Những nguyên nhân tồn tại

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 73)

Nguyên nhân từ phía môi trƣờng vĩ mô và hệ thống pháp luật:

Hệ thống luật pháp về lĩnh vực hoạt động ngân hàng còn thiếu những quy định tạo điều kiện cho cho sự phát triển của hoạt động M&A phù hợp với các chuẩn mực quốc tế như Luật sáp nhập, hợp nhất và mua lại ngân hàng; quy định cách xác định tài sản hữu hình và vô hình, phương thức định giá tài sản trong hoạt động ngân hàng.

Chưa có những quy định chặt chẽ về minh bạch thông tin trong hoạt động kinh doanh. Các ngân hàng cũng thiếu minh bạch thông tin ngân hàng mình, độ chính xác thông tin cũng chưa cao do NHNN chưa có quyết liệt áp dụng biện pháp chế tài đối với các TCTD cung cấp thông tin sai sự thật, thiếu minh bạch số liệu báo cáo tài chính theo quy định.

Nguyên nhân từ phía các ngân hàng thƣơng mại cổ phần:

Tâm lý ngại M&A ngân hàng do ảnh hưởng từ những cuộc sáp nhập, hợp nhất ngân hàng trước đây hoạt động ít không hiệu quả, chủ yếu để duy trì sự tồn tại theo quy định của NHNN mà chưa có sự đột phá trong kinh doanh.

Các NHTMCP chưa chủ động trong việc thực hiện hoạt động M&A, chủ yếu theo định hướng sắp xếp và bắt buộc của NHNN Việt Nam.

Các NHTMCP vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc đàm phán, chưa chú trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức của một số NHTMCP trong nước cũng chưa hợp lý, khả năng quản lý chưa cao và nhất là thiếu kinh nghiệm quản trị rủi ro, điều này thể hiện sự yếu kém của các NHTMCP trong nước khi tham gia vào các thương vụ M&A với các đối tác nước ngoài.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi mỗi thành phần kinh tế trong nước phải gia tăng tiềm lực tài chính, để nâng cao năng lực cạnh tranh. Hơn nữa, cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế này, các rào cản gia nhập thị trường của các Ngân hàng nước ngoài sẽ dần dần bị mất đi, vì vậy các Ngân hàng thương mại trong nước, cũng như khối ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng cần phải liên kết với nhau để tạo thành những tập đoàn tài chính vững mạnh, đủ lớn để tăng sức cạnh tranh của mình đối với các ngân hàng nước ngoài. Chương 2 đã giới thiệu về năng lực cạnh tranh của khối NHTMCP, cơ sở pháp lý của hoạt động M&A ngân hàng, tình hình mua bán sáp nhập của các Ngân hàng TMCP Việt Nam, để từ đó đưa ra tính tất yếu phải tiến hành nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh, đồng thời cũng chỉ ra rằng xu hướng mua bán sáp nhập ngân hàng cũng là xu hướng tất yếu, liên quan đến sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Như vậy, làm thế nào để hoạt động M&A thành công nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của các NHTMCP, đồng thời thúc đẩy việc gia tăng hoạt động M&A trong ngành Ngân hàng trong thời gian tới sẽ được thể hiện trong Chương 3 của đề tài.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG NHẰM TĂNG CƢỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

3.1 Dự báo xu hƣớng của hoạt động M&A trong thời gian sắp tới

3.1.1 Nhân tố góp phần thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 73)