4. Kết cấu của luận văn
3.1. Khái quát chung về trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây
Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây là cơ sở đào tạo công lập, trực thuộc UBND Thành Phố Hà Nội, là trung tâm đào tạo và nghiên cứu nguồn nhân lực có chất lƣợng cao trên nhiều lĩnh vực với các ngành nghề, trình độ đa dạng. Là trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; cung cấp các dịch vụ phong phú đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội và của khu vực.
Tiền thân của trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây là trƣờng Cao đẳng kỹ thuật Hà Sơn Bình đƣợc thành lập năm 1977 theo quyết định số 278/CP ngày 10/10/1977 của Hội đồng Chính phủ. Qua nhiều lần sáp nhập đến năm 2003 trƣờng chính thức đổi tên thành Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây theo Quyết định số 5345/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 3/10/2003 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trƣờng trực thuộc UBND tỉnh Hà Tây. Năm 2009 - Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây trực thuộc UBND thành phố Hà Nội theo Quyết định số 3332/QĐ- UBND ngày 06/07/2009 của UBND thành phố Hà Nội.
Đến nay bằng nhiều hình thức đào tạo nhƣ chính quy dài hạn tập trung, tại chức, bồi dƣỡng dài hạn, ngắn hạn, Nhà trƣờng đã cung cấp nguồn nhân lực cho đất nƣớc ở các ngành nghề nhƣ: Kế toán; Tài chính - Ngân hàng; Quản trị kinh doanh; Kinh doanh nông nghiệp; Công nghệ thực phẩm; Công nghệ sinh học; Công nghệ sau thu hoạch; Quản lý đất đai; Công nghệ kỹ thuật môi trường; Công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thong; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ kỹ thuật nhiệt; Tin học ứng dụng; Chăn nuôi; Dịch vụ thú y; Khoa học cây trồng; Bảo vệ thực vật; Lâm nghiệp; Tiếng Anh.
Với những thành tích nổi bật đạt đƣợc trong gần 40 năm qua, trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây vinh dự đƣợc Nhà nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng Độc lập
37
hạng Nhất- Nhì- Ba, Bằng khen của Thủ tƣớng chính phủ. Nhiều tập thể, cá nhân của Trƣờng đã đƣợc khen tặng nhiều phần thƣởng cao quý. Trong nhiều năm nhà trƣờng đạt đƣợc các danh hiệu thi đua nhƣ: “Trường xuất sắc”, “Đảng bộ trong sạch, vững mạnh”, “Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc”, "Đơn vị xuất sắc trong công tác Đoàn và Hội ". Nhiều cán bộ, giảng viên, công nhân viên và sinh viên đã đƣợc thƣởng Huân, Huy chương các loại, các loại Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Giáo dục, Vì thế hệ trẻ... Năm 2011 nhà trƣờng đƣợc cấp Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008.
Trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển, trƣờng đã trải qua những bƣớc thăng trầm. Nhà trƣờng ngày càng khẳng định đƣợc vị trí, vai trò của mình trong hệ thống giáo dục - đào tạo, đóng góp tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực với chất lƣợng ngày càng cao cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và khu vực.
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây
3.1.2.1 Chức năng
Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây là cơ sở đào tạo công lập trực thuộc UBDN thành phố Hà Nội, có chức năng đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và trung cấp trong các lĩnh vực gồm các ngành: Kế toán; Tài chính - Ngân hàng; Quản trị kinh doanh; Kinh doanh nông nghiệp; Công nghệ thực phẩm; Công nghệ sinh học; Công nghệ sau thu hoạch; Quản lý đất đai; Công nghệ kỹ thuật môi trƣờng; Công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thong; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ kỹ thuật nhiệt; Tin học ứng dụng; Chăn nuôi; Dịch vụ thú y; Khoa học cây trồng; Bảo vệ thực vật; Lâm nghiệp; Tiếng Anh. Là trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; cung cấp các dịch vụ phong phú đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội và của khu vực. Hiện nhà trƣờng còn liên kết với các trƣờng đại học, các tổ chức trong và ngoài nƣớc đào tạo đại học và trình độ khác theo yêu cầu của ngành, xã hội và theo quy định của pháp luật.
