0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Kinh nghiệm quốc tế thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại nhằm nâng

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (Trang 35 -35 )

cao năng lực cạnh tranh tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần

Tại Trung Quốc: Từ thực tế, việc Chính phủ Trung Quốc tiến hành cổ phần hóa bốn NHTM lớn và khuyến khích các ngân hàng này thực hiện M&A ngân hàng bằng việc bán cổ phiếu ngân hàng cho các đối tác tham gia mua trên thị trường trong và ngoài nước, cho phép các nhà đầu tư trong và ngoài nước được nắm giữa tỷ lệ cổ phần ngân hàng trong nước từ 30%-49% vốn điều lệ, coi đây như một cách để nâng cao năng lực cạnh tranh về quản trị lên tầm cao mới. Đồng thời tiếp tục thực hiện chủ trương cổ phần hóa một số NHTM lớn khác nhằm khuyến khích các ngân hàng này bán cổ phiếu trên thị trường trong và ngoài nước, với mục đích kêu gọi đầu tư nước ngoài vốn có kinh nghiệm để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong nước với chi nhánh NHNNg, đồng thời tiếp nhận công nghệ ngân hàng hiện đại và phương thức quản lý mới, góp phần mở rộng phát triển hệ thống ngân hàng trong nước và hỗ trợ việc mở rộng giao thương phát triển kinh tế quốc gia ra thế giới. Điển hình cho chiến lược thành công này của các NHTM qua kết quả đạt

được tại International Commercial Bank of China. ICBC đã nâng cấp hệ thống ngân hàng trực tuyến lên gấp 2 lần trong 2 năm đầu thực hiện chiến lược và đã thu được giá trị giao dịch lên đến 4 tỷ nhân dân tệ (482 triệu USD)/ngày kể từ tháng 12/2003. ICBC cũng dẫn đầu trong việc cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tuyến cước điện thoại cố định và di động tại thị trường nội địa. ICBC đã tự nâng cao năng lực cạnh tranh với sự hậu thuẫn của Chính phủ Trung Quốc, ICBC đã xâm nhập ra thị trường nước ngoài, như mở rộng mạng lưới từ việc mua lại chi nhánh ngân hàng Mỹ và hoạt động trên thị trường Mỹ, bằng việc xác định mục tiêu nêu trên và thực hiện hoạt động M&A.

Tại Mỹ với thƣơng vụ Bank of America và Merrill Lync

Đầu năm 2008 tình hình nền kinh tế có nhiều sự biến động lớn như giá dầu, giá vàng tiếp tục leo thang, đồng đôla Mỹ liên tiếp mất giá so với đồng Euro. Nguyên nhân của những biến động mạnh này là do nền kinh tế Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, đang đứng bên bờ khủng hoảng và sự phát triển nóng của các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy bối cảnh kinh tế có nhiều biến động mạnh, gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, thì hoạt động M&A theo đó sẽ có khuynh hướng gia tăng nhằm phục vụ cho nhu cầu gia tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, cũng như tất cả các ngân hàng để có thể tồn tại và phát triển. Với tham vọng đứng đầu ngành ngân hàng nội địa của Mỹ là động lực khiến Bank of America mua lại Merrill Lynch với giá 50 tỷ USD. Cuộc sáp nhập này đã cho ra đời tập đoàn tài chính hùng mạnh nhất thế giới. Theo đó, Bank of America đã trở thành ngân hàng thương mại lớn nhất tại Mỹ tính theo lượng tiền gửi và lượng vốn hóa thị trường và là ngân hàng thành viên thuộc tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC). Qua đây, Bank of America thu tới 90% lợi nhuận từ thị trường nội địa nước Mỹ. Mục tiêu của ngân hàng là luôn đứng đầu tại ngành ngân hàng nội địa Mỹ và ngân hàng này đã làm được điều đó thông qua hàng loạt thương vụ mua lại trong đó có việc mua lại chi nhánh ngân hàng ABN Amro tại Bắc Mỹ và tập đoàn ngân hàng tài chính Lasalle với trị giá 21 tỷ đô la Mỹ, mua lại đại gia thẻ tín dụng MBNA với giá 35 tỷ. Có thể coi đây là thương vụ mua lại Merril Lynch có tính lịch sử trên thị

trường tài chính Mỹ trong bối cảnh kinh tế nước này đang đối mặt với rất nhiều khó khăn như hiện nay.

1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, tự do hóa và hội nhập tài chính đã trở thành một bộ phận chủ yếu, ảnh hưởng chi phối đến quá trình phát triển kinh tế, tài chính của mỗi quốc gia. Đứng trước thách thức của quá trình cải cách và mở cửa buộc các ngân hàng phải không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể trụ vững trong xu hướng tự do hóa và hội nhập hiện nay. Một số kinh nghiệm rút ra từ hoạt động M&A tại các NHTM trên thế giới như sau:

1 Hoạt động M&A tại NHTM là một xu hướng tất yếu khách quan đòi hỏi các NHTMCP Việt Nam phải nghiên cứu để thích ứng và coi đây là một trong những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập tài chính quốc tế.

2 Thực trạng cho thấy sau mỗi cuộc khủng hoảng kinh tế hoạt động M&A diễn ra ngày càng nhiều hơn. Mặt khác, mỗi hoạt động M&A đều có những mục đích riêng. Do đó, các NHTMCP Việt Nam khi thực hiện hoạt động M&A cần xác định rõ mục đích trong chiến lược phát triển dài hạn và có kế hoạch xây dựng chiến lược M&A cụ thể và cẩn trọng.

3 Cần hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động M&A tại các NHTMCP Việt Nam.

4 Việc nghiên cứu kinh nghiệm trên thế giới, nhất là các nước trong khu vực – bao gồm cả những hoạt động M&A thành công và thất bại là hết sức cần thiết và hữu ích cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 của luận văn đưa ra những lý luận cơ bản về sáp nhập và mua lại và năng lực cạnh tranh của các NHTM, tìm hiểu sự cần thiết của hoạt động sáp nhập và mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Từ những vấn đề cơ bản đó, đi vào tìm hiểu tình hình sáp nhập và mua lại ngân hàng trên thế giới đồng thới rút ra những bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong thời gian tới. Xu thế hội nhập đòi hỏi các ngân hàng TMCP Việt nam phải luôn đặt chiến lược phát triển đồng bộ các nguồn lực ngân hàng, tận dụng tối đa môi trường vĩ mô, sự phát triển ngành, nhằm nâng cao vị thế của ngân hàng mình trên thị trường ngân hàng trong nước cũng như trên thế giới. Như vậy, hoạt động M&A trở thành một trong những giải pháp hữu hiệu nhất trong cuộc đấu tranh để tồn tại và phát triển bền vững của các NHTMCP Việt Nam.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI

CỦA CÁC NHTMCP VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Toàn cảnh về tình hình hoạt động của các ngân hàng tại VN gần đây. 2.1.1 Sơ lƣợc về hệ thống ngân hàng thƣơng mại cổ phần tại Việt Nam.

Tính đến tháng 31/12/2012, hệ thống các NHTM Việt Nam có 34 NHTMCP, 5 NHTMNN, 4 NHLD và 50 Chi nhánh NHNNg. Chính sự phát triển nhanh về mặt số lượng, cho đến nay hệ thống các NHTM đã có mạng lưới bao phủ đến tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, qua đó ngày càng đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước.

Bảng 2.1: Số lượng các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 1991 – 2012.

Năm Loại hình 1991 1994 1995 1997 2005 2007 2008 2009 2010 2011 2012 NHTMNN 04 04 04 05 05 05 04 03 05 05 05 NHTMCP 04 41 48 54 37 35 39 40 37 37 34 NHLD 01 03 04 04 04 05 05 05 05 05 04 Chi nhánh NHNNg 0 08 18 24 29 41 41 41 53 53 50

"Nguồn: NHNN Việt Nam-tính đến thời điểm 31/12/2012".

Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh như hiện nay, thì loại hình cổ phần được xem là loại hình hiệu quả nhất và mang lại kết quả hoạt động tối ưu nhất. Theo Báo cáo thường niên của NHNN năm 2012, thị phần tiền gửi và tín dụng của các NHTMCP đã có sự gia tăng đáng kể kể từ năm 2004 (Bảng 2.2).

Bảng 2.2: Thị phần (%) các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 1991 – 2012.

Năm Loại hình 1991 1994 1995 1997 2005 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng thị phần tiền gửi NHTMNN 95 88 80 77 74 59 60 49,7 45,29 43,92 46,55 NHTMCP 3 8 9 11 17 30 29 33,2 46,11 47,1 44,43 Chi nhánh NHNNg và NHLD 1 3 10 10 9 9 9 14,3 6,5 6,73 6,87 TCTD khác 1 1 1 1 2 2 2 1,67 2,1 2,13 2,15 Tổng thị phần tín dụng NHTMNN 89 85 75 77 70.8 55 52 49,93 51,36 44,88 45,31 NHTMCP 7 11 15 15 15 29 32 30,4 34,81 39,97 39,93 Chi nhánh NHNNg và NHLD 3 3 8 9 10 9 10 12,8 8,91 10,62 10,73 TCTD khác 1 1 2 2 2 7 6 1,48 4, 92 4,53 4,57

Như vậy, từ bảng tổng hợp trên có thể nhận thấy tốc độ gia tăng thị phần tiền gửi và tín dụng của các NHTMCP Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ, tính đến năm 2012 chiếm 44 % tổng thị phần tiền gửi và 39,93 % tổng thị phần tín dụng, xấp xỉ với thị phần NHTMNN. Điều này cho thấy NHTMCP Việt Nam đã đóng góp rất tích cực cho thị trường vốn của nền kinh tế.

2.1.2 Toàn cảnh về thị trƣờng ngành ngân hàng năm 2012

Năm 2012 có thể coi là một năm đầy biến động của thị trường ngân hàng nói chung và của các NHTMCP nói riêng khi mà bóng đen nợ xấu và đóng băng tính dụng bao trùm lên toàn cảnh của ngành Ngân hàng trong suốt năm 2012. Bảng 2.3 là thống kê một số những chỉ tiêu cơ bản của hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam tính đến ngày 31/12/2012 so với năm 2011 theo Báo cáo thống kê của NHNN.

Tăng trƣởng tín dụng thấp nhất trong vòng 20 năm. Hết năm 2012, các thành viên ngân hàng thương mại lần lượt cho biết không thể hoàn thành mục tiêu lợi nhuận năm. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1992, mức tăng trưởng tín dụng ở một chữ số (Biểu 2.1). So với mức trung bình của 10 năm trở lại đây (đạt 28 %), thì tăng trưởng tín dụng năm nay chỉ bằng 6,45 %. Nguyên nhân tín dụng tăng thấp là cầu yếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều DN không đủ điều kiện vay vốn; các TCTD phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu...

Tỷ lệ nợ xấu tăng vọt. Tốc độ tăng nợ xấu ở mức báo động, khi chỉ trong 9 tháng đầu năm đã tăng tới 66 % so với cuối năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống đến cuối tháng 9 là 8,82 % trên tổng dư nợ và ước cả năm vào khoảng 8,5 % - 10 %. Nợ xấu có tài sản đảm bảo bằng bất động sản và bất động sản hình thành trong tương lai chiếm đến hơn 70% tổng nợ xấu. Nợ xấu tập trung ở nhóm các ngân hàng thương mại với 95,5 % tổng nợ xấu của các TCTD trong nước (NHTM Nhà nước chiếm 50,5 %).

"Nguồn: Báo cáo thông kê NHNN".

Biểu 2.1: Bảng tăng trưởng tín dụng từ năm 2001 đến nay.

Lợi nhuận ngân hàng giảm 40 %. Khó khăn chung của nền kinh tế cũng đẩy lợi nhuận của các ngân hàng giảm mạnh trong năm 2012, thậm chí có nhiều tổ chức tín dụng lâm vào cảnh thua lỗ. Điển hình như một số những đại gia ngân hàng lớn như Vietcombank, lợi nhuận cuối năm 2012 cũng giảm đến mức 5 % so với năm 2011, hay tệ hơn là Techcombank cũng chỉ đạt mức lợi nhuận xấp xỉ 1.000 tỷ đồng đồng, giảm 76 % so với cuối năm 2011… Có thể thấy được nguyên nhân chính là do các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro quá nhiều và chi phí hoạt động tăng đột biến, điều này làm cho lợi nhuận giảm đáng kể.

2.1.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

2.1.3.1 Năng lực tài chính.

Vốn điều lệ.

