Tiềm lực tài chính là thước đo sức mạnh của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Tiềm lực tài chính thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Quy mô về vốn. Thể hiện qua các chỉ tiêu như tổng tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ. Tiềm lực vốn chủ sở hữu phản ánh sức mạnh tài chính của một ngân hàng và khả năng chống đ rủi ro của ngân hàng đó.
Vốn chủ sở hữu Vốn tự có cấp 1 vốn tự có cấp 2 (1.2)
Hệ số an toàn vốn (CAR - Capital Adequacy Ratio) dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Theo quy định của Basel, một tổ chức tài chính được gọi là đủ vốn khi hệ số đủ vốn đạt tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản điều chỉnh rủi ro.
CAR = (1.3)
Cách thức mà một ngân hàng có khả năng cơ cấu lại vốn, huy động thêm vốn, cũng là một khía cạnh phản ánh tiềm lực về vốn của một ngân hàng. Đây là một trong những nguồn lực quan trọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh của một ngân hàng.
Chất lƣợng tài sản có. Phản ánh sức khỏe của ngân hàng, thể hiện thông qua các chỉ tiêu như tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản có, tỷ lệ trích lập dự phòng và khả năng thu hồi các khoản nợ xấu, đa dạng hóa danh mục tín dụng, rủi ro tín dụng tiềm ẩn…Các chỉ tiêu đánh giá có thể kể đến như Tổng dư nợ trên tống vốn huy động, Nợ quá hạn trên tổng dư nợ, Hệ số thu hồi nợ…
Mức sinh lời. Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời cũng phản ánh một phần kết quả cạnh tranh của ngân hàng đó. Chỉ tiêu mức sinh lợi có thể được phân tích thông qua những chỉ tiêu như lợi nhuận sau thuế, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Thông thường mức sinh lời
Vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản điều ch nh rủi ro
được phản ánh qua tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có (ROA), các chỉ tiêu về mức sinh lợi trong mối tương quan với chi phí.
ROE = (1.4)
ROE là chỉ tiêu được các ngân hàng quan tâm đến nhiều nhất, cho thấy khả năng sinh lời từ một đồng vốn của chủ sở hữu, lợi nhuận mà một cổ đông có được. Do vậy, các ngân hàng luôn cố gắng tăng chỉ tiêu ROE để tăng tính hấp dẫn đối với các cổ đông bằng phương pháp như kiểm soát chi tiêu, đầu tư, quản lý rủi ro có hiệu quả.
Các ngân hàng thường sử dụng ROA để đo lường mối quan hệ sinh lời của tài sản và nguồn vốn bởi vì một bộ phận nguồn vốn được sử dụng tạo nên tài sản không sinh lãi và có một bộ phận tài sản không sinh lãi lại tham gia tạo nên thu nhập cho ngân hàng. Do vậy nếu ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của NHTM tốt, cơ cấu tài sản hợp lý. Tuy nhiên nếu ROA quá lớn làm cho các nhà quản trị lo lắng vì rủi ro luôn đi song hành với lợi nhuận.
ROA = (1.5)
Khả năng thanh toán. Thể hiện qua các chỉ tiêu như khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và đặc biệt là khả năng quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM.