0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Tổng quan về hoạt động M&A tại ViệtNam

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (Trang 48 -48 )

Hoạt động M&A đã ra đời, thực hiện và phát triển từ rất lâu trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam hoạt động M&A chỉ được manh nha hình thành sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Các giao dịch M&A đã tăng dần cả về số lượng và giá trị theo từng năm và tăng lên mức kỷ lục vào năm 2011 với 412 vụ giao dịch và tổng giá trị đạt được là 4.7 tỷ đô la, được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Trong năm 2012 ghi nhận 157 thương vụ M&A với tổng giá trị đạt 4,9 tỷ USD trong năm 2012. Quy mô thị trường M&A có sự suy giảm đáng kể cả về giá trị và số lượng thương vụ so với năm 2011 (năm bùng nổ hoạt động M&A với 267 thương vụ, giá trị 6,3 tỷ USD).

Theo số liệu ghi nhận thì M&A với các tập đoàn nước ngoài (Inbound MA) vẫn là xu hướng chủ đạo trong năm 2012. Các tập đoàn nước ngoài vẫn đẩy mạnh M&A vào Việt Nam mặc dù số lượng thương vụ giảm nhiều. 1,3 tỷ USD từ Pháp

liên quan đến việc tập đoàn dầu khí Parenco nhận chuyển nhượng sở hữu từ ConconoPhillips trong liên doanh khai thác các dầu khí và Đường ống Nam Côn sơn của Petrol Việt Nam. Trong đó, các nhóm ngành được các tập đoàn quan tâm và đẩy mạnh đầu từ vào là Bảo Hiểm và Vật liệu xây dựng.

"Nguồn: StoxPlus".

Biểu 2.7: Thị trường M&A Việt Nam 10 năm qua (2003-2012).

Số tổng hợp từ số liệu M&A trong một số ngành tiêu biểu:

Dầu khí. Tổng giá trị gần 1,4 tỷ USD với 7 thương vụ năm 2012 chủ yếu liên quan đến việc tập đoàn Conoco Phillips thoái đầu tư khỏi hai khu dàn khoan dầu khí và dự án Đường ống Nam Côn Sơn cho tập đoàn Parenco của Pháp. Ngoài ra, tập đoàn dầu khí của Malaysia là Petronas tăng cổ phần từ 71 % lên 100 % trong Thăng Long LPG và tập đoàn xây lắp Technip của Pháp đầu tư 10 % chiến lược vào PV Engineering của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Bất động sản. Năm 2012 chúng tôi ghi nhận 6 thương vụ trong đó nhà đầu tư nước ngoài mua lại dự án của chủ đầu tư trong nước. Trong đó, Lotte, tập đoàn bán lẻ Hàn Quốc tăng sở hữu từ 80 % lên 100 % trong Trung Tâm thương Mại Lotte (Quận 11, TP. HCMC từ đối tác Việt Nam); Perdana Parkcity cũng tăng sở hữu trong dự án Parkcity lên 100 % từ Vinaconex Hoàng Thành sau những bất đồng về việc huy động vốn; Công ty Cổ phần Năm Bảy Bảy cũng nhượng toàn bộ Trung

tâm Thương mại Phan thiết cho Lotte từ 8/2012 với giá khoảng 4,5 triệu USD; và quỹ Vinaland (VinaCapital) nhượng lại toàn bộ 49 % cổ phần trong một dự án ở Hồ Tùng Mậu, TP.HCM cho một nhà đầu tư Hồng Kông.

Ngân hàng & Bảo hiểm. Ngành ngân hàng chỉ có một thương vụ đầu tư chiến lược 20 % của Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ vào Vietinbank với trị giá 743 triệu USD. Trong khi đó, ngành Bảo hiểm khá sôi động với 3 thương vụ. Ngoài việc Sumitomo Life Insurance nhận lại 18 % cổ phần của Tập đoàn Bảo Việt từ HSBC thì Insurance Australia Group Ltd của Australia cũng đầu tư 30 % vào Bảo Hiểm Nhân thọ AAA với giá khoảng 21 triệu USD. Ngoài ra, Talanx Group từ Đức cũng đã tranh thủ nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần trong PVI từ 25 % lên 31,8 % trong năm 2012.

2.2.2 Thực trạng hoạt động M&A tại cácNgân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam

2.2.2.1 Hoạt động sáp nhập và mua lại tại các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 1990-2005 1990-2005

Khi nền kinh tế Việt Nam bắt đầu hòa nhập với nền kinh tế toàn cầu thì cũng là lúc nền kinh tế cũng là lúc nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi trào lưu hoạt động M&A trên các lĩnh vực. Tính đến năm 2005, cả nước có 18 vụ M&A với tổng giá trị là 61 triệu đô la. Hầu hết các hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng đều là việc sáp nhập từ một NHTMCP đô thị với một NHTMCP nông thôn. Đặc trưng này được giải thích bởi các nguyên nhân sau:

 Xét về nguyên nhân vĩ mô từ sự quản lý chấn chỉnh hoạt động của NHNN Việt Nam đối với các ngân hàng thương mại thông qua đề án chấn chỉnh các ngân hàng thương mại theo từng thời kỳ.

Từ năm 1990 đến năm 1996, thực hiện Pháp lệnh về Ngân hàng, NHNN đã cấp giấy phép hoạt động cho 20 NHTMCP nông thôn, trong đó 10 ngân hàng được thành lập trên cơ sở điều chỉnh từ các hợp tác xã tín dụng. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế mới, các NHTMCP nông thôn còn nhiều hạn chế, phải đương đầu với nhiều thách thức như nguồn vốn còn nhỏ bé, khả năng điều hành còn nhiều bất cập, các

sản phẩm dịch vụ còn hạn chế, công nghệ thông tin còn lạc hậu. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Chấn chỉnh và sắp xếp lại các Ngân hàng TMCP Việt Nam” theo Quyết định số 212/1999/QĐ-TTg ngày 29/10/1999, với mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam. Đề án này được xây dựng nhằm mục tiêu:

 Chỉnh sửa mô hình cho đúng quy định của Luật các TCTD, tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động bình đẳng, tránh tình trạng chia cắt thị trường bằng các quy định hành chính.

 Giảm bớt số lượng các NHTMCP nhỏ, bước đầu hình thành các ngân hàng mới có tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ hiện đại, có đủ năng lực để cạnh tranh trong tiến trình hội nhập.

 Thực hiện chiến lược phát triển của ngành là nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam.

 Xét về nguyên nhân từ kết quả hoạt động của NHTMCP:

Quá trình hình thành và phát triển của các NHTMCP Việt Nam còn mới mẻ, vốn ít, thiếu kinh nghiệm trong vấn đề quản lý, điều hành kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, lại hoạt động trong một môi trường kinh tế có nhiều biến đổi và cạnh tranh lớn nên các ngân hàng nhỏ đã tỏ ra những yếu kém trong hiệu quả hoạt động kinh doanh, phát sinh nhiều khoản nợ xấu. Thêm vào đó, việc thực hiện không đúng đắn các quy định quản lý rủi ro tín dụng, và không đảm bảo các hệ số an toàn vốn trong kinh doanh. Tất cả những điều này gây nên tình trạng mất kiểm soát của các NHTMCP, và phải chịu sự chi phối của NHNN.

Các NHTMCP này từ đó phải đứng trước chọn lựa hoặc tuyên bố phá sản, thanh lý giải thể, hoặc thực hiện mua lại, sáp nhập với các tổ chức tín dụng khác. Như vậy, sự lựa chọn sáp nhập, mua lại có thể coi là tối ưu được nhà nước khuyến khích nhằm tránh những ảnh hưởng hệ lụy đối với toàn hệ thống ngân hàng, gây mất niềm tin đối với hệ thống ngân hàng nói chung.

Bảng 2.6: Hoạt động M&A ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1997 – 2005.

Năm Ngân hàng thu mua Ngân hàng mục tiêu 1997 NHTMCP Phương Nam NHTMCP Đồng Tháp

1999 NHTMCP Phương Nam NHTMCP Đại Nam

2000 NHTMCP Phương Nam Quỹ TDND Định Công Thanh Trì Hà Nội

2001 NHTMCP Phương Nam NHTMCP Châu Phú

2001 NHTMCP Đông Á NHTMCP Tứ Giác Long Xuyên

2002 NHTMCP Sài Gòn Thương Tín NHTMCP Thạnh Thắng

2003 NHTMCP Đà Nẵng Công ty Tài chính Sài Gòn SFC thành lập NHTMCP Việt Á

2003 NHTMCP Phương Nam NHTMCP Nông Thôn Cái Sắn

2003 NHTMCP Phương Đông NHTMCP Nông Thôn Tây Đô

2003 NHĐT & PT Việt Nam NH Nam Đô

2004 NHTMCP Đông Á NHTMCP Nông Thôn Tân Hiệp

"Nguồn: Website của các NHTMCP Việt Nam".