Năng lực tài chính của ngân hàng trước hết thể hiện qua quy mô vốn tự có của ngân hàng. Trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay, trước áp lực của Nghị định 141/2006/NĐ-CP, các NHTMCP chạy đua để gia tăng vốn điều lệ, nhờ đó mà vốn điều lệ tăng trưởng không ngừng qua từng năm. Tính đến cuối năm 2012, mặc dù nền kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán, gây khó khăng cho việc gia tăng vốn điều lệ của các NHTMCP, tuy nhiên một số ngân hàng cũng đạt được mức tăng trưởng trong vốn điều lệ cao, ấn tượng nhất thuộc về MB bank, HD bank, tổng vốn điều lệ đạt 10.000 tỷ đồng (MB bank) và

5.300 tỷ đồng (HD bank), với mức tăng trưởng lần lượt là 37 % và 31 % so với năm 2011. Kế đến phải kể đến Vietinbank tăng trưởng 30 %, Southernbank 25 %, Dai A bank 25 %, và PG bank 24 % với mức tăng trưởng vốn điều lệ tương đối tốt.

Bảng 2.3: Vốn điều lệ (tỷ đồng) của một số NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012. STT Ngân Hàng Năm 2009 2010 2011 2012 1 BIDV 10.498 14.600 28.251 23.011 2 Vietinbank 11.252 15.173 20.230 26.217 3 Vietcombank 12.100 13.233 19.698 23.174 4 Eximbank 8.800 10.560 12.355 12.355 5 Sacombank 6.700 9.179 10.740 10.740 6 SCB 3.635 9.185 10.583 10.583 Đệ Nhất – FCB (*) 1.000 - - - Việt Nam Tín Nghĩa – TNB (*) 3.399 - - -

7 VIB 2.400 4.000 4.250 4.250

8 SeABank 5.068 5.335 5.335 5.335

9 VP bank 2.117 4.000 5.050 5.050

10 Maritime bank 3.000 5.000 7.000 8.000

"Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM".

Đặc điểm của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay là số lượng ngân hàng quá lớn, trong khi quy mô của từng ngân hàng là nhỏ, nếu so sánh về quy mô trung bình của nhóm các ngân hàng lớn ở các quốc gia phát triển nhất trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và Singapore và Indonesia.

Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR). Theo thông tư 13/2010 của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam, tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9 %. Hệ số CAR của hầu hết các NHTMCP đều có xu hướng tăng lên qua từng năm và đều vượt so với mức an toàn vốn tối thiểu.

Bảng 2.4: Hệ số CAR (%) một số NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012. STT Ngân hàng Năm 2009 2010 2011 2012 1 Vietcombank 8,11 9,0 11,14 14,83 2 BIDV 6,62 9,32 11,07 9,42 3 Vietinbank 8,06 8,02 9,4 10,33 4 ACB 9,73 10,06 9,25 13,5 5 Sacombank 11,41 9,97 11,66 9,53 6 Eximbank 26,87 17,8 12,94 16,38

"Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP".

Hoạt động tín dụng và chất lƣợng tài sản có của các NHTMCP Việt Nam

Hoạt động tín dụng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn ngành có sự tăng trưởng đáng kể từ năm 2009 đến năm 2011, hầu hết các ngân hàng đều có mức tăng trưởng khá, chẳng hạn như BIDV có mức tăng trưởng ở mức 25 % năm 2010 so với cuối năm 2009, và tiếp theo đạt mức tăng trưởng 19 % cuối năm 2011, một số ngân hàng lớn khác như Vietinbank, tốc độ tăng này là 43% và 25 % tương ứng cuối năm 2011 và 2010. Tuy nhiên, sang đến đầu năm 2012, với những khó khăn của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTMCP thấp, chỉ đạt khoảng 8,91 % so với cuối 2011.

Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng (tỷ đồng) một số các NHTMCP từ năm 2009 đến 2012. STT Ngân hàng Năm 2009 2010 2011 2012 1 Vietcombank 136,996 171,124 204,089 235,869 2 BIDV 200,999 248,898 288,079 334,009 3 Vietinbank 161,619 231,435 290,397 329,682 4 ACB 61,855 86,478 101,822 101,312 5 Sacombank 59,141 81,664 79,726 94,887 6 Eximbank 38,003 61,717 74,044 74,315

Tỷ lệ nợ xấu. Theo công bố chính thức của NHNN, tỷ lệ nợ xấu đang có chiều hướng tăng dần từ năm 2009 và ở mức 4.08 % tính đến cuối năm 2012, và tiếp tục gia tăng đến mức 4.67 % vào tháng 3 năm 2013. Các tổ chức xếp hạng độc lập cũng như các nhà kinh tế khác cho rằng mức nợ xấu chưa được công bố còn thực sự cao hơn rất nhiều. Số liệu thống kê tỷ lệ nợ xấu của các

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (Trang 35 -35 )

×