Hoàn thiện khung pháp lý về M&A ngân hàng tại ViệtNam

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 88)

Hoàn thiện khung pháp lý hỗ trợ cho sự phát triển của hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam

Xây dựng tập trung và có hệ thống đối với quy định của pháp luật về M&A ngân hàng với: hoạt động M&A và đầu tư mua cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược trong Luật các tổ chức tín dụng với tư cách là đạo luật điều chỉnh chuyên ngành, theo đó cần có các định nghĩa, khái niệm, hình thức, điều kiện, quy trình và hợp đồng M&A ngân hàng cụ thể. Các quy định về M&A ngân hàng cần phải phù hợp, đáp ứng các điều kiện về kiểm soát cạnh tranh không lành mạnh, về thị phần, thị trường liên quan... để tránh việc độc quyền, hạn chế cạnh tranh lành mạnh trên thị trường ngân hàng. Hiện nay, các đạo luật về đầu tư, các cam kết của Việt Nam về đầu tư cũng đã xác nhận M&A là một hình thức đầu tư, tuy nhiên quy định này mới chỉ xác định nó với tư cách là một hình thức đầu tư trực tiếp (FDI) và còn rất sơ sài về yêu cầu, điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư này trong lĩnh vực ngân hàng, trong khi đó Luật Chứng khoán coi hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư đối với các ngân hàng trên thị trường chứng khoán là một hình thức đầu tư gián tiếp. Ngoài ra, các vấn đề pháp lý khác cũng rất đáng được quan tâm như định giá tài sản, thương hiệu, thuế, giải quyết lao động sau M&A... cũng cần phải được làm rõ trong quá trình hoàn thiện các chính sách, cơ chế cho hoạt động M&A ngân hàng.

Các giao dịch M&A tại Việt Nam, đặc biệt là trong ngành tài chính – ngân hàng đa phần đều có sự tham gia của các tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, việc ban hành văn bản quy định hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp ngoài những nội dung khác thì cần phải có các quy định cụ thể các tiêu chí để xác

định thế nào là nhà đầu tư nước ngoài một cách thống nhất, chẵng hạn như Tỉ lệ vốn đầu tư nước ngoài là bao nhiêu phần trăm để được xem là doanh nghiệp nước ngoài?...Đồng thời, cũng nên mở rộng các tỷ lệ đầu tư, các quy định về khả năng tài chính, tình hình kinh doanh, pháp lý…của các nhà đầu tư này.

Hơn nữa, các hình thức M&A ở Việt Nam khá đơn giản. Do đó, cần phải tạo điều kiện để đa dạng hóa các hình thức hoạt đông, góp phần làm phong phú thêm nguồn cung cầu cho thị trường M&A Việt Nam. Điển hình như Luật Cạnh tranh chỉ mới quy định về loại hình sáp nhập chiều ngang, nên cần phải tiếp tục bổ sung quy định đối với các loại hình chiều dọc và tổ hợp.

Đồng thời, khung pháp lý cần có những quy định ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp đối với quyền lợi của người lao động và cổ đông của công ty khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động M&A để đảm bảo thương vụ sẽ thành công và mang lại nhiều kết quả tốt cho doanh nghiệp cũng như nền kinh tế.

Một trong những giải pháp cần được chú trọng đó là việc hình thành các công ty tư vấn M&A và các chuyên gia tư vấn M&A của Việt Nam một cách chuyên nghiệp, đó là những nhà cung cấp các dịch vụ M&A từ A tới Z với các khâu dự báo, tìm kiếm, thăm dò đối tác, thẩm định đầy đủ các nội dung về pháp lý/tài chính (Legal/Financial Due Diligence); thiết lập hợp đồng M&A trong từng trường hợp, từng yêu cầu cụ thể; các thủ tục với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau M&A; các vấn đề cần giải quyết hậu M&A. Và để cung cấp các dịch vụ M&A, nhất là M&A ngân hàng đòi hỏi các công ty tư vấn, chuyên gia tư vấn M&A phải là những công ty, chuyên gia hàng đầu về tài chính, ngân hàng và pháp luật, có kinh nghiệm thực tế.

Hoàn thiện khung pháp lý hỗ nhằm kiểm soát, hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam:

Trọng tâm lớn nhất của quản lý nhà nước đối với M&A là bảo vệ tính cạnh tranh của thị trường nhằm chống lại các nguy cơ dẫn tới độc quyền mà một thương vụ M&A có thể mang lại. Vì vậy, sự kiểm soát của nhà nước đối với thị trường

M&A là rất cần thiết nhằm hạn chế những tiêu cực do độc quyền mang lại cho nền kinh tế và người tiêu dùng.

Việc xác định thị phần sau mua bán, sáp nhập có nhiều cách tính với nhiều kết quả khác nhau. Chính vì vậy, Nhà nước cần phải quy định cách tính cụ thể, có thể tính thị phần theo phương pháp riêng lẻ từng dịch vụ, bởi vì trong nhiều trường hợp cách này cho kết quả chính xác hơn, nhằm tránh trường hợp ngân hàng lợi dụng cách tính để gây nền tình trạng độc quyền.

Hệ thống luật nên quy định mức giới hạn về giá trị của thương vụ giao dịch để phân chia trách nhiệm quản lý giữa Cục quản lý cạnh tranh và cơ quan quản lý hoạt động này ở địa phương. Mức giới hạn giá trị giao dịch có thể quy định dựa vào giá trị của hợp đồng giao dịch hoặc giá trị tổng hợp các doanh nghiệp sau M&A.

Một số những kiến nghị đối với cơ quan quản lý đối với các giao dịch sáp nhập, mua lại của các ngân hàng như:

 Yêu cầu các ngân hàng thành viên tham gia giao dịch mua lại, sáp nhập, hợp nhất có trách nhiệm thông báo về dự định thực hiện giao dịch và hợp đồng thỏa thuận giữa các bên.

 Ra quyết định cho phép thực hiện giao dịch M&A nếu thấy thương vụ giao dịch không gây những tác động tiêu cực cho thị trường hoặc không cho phép thực hiện giao dịch và phải giải thích rõ lý do.

 Theo dõi tiến trình thực hiện giao dịch sau khi đã cấp phép và kiểm tra các điều kiện, thủ tục để thực hiện giao dịch.

 Quy định rõ về thời gian báo cáo với cơ quan quản lý và thời gian trả lời của cơ quan quản lý đối với ngân hàng tham gia.

Tóm lại, luật pháp và các chính sách cho hoạt động M&A nên được thiết kế theo hướng hỗ trợ cho sự phát triển thị trường M&A, phát huy lợi ích cũng như hạn chế những tác động xấu do nó mang lại. Đồng thời, khung pháp lý cho M&A phải có tầm nhìn dài hạn, tránh sự chồng chéo và phải đạt được đông thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế.

3.2.2.2 Tăng cƣờng các hoạt động truyền thông về hoạt động sáp nhập và mua lại thông qua các hội thảo, diễn đàn

Với vai trò người quản lý trực tiếp hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam, NHNN cần chủ động hơn nữa trong việc phổ biến rộng rãi các kiến thức về M&A, thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo chuyên đề với sự tham gia của các lãnh đạo ngân hàng để chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động M&A đang diễn ra trên thế giới, đồng thời phổ biến những kinh nghiệm của các hoạt động M&A đang diễn ra trong thời gian gần đây tại Việt Nam. Bởi vì, hoạt động M&A tại Việt Nam hiện còn mới mẻ và chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu. Mặt khác, hiện tại Việt Nam đã gia nhập WTO, các NHNNg cũng đang dần hiện diện tại Việt Nam và làn sóng mua lại các ngân hàng trong nước để nâng cao sự hiện diện của mình chắc chắn sẽ diễn ra khá sôi động trong tương lai. Do đó, sự hỗ trợ về mọi mặt của NHNN còn giúp cho các NHTM trong nước không bị yếu thế trong đàm phán hoạt động M&A, hoặc có thể hạn chế được hoạt động mang tính chất thôn tính của các ngân hàng nước ngoài.

3.2.3 Vai trò của Nhà nƣớc trong việc quản lý và điều tiết hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng

Mục tiêu hướng đến của ngành Ngân hàng Việt Nam là hệ thống NHTM Việt Nam nâng cao năng lực quản trị điều hành, nâng cao năng lực tài chính để đủ sức cạnh tranh bình đẳng với ngân hàng nước ngoài, đảm bảo an toàn hệ thống và hạn chế rủi ro. Hoạt động M&A đối với các ngành nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng về lâu dài là hoạt động tự nguyện vì lợi ích mang lại đối với các chủ thể tham gia. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện mục tiêu nói trên và giảm thiểu nguy cơ bị xâm nhập của các ngân hang nước ngoài khi mà các giới hạn đối với nhà đầu tư vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng tại Việt Nam dần được nới lỏng đi đến xóa bỏ giới hạn thì vai trò của NHNN Việt Nam trong định hướng và lộ trình thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng là vô cùng quan trọng trong dàn xếp, trung gian các hoạt động M&A ngân hàng giữa các TCTD Việt Nam, trước khi có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể như:

3.2.3.1 Phát triển kênh kiểm soát thông tin cũng nhƣ tính minh bạch thông tin trong hoạt động M&A

Trong hoạt động M&A: thông tin về giá cả, thương hiệu, thị trường, thị phần, quản trị... là rất quan trọng và cần thiết cho cả bên mua, bên bán. Nếu thông tin không được kiểm soát minh bạch thì có thể gây ra nhiều thiệt hại cho bên mua và bên bán. Bởi vậy. cũng như nhiều thị trường khác, thị trường M&A hoạt động có tính dây chuyền, nếu một vụ M&A lớn diễn ra không thành công hoặc có yếu tố lừa dối thì sẽ gây hậu quả lớn cho nền kinh tế.

Do đó, Nhà nước cần ban hành văn bản qui định về việc công bố thông tin của cả các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế chứ không chỉ đối với công ty cổ phần đại chúng và công ty cổ phần niêm yết. Đồng thời cần qui định rõ các loại thông tin và hình thức để công bố mà doanh nghiệp phải có nghĩa vụ cung cấp kịp thời và đầy đủ cho cơ quan quản lý và thị trường. Tùy theo mức độ thông tin được xử lý mà người sử dụng thông tin phải chi trả một khoản phí tương ứng. Như vậy, đối tác giao dịch trong hoạt động M&A có thể thu nhập thông tin từ hai nguồn chính: từ doanh nghiệp đối tác và từ các cơ quan quản lý thông tin này. Với phương thức như vậy, các loại thông tin cần thiết cho thành viên tham gia M&A sẽ được cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời… và các cơ quan quản lý cũng có thể kiểm soát được đối tượng và mục đích thu thập thông tin của doanh nghiệp.

3.2.3.2 Tạo điều kiện hỗ trợ cho các ngân hàng thành viên tham gia M&A

NHNN cần có các cơ chế chính sách để thúc đẩy hoạt động mua lại, sáp nhập, hợp nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng. Để thúc đẩy các ngân hàng nhỏ tìm đến sáp nhập, hợp nhất với nhau, NHNN phải là đầu mối nối kết các TCTD Việt Nam trong hoạt động M&A, các chính sách ưu đãi như hỗ trợ về mặt thủ tục hành chính khi sáp nhập, về việc ưu đãi khi tham gia các giao dịch với NHNN, về dự trữ bắt buộc... Có như vậy mới tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự liên kết các ngân hàng Việt Nam nhỏ, lớn lại với nhau.

3.2.3.3 Quy định chặt chẽ đối với việc thành lập ngân hàng mới và điều kiện sáp nhập bắt buộc đối với các NHTMCP Việt Nam: sáp nhập bắt buộc đối với các NHTMCP Việt Nam:

NHNN cần sửa đổi, bổ sung các quy định về việc thành lập mới các ngân hàng theo hướng chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn, nhằm đảm bảo cho các ngân hàng ra đời sau này có được quy mô vốn lớn hơn, năng lực tài chính cao hơn và an toàn hơn, tránh được tình trạng đua nhau thành lập ngân hàng như đã diễn ra trong thời gian qua, đồng thời nhằm định hướng các luồng vốn đầu tư trong nền kinh tế khi đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng thay vì để thành lập ngân hàng mới sẽ hướng đến đầu tư vào các ngân hàng hiện có để củng cố sức mạnh cho các ngân hàng này, nâng cao tiềm lực tài chính giúp các ngân hàng lớn có thể mua lại các ngân hàng nhỏ hơn để nâng cao sức cạnh tranh.

NHNN cần đặt ra các quy định khắt khe hơn cho việc sáp nhập bắt buộc. Theo quy định hiện nay, chỉ những ngân hàng bị đặt vào diện kiểm soát đặc biệt, có nguy cơ đổ vỡ và ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng hoặc có vốn điều lệ thấp hơn quy định mới bị bắt buộc sáp nhập, trong đó vốn điều lệ tối thiểu áp dụng cho đến hết năm 2008 là 1000 tỷ đồng và hết năm 2010 là 3000 tỷ đồng và được NHNN gia hạn đến hết năm 2011. Để nâng cao sức cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng, NHNN nên kiến nghị Chính phủ ban hành những quy định khắt khe hơn về các tỷ lệ an toàn vốn, về tỷ suất lợi nhuận, về xếp hạng ngân hàng... Nếu ngân hàng nào có thực trạng hoạt động thấp hơn những tiêu chuẩn được đưa ra thì bắt buộc phải sáp nhập. NHNN cần mạnh tay hơn nữa trong việc đề ra các quy định cho sáp nhập bắt buộc.

3.2.3.4 Tăng cƣờng giám sát đối với hoạt động M&A của các NHTMCP Việt Nam:

NHNN cần theo dõi, giám sáp các chiến lược, kế hoạch bán cổ phần của các NHTM Việt Nam, đặc biệt là các NHTM nhỏ. Hiện nay, để đạt được yêu cầu vốn tối thiểu theo quy định đối với các NHTM nhỏ là vô cùng khó khăn khi mà nhà đầu tư trong nước không thiết tha mua cổ phiếu của những ngân hàng này vì giải trình phương án sử dụng vốn không khả thi, lợi tức cổ đông thấp, phương án chia thưởng

nghiêng về lợi ích của Hội đồng quản trị. Các ngân hàng này đã tìm đến các nhà đầu tư nước ngoài để có thể bán cổ phần cho họ với giá thấp xấp xỉ bằng mệnh giá. Vấn đề này cần được NHNN xem xét, giám sáp để hạn chế sự xâm nhập, kiểm soát vào ngành Ngân hàng với giá rẻ thay vì đề nghị thành lập mới một ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Nhà nước cũng nên quy định cụ thể các giao dịch M&A bị cấm trong văn bản pháp luật nhằm ngăn chặn các tác động tiêu cực của hoạt động này đến nền kinh tế và xử lý các giao dịch cố ý vi phạm pháp luật. Trong đó, việc phòng ngừa sự thâu tóm của các tập đoàn tài chính lớn đối với các NHTM Việt Nam cũng là một vấn đề đặt biệt cần quan tâm.

Hoạt động M&A là một trong những giải pháp góp phần tái cấu trúc hệ thống NHTM tại Việt Nam đòi hỏi sự chọn lựa giải pháp thích hợp, đây không chỉ là trách nhiệm của Chính phủ, NHNN, các nhà làm luật mà còn là ở chính bản thân các NHTM Việt Nam và những đối tượng liên quan trực tiếp khác. Thành công hay thất bại, học hỏi, tồn tại và khẳng định được thương hiệu ngành Ngân hàng Việt Nam hay là để mất hoàn toàn sân chơi vào tay các ngân hàng nước ngoài... tuỳ thuộc vào nhận thức, sự nỗ lực, tầm nhìn và cố gắng của các ngân hàng Việt Nam. Ngoài ra, các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước trong việc tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, công bằng và thuận lợi cho hoạt động M&A cũng là một yếu tố quan trọng không thể thiếu góp phần đáng kể vào thực hiện mục tiêu hoạt động M&A ngành Ngân hàng Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ thực trạng năng lực cạnh tranh của khối NHTMCP Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, dẫn đến xu hướng tất yếu phải sáp nhập và mua lại của các ngân hàng, chương 3 đưa ra dự báo xu hướng hoạt động M&A trong những năm sắp tới, những giải pháp đối với bản thân ngân hàng thương mại cổ phần tham gia sáp nhập, mua lại, những giải pháp nhằm hỗ trợ hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng nhằm đạt đến hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, luận văn cũng đề xuất cho Ngân hàng Nhà nước các vấn đề liên quan

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 88)