38
Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây chịu sự lãnh đạo và quản lý nhà nƣớc trực tiếp từ UBND thành phố Hà Nội. Chịu sự quản lý nhà nƣớc về giáo dục - đào tạo của Bộ giáo dục và Đào tạo. Chịu sự quản lý hành chính trực tiếp theo lãnh thổ của UBND huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội.
Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây là đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu, có tƣ cách pháp nhân, đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc và Ngân hàng, có con dấu để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật.
3.1.2.2. Nhiệm vụ
Cũng nhƣ các trƣờng cao đẳng khác trên cả nƣớc, trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây hoạt động dựa trên các nhiệm vụ đƣợc quy định trong Điều lệ trƣờng cao đẳng đƣợc thể hiện trên các khía cạnh sau:
* Về hoạt động đào tạo
- Tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp và liên thông theo đúng ngành và chuyên ngành đƣợc giao.
- Căn cứ vào chƣơng trình khung của Bộ giáo dục và Đào tạo, tổ chức xây dựng và ban hành chƣơng trình đào tạo cho từng chuyên ngành sau khi đã đƣợc thẩm định theo quy định của Nhà nƣớc, đảm bảo sự liên thông giữa các ngành học, các trình độ đào tạo trong đơn vị. Thƣờng xuyên phát triển chƣơng trình đào tạo theo hƣớng chuẩn hóa, đa dạng hóa, hiện đại hóa.
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các quy chế, quy định về đào tạo từng trình độ; cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo; chấp hành pháp luật về giáo dục, thực hiện xã hội hóa về giáo dục.
- Điều tra dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực xã hội đối với từng ngành nghề của trƣờng; trên cơ sở đó điều chỉnh quy mô, cơ cấu ngành nghề, trình độ và phƣơng thức đào tạo của trƣờng.
- Tổ chức cung cấp các dịch vụ về đào tạo, bồi dƣỡng, tƣ vấn cho các đối tƣợng có nhu cầu; xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin và thực hiện công khai thông tin về hoạt động đào tạo của nhà trƣờng.
39
- Tự đánh giá chất lƣợng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lƣợng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền; xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lƣợng của nhà trƣờng; tăng cƣờng các điều kiện đảm bảo chất lƣợng và không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.
* Về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học
- Thực hiện nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực ngành nghề đào tạo trong nhà trƣờng bao gồm: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chính sách, nghiên cứu ứng dụng, phân tích và dự báo.
- Nghiên cứu khoa học phục vụ mục tiêu đổi mới và nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng; xây dựng kế hoạch, nội dung nghiên cứu khoa học cấp cơ sở; tổ chức và quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học của ngƣời học.
- Xây dựng hệ thống thông tin, thƣ viện.
- Tổ chức biên soạn giáo trình thuộc các chuyên ngành đào tạo của trƣờng. - Tổ chức quản lý thông tin tƣ liệu, phát hành tập san, tạp chí và các ấn phẩm khoa học, tài liệu phục vụ cho các hoạt động đào tạo, khoa học theo đúng các qui định hiện hành.
- Xây dựng kế hoạch hàng năm, kế hoạch trung hạn và dài hạn. Đề xuất các chính sách, phƣơng hƣớng phát triển công tác nghiên cứu khoa học trong nhà trƣờng.
* Nhiệm vụ hợp tác quốc tế
- Thiết lập các mối quan hệ hợp tác, ký kết văn bản ghi nhớ, thỏa thuận, hợp tác về đào tạo, khoa học và công nghệ với các tổ chức trong và ngoài nƣớc theo đúng quy định của pháp luật.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các thỏa thuận, dự án đƣợc phê duyệt phù hợp với các quy định của Nhà nƣớc; hