Các giải pháp hạn chế hoạt động thiếu hiệu quả của ngân hàng mới

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 86)

Quá trình thực hiện sáp nhập sẽ có thể dẫn đến những rủi ro liên quan đến việc từ bỏ giao dịch với ngân hàng nếu như các ngân hàng này không có những chính sách quan tâm, tiếp thu ý kiến của khách hàng, quan tâm tới chất lượng dịch vụ cung cấp, hay việc sáp nhập sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của ngân hàng mới sau M&A. Do đó, để hạn chế những rủi ro này các ngân hàng TMCP Việt Nam nên áp dụng những biện pháp sau:

Tuyên truyền đầy đủ thông tin cần thiết về việc sáp nhập:

Để hạn chế những thông tin ngoài luồng không chính thức có thể gây ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh của ngân hàng, Ban điều hành ngân hàng cần phải công bố những thông tin ở mức cần thiết cho từng đối tượng là nhân viên chủ chốt, hay chính sách duy trì đối với khách hàng.

 Đối với cán bộ nhân viên: Ban điều hành cần thường xuyên tổ chức các cuộc họp nội bộ để tuyên truyền, cập nhật tình hình về thương vụ thực hiện sáp nhập, mua lại. Giai đoạn hậu M&A rất quan trọng, cần phải củng cố niềm tin và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhân viên, một tài sản quý giá của ngân hàng.

 Đối với khách hàng: Xây dựng một kế hoạch công bố thông tin, kênh công bố thông tin chính thức đối với khách hàng, tránh những thông tin xuyên tạc, gây hoang mang ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng.

Đánh giá đầy đủ và chính xác đối thủ, các khoản nợ xấu, nợ tiềm năng:

Thực tế cho thấy, hầu hết các thương vụ M&A đều phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến nợ xấu, nguyên nhân là do ngân hàng nhận sáp nhập không định giá và thẩm định đầy đủ, chính xác. Vì vậy việc xác minh và định giá cẩn trọng các khoản nợ hiện hữu của ngân hàng bị sáp nhập là hết sức quan trọng. Để có được kết quả đánh giá có uy tín chất lượng tốt, ngân hàng nên thuê các công ty Luật có đủ khả năng để thẩm tra lại tính pháp lý của các tài sản nợ ngân hàng mục tiêu. Cần xác định tiêu chuẩn đánh giá nợ theo tiêu chuẩn quốc tế, tính theo khả năng trả nợ đáng lo ngại của con nợ, để đánh giá đúng tỷ lệ nợ xấu, từ đó đưa ra mức định giá phù hợp trong thương vụ.

Lập kế hoạch hợp nhất phần mềm hệ thống giao dịch:

Sau khi thực hiện thương vụ sáp nhập, các ngân hàng sẽ gặp thách thức trong việc kết hợp, tích hợp hệ thống công nghệ thông tin giữa các ngân hàng. Do vậy ngân hàng sáp nhập cần phải làm việc ngay với nhà cung cấp phần mềm, xây dựng kế hoạch hợp nhất hai phần mềm hoạt động, nhằm tránh những đình trệ trong hoạt

động kinh doanh, gây tâm lý lo ngại cho khác hàng, từ đó ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của ngân hàng sau sáp nhập. Đây là những công việc quan trọng nhằm hạn chế tối đa những tổn thất có thể gặp phải như mất dữ liệu, sai lệch thông tin khách hàng, mất khả năng truy cập, không thể liên kết giữa các chi nhánh…

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 86)