2.2.2.2 Hoạt động sáp nhập và mua lại tại các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2005 đến nay đến nay

Hoạt động bán cổ phần cho các NHNNg

Việc mở cửa lĩnh vực tài chính ngân hàng cho các nhà đầu tư nước ngoài thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại Việt – Mỹ và hiệp định chung về thương mại, dịch vụ của WTO, hoạt động M&A đang là sự lựa chọn tốt nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài bằng cách trở thành đối tác chiến lược của các NHTMCP trong nước. Với tiềm lực tài chính mạnh, trình độ công nghệ, khoa học hiện đại, tiên tiến, kinh nghiệm quản lý điều hành, sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú, các Ngân hàng Nước ngoài đang có ý định sẽ hỗ trợ, giúp đỡ nhằm giúp các Ngân hàng Việt Nam phát triển năng lực tự có, mở rộng phát triển sản phẩm dịch vụ, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, gia tăng năng lực quản lý điều hành, từ đó có thể giúp các NHTMCP Việt Nam có thể gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Thực tế cho thấy việc tham gia của các cổ đông chiến lược đã tạo động lực và điều kiện cho các NHTMCP Việt Nam tăng cường tính minh bạch, nâng cao chất lượng hoạt động và khả năng cung cấp sản phẩm dịch vụ, khẳng định được tầm vóc và thương hiệu trên thị trường quốc tế.

Điểm lại hoạt động M&A ngân hàng ở Việt Nam từ năm 2005 đến 2012 cho thấy, có tới 15 thương vụ M&A có yếu tố nước ngoài, trong đó năm 2007 và 2008 có tới 10 thương vụ.

Bảng 2.7: Bảng tóm tắt 15 thương vụ M&A có yếu tố nước ngoài.

15 thƣơng vụ M&A có yếu tố nƣớc ngoài STT Thời

gian Thƣơng vụ

1 1/2007 Citigroup Inc mua 10 % cổ phần Ngân hàng Đông Á

2 6/2007 HSBC mua 15 % cổ phần Techcombank và tăng lên 20 % vào 2008

3 7/2007 Sumitomo Mitsui Bank mua 15 % cổ phần EximBank trị giá 225 triệu USD

4 10/2007 Deutsche Bank trở thành đối tác chiến lược của Habubank 10 % vào 2007, nay là 20 %

5 2007 BNP Parisbas mua 15 % cổ phần Oceanbank và tăng lên 20 % vào 2009

6 3/2008 Maybank mua 15 % cổ phần AnBinhBank trị giá 200 triệu USD, giờ tăng lên 20 % vào 2009

7 8/2008 France's Societe Generale mua 15 % cổ phần Seabank

8 7/2008 Standard Chartered Bank mua 15 % cổ phần ACB

9 10/2008 United Overseas Bank mua 15 % cổ phần Ngân hàng Phương Nam trị giá 15.6 triệu USD

10 2008 OCBC của Singapore mua lại 15 % cổ phần của VP Bank

11 4/2010 VIB bán 15 % cổ phần cho Ngân hàng Commonwealth of Australia

12 3/2011 IFC mua 10 % cổ phần VietinBank trị giá 182 triệu USD

13 12/2011 Hợp nhất 3 ngân hàng SCB, TinNghiaBank và Ficombank

14 2011 Mizuho mua 15 % cổ phần Vietcombank trị giá 567.3 triệu USD

15 12/2012 Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ mua 20 % cổ phần VietinBank trị giá 743 triệu USD

"Nguồn: Tổng hợp trên các trang web của Tạp chí NH".

Có thể liệt kê một số hoạt động bán cổ phần của các NHTMCP trong nước cho đối tác nước ngoài chính như sau:

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank): Tháng 8/2007 Eximbank bán 25 % cổ phần cho bốn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là

Sumitomo Mitsui Banking Corporation (15 %); nhà đầu tư VOF Investment Limited – British Virgin Islands (5 %); Mirae Asset Hàn Quốc (4,5 %) và Mirae Asset Maps (0.5 %). Ưu điểm đạt được không chỉ Eximbank tăng thêm về khả năng tài chính để nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp nhận công nghệ ngân hàng hiện đại, mà còn có thể đáp ứng tốt hơn các nhu cầu dịch vụ sản phẩm ngân hàng mới, phát triển mạnh thanh toán quốc tế, chuyển tiền, kiều hối.

Ngân hàng TMCP phát triển Nhà - Hà Nội (Habubank- HBB): Tháng 6/2007 bán 10 % cổ phần cho Deutsche Bank AG (Đức), đến 31/12/2011 vốn điều lệ của HBB đạt 4.040 tỷ đồng, thông qua việc hợp tác chiến lược này Deutsche Bank AG cam kết hỗ trợ kỹ thuật cho HBB trong hoạt động nguồn vốn, thị trường tiền tệ, quản lý rủi ro. Việc hợp tác giữa hai bên góp phần làm tăng giá trị cho các cổ đông ngân hàng, là bước đi chủ động của HBB trong quá trình hoạt động M&A.

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank): Tháng 12/2005 đã bán 10 % cổ phần với trị giá là 27 triệu USD; đến tháng 7/2007 bán tiếp 5% cổ phần cho HSBC, điều này đã giúp HSBC trở thành cổ đông chiến lược chiếm 20 % vốn cổ phần tính đến cuối năm 2011. Kết thúc năm 2011, Techcombank có vốn điều lệ 8.788 tỷ đồng và có tổng tài sản đạt 180.874 tỷ đồng, là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được Financial Insinghts tặng danh hiệu ngân hàng dẫn đầu về giải pháp và ứng dụng công nghệ. Techcombank tiếp tục là một trong những ngân hàng có thế mạnh đặt biệt về thu dịch vụ sản phẩm ngân hàng và mạng lưới hệ thống tiếp tục được mở rộng lên 360 điểm giao dịch toàn quốc tính đến cuối năm 2012.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB): Tháng 10/2007 thỏa thuận sở hữu 10 % vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB), trở thành cổ đông chiến lược của MB. Mặc khác, VCB bán cho cổ đông nước ngoài là Mizuho 15 % vốn cổ phần để đưa mức vốn điều lệ đạt 23.174 tỷ là một trong những ngân hàng dẫn đầu trong hệ thống NHTMCP Việt Nam trong năm 2012.

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB): Tháng 2/2008 bán 10 % vốn điều lệ cho ngân hàng BNP Paribas (Pháp), đến 20/01/2012 OCB có mức vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, BNP nắm giữ 20 % vốn cổ phần.

Ngân hàng TMCP An Bình (ABbank): Tháng 3/2008 bán 15 % vốn điều lệ cho Maybank (Malaysia), giúp Maybank nắm giữ 20 % trong tổng số 4.200 tỷ đồng vốn điều lệ của ABbank.

Ngân hàng TMCP Ngoài Quốc Doanh (VP Bank, nay là ngân hàng TMCP Thịnh Vượng): Tháng 5/2008 bán tổng cộng 15 % vốn điều lệ cho tập đoàn OCBC (tập đoàn Tài chính lớn thứ 3 Singapore).

Ngân hàng TMCP Phương Nam: đã bán 10 % cổ phần cho ngân hàng United OverseaBank (UOB) là ngân hàng lớn nhất ở Singapore, để nhận được hỗ trợ về phát triển sản phẩm, công nghệ và nhân sự, giúp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong: Tháng 1/2012 đã bán 20 % cổ phần cho tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji.

Hoạt động bán cổ phần giữa các NHTM trong nƣớc

Việc mua, bán cổ phần lẫn nhau giữa các NHTMCP trong nước, thực chất đây là sở hữu cổ phần chéo của các ngân hàng nhằm hỗ trợ nhau trong việc thực hiện tăng vốn điều lệ, liên kết công nghệ như ATM, thẻ tín dụng quốc tế Visa, Mater card…, trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Cụ thể thống kê một số trường hợp dưới đây:

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam: bán cổ phần cho các ngân hàng, công ty tài chính trong nước như: ngân hàng TMCP Á Châu, công ty CP Đầu tư chứng khoản Bảo Việt, công ty Tài chính Dầu khí, công ty Đầu tư Tài chính Sài Gòn Á-Âu, Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP.HCM: bán cổ phần cho ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.

Ngân hàng TMCP Phương Đông: bán cổ phần cho ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.

Ngân hàng TMCP Quốc Tế: bán cổ phần cho ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Đại Dương: bán cổ phần cho ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu và công ty Tài chính Dầu khí.

Ngân hàng TMCP Á Châu: mua cổ phần của ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín, ngân hàng TMCP Đại Á, ngân hàng TMCP Kiên Long.

Ngân hàng TMCP Quân Đội: bán cổ phần cho ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và ngân hàng TMCP Hàng Hải.

Hoạt động bán cổ phần theo đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”

Nhằm chủ trương tái cấu trúc lại theo hướng giảm và loại bỏ các ngân hàng yếu kém nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế cũng chính là một trong những nội dung được Chính phủ khuyến khích thực hiện theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” được Chính phủ phê duyệt ngày 01/03/2012. Kể từ lúc bắt đầu triển khai thực hiện Đề án này.

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (Trang 48 -48 )

×