vi mô và vĩ mô. Vậy nên năng lực cạnh tranh của ngân hàng có thể được hiểu như sau: Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, trên cơ sở duy trì và phát triển những lợi thế vốn có, nhằm củng cố và mở rộng thị phần, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững.

1.2.2 Các ch tiêu đo lƣờng năng lực cạnh tranh tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần

Hoạt động của các NHTMCP có ổn định và phát triển hay không, có khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường hay không, không chỉ phụ thuộc vào bản thân các nguồn lực nội tại và hiện có của các NHTMCP như tiềm lực tài chính, công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực… mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đối thủ cạnh tranh của chính các ngân hàng đó, khả năng thâm nhập thị trường của các đối thủ, mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ như thế nào, chiến lược kinh doanh của các ngân hàng thương mại có phù hợp hay không, các điều kiện môi trường vĩ mô tác động đến khả năng của ngân hàng trước những thách thức và cơ hội mới.

Dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh nội tại của các NHTMCP:

1.2.2.1 Năng lực tài chính

Tiềm lực tài chính là thước đo sức mạnh của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Tiềm lực tài chính thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Quy mô về vốn. Thể hiện qua các chỉ tiêu như tổng tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ. Tiềm lực vốn chủ sở hữu phản ánh sức mạnh tài chính của một ngân hàng và khả năng chống đ rủi ro của ngân hàng đó.

Vốn chủ sở hữu Vốn tự có cấp 1 vốn tự có cấp 2 (1.2)

Hệ số an toàn vốn (CAR - Capital Adequacy Ratio) dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Theo quy định của Basel, một tổ chức tài chính được gọi là đủ vốn khi hệ số đủ vốn đạt tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản điều chỉnh rủi ro.

CAR = (1.3)

Cách thức mà một ngân hàng có khả năng cơ cấu lại vốn, huy động thêm vốn, cũng là một khía cạnh phản ánh tiềm lực về vốn của một ngân hàng. Đây là một trong những nguồn lực quan trọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh của một ngân hàng.

Chất lƣợng tài sản có. Phản ánh sức khỏe của ngân hàng, thể hiện thông qua các chỉ tiêu như tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản có, tỷ lệ trích lập dự phòng và khả năng thu hồi các khoản nợ xấu, đa dạng hóa danh mục tín dụng, rủi ro tín dụng tiềm ẩn…Các chỉ tiêu đánh giá có thể kể đến như Tổng dư nợ trên tống vốn huy động, Nợ quá hạn trên tổng dư nợ, Hệ số thu hồi nợ…

Mức sinh lời. Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời cũng phản ánh một phần kết quả cạnh tranh của ngân hàng đó. Chỉ tiêu mức sinh lợi có thể được phân tích thông qua những chỉ tiêu như lợi nhuận sau thuế, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Thông thường mức sinh lời

Vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản điều ch nh rủi ro

được phản ánh qua tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có (ROA), các chỉ tiêu về mức sinh lợi trong mối tương quan với chi phí.

ROE = (1.4)

ROE là chỉ tiêu được các ngân hàng quan tâm đến nhiều nhất, cho thấy khả năng sinh lời từ một đồng vốn của chủ sở hữu, lợi nhuận mà một cổ đông có được. Do vậy, các ngân hàng luôn cố gắng tăng chỉ tiêu ROE để tăng tính hấp dẫn đối với các cổ đông bằng phương pháp như kiểm soát chi tiêu, đầu tư, quản lý rủi ro có hiệu quả.

Các ngân hàng thường sử dụng ROA để đo lường mối quan hệ sinh lời của tài sản và nguồn vốn bởi vì một bộ phận nguồn vốn được sử dụng tạo nên tài sản không sinh lãi và có một bộ phận tài sản không sinh lãi lại tham gia tạo nên thu nhập cho ngân hàng. Do vậy nếu ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của NHTM tốt, cơ cấu tài sản hợp lý. Tuy nhiên nếu ROA quá lớn làm cho các nhà quản trị lo lắng vì rủi ro luôn đi song hành với lợi nhuận.

ROA = (1.5)

Khả năng thanh toán. Thể hiện qua các chỉ tiêu như khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và đặc biệt là khả năng quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM.

1.2.2.2 Năng lực về sản phẩm, dịch vụ.

Mức độ đa dạng hóa của sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cũng là một chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Một ngân hàng có nhiều sản phẩm, dịch vụ cung cấp phù hợp với nhu cầu thị trường sẽ là một ngân hàng có lợi thế cạnh tranh. Sự đa dạng hóa về dịch vụ, một mặt tạo cho ngân hàng phát triển ổn định hơn, mặt khác cho phép ngân hàng phát huy lợi thế nhờ quy mô.

Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu bình quân x 100%

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản có bình quân

Tuy nhiên sự đa dạng hóa các dịch vụ cần phải thực hiện tương quan với các nguồn lực hiện có của ngân hàng. Việc triển khai quá nhiều dịch vụ có thể làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả do dàn trải quá mức các nguồn lực. Do đó, các ngân hàng không chỉ quan tâm đến số lượng mà còn chất lượng các sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Có như vậy, mới tạo nên được lợi thế cạnh tranh của ngân hàng so với các ngân hàng khác.

1.2.2.3 Năng lực về công nghệ.

Trong lĩnh vực ngân hàng, công nghệ ngày càng đóng vai trò như là một trong những nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của mỗi ngân hàng. Công nghệ ngân hàng không chỉ bao gồm những công nghệ mang tính tác nghiệp như hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống bán lẻ, máy rút tiền tự động ATM mà còn bao gồm hệ thống thông tin quản lý, hệ thống báo cáo rủi ro trong nội bộ ngân hàng. Khả năng nâng cấp và đổi mới công nghệ ngân hàng cũng là chỉ tiêu phản ánh năng lực công nghệ của ngân hàng. Như vậy, năng lực công nghệ không chỉ thể hiện ở số lượng, chất lượng công nghệ hiện tại, mà còn bao gồm khả năng đổi mới công nghệ hiện tại về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế.

1.2.2.4 Năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức.

Năng lực quản lý phản ánh năng lực điều hành của hội đồng quản trị cũng như ban lãnh đạo ngân hàng. Năng lực quản lý thể hiện ở mức độ chi phối và khả năng giám sát của hội đồng quản trị với ban giám đốc, mục tiêu, động cơ, mức độ cam kết của ban lãnh đạo đối với việc duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng, hoạch định chiến lược kinh doanh cũng như chính sách quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ hoạt động ngân hàng. Khả năng quản lý tốt của Ban quản trị sẽ giúp ngân hàng sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tận dụng mọi lợi thế của ngân hàng và môi trường kinh tế để phát huy thế mạnh nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đó.

Năng lực quản lý của hội đồng quản trị cũng như ban giám đốc cũng bị chi phối bởi cơ cấu tổ chức của ngân hàng. Cơ cấu tổ chức là một nhân tố quan trọng trong việc phản ánh cơ chế phân bổ các nguồn lực của một ngân hàng có phù hợp

với quy mô, trình độ quản lý của ngân hàng, phù hợp với đặc trưng cạnh tranh của ngành và yêu cầu của thị trường. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thể hiện sự phân chia các phòng ban chức năng, các bộ phận tác nghiệp, các đơn vị trực thuộc. Hiệu quả của cơ chế quản lý thể hiện ở mức độ phối hợp giữa các phòng ban, các đơn vị trong việc triển khai chiến lược kinh doanh, các hoạt động nghiệp vụ hàng ngày, khả năng thích nghi và thay đổi của cơ cấu trước những biến động của ngành hay những biến động của môi trường vĩ mô.

1.2.2.5 Năng lực về nguồn nhân lực.

Năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực của ngân hàng thể hiện ở số lượng và chất lượng lao động. Về số lượng lao động không chỉ xem xét về qui mô, số lượng nhân viên, mà còn xem xét mối tương quan với hệ thống mạng lưới, hiệu quả kinh doanh để từ đó nhìn nhận năng suất lao động thực sự của ngân hàng. Về chất lượng nguồn lao động thể hiện ở trình độ học vấn, trình độ thành thạo nghiệp vụ, động cơ phấn đấu, mức độ cam kết gắn bó với ngân hàng. Quá trình tuyển dụng và đào tạo một chuyên viên ngân hàng thường rất tốn kém về thời gian và công sức. Hiệu quả của chính sách nhân sự, đặc biệt là chính sách tuyển dụng và cơ chế tiền lương cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng duy trì một đội ngũ nhân sự chất lượng cao của ngân hàng. Khi ngân hàng có đội ngũ nhân viên tay nghề cao, tâm huyết với nghề, có động cơ phấn đấu và cam kết gắn bó, phản ánh ngân hàng đó có lợi thế cạnh tranh từ nguồn nhân lực rất tốt.

1.2.2.6 Thị phần và hệ thống kênh phân phối.

Thị phần hoạt động của ngân hàng được đánh giá qua các chỉ tiêu như mức tài trợ của ngân hàng đối với nền kinh tế; tỷ lệ tài trợ của ngân hàng so với tổng mức tài trợ của toàn hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế; số lượng và tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng so với các ngân hàng khác.

Hệ thống kênh phân phối thể hiện ở số lượng các chi nhánh và đơn vị trực thuộc khác. Việc triển khai các công nghệ hiện đại đang làm rút ngắn khoảng cách về không gian và làm giảm tác động của một mạng lưới rộng khắp đối với năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Hiệu quả của mạng lưới chi nhánh thể hiện qua tính hợp

lý trong việc phân bổ chi nhánh ở các vùng miền cũng như vấn đề quản lý và giám sát hoạt động của chi nhánh.

1.3 Mối quan hệ giữa hoạt động M&A và năng lực cạnh tranh của các NHTMCP NHTMCP

Trong tiến trình gia nhập WTO, các Ngân hàng nước ngoài được cam kết sẽ bình đẳng như các NHTMCP trong nước trong việc áp dụng các giới hạn về cấp tín dụng, bảo lãnh. Các Ngân hàng nước ngoài với công nghệ ngân hàng hiện đại, và kinh nghiệm quản trị ngân hàng tiên tiến, nguồn lực tài chính mạnh sẽ là những đối thủ cạnh tranh đáng nể đối với các NHTMCP trong nước. Do đó, các NHTMCP trong nước cần liên kết, sáp nhập lại nhằm nâng cao nội lực, năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển có hiệu quả.

Vì vậy, để tận dụng mọi cơ hội cũng như thách thức trong chiến lược kinh doanh, việc nâng cao năng lực canh tranh của các NHTMCP là một vấn đề rất cấp thiết. Xét trong ngắn hạn và dài hạn, hoạt động M&A được xem như là một giải pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh tại các NHTMCP bởi những ưu điểm sau:

Nâng cao vị thế cạnh tranh trong điều kiện hội nhập

Từ kết quả thành công của các hoạt động M&A, các ngân hàng mới được thành lập với quy mô lớn, trình độ quản lý chuyên nghiệp, chất lượng được nâng cao sẽ giúp cho các ngân hàng trong nước nâng cao uy tín và lấy được lòng tin của khách hàng, xây dựng thương hiệu lớn mạnh để hoạt động ngân hàng không chỉ bó hẹp trong phạm vi nội địa mà còn vươn xa ra thị trường thế giới.

Giảm chi phí nhờ tăng lợi ích từ quy mô

Đó là khả năng giảm số lượng nhân viên với quy mô lớn và các khoản tiết kiệm chi phí nhờ loại bỏ những yếu tố trùng lắp của hai tổ chức như hệ thống phân

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 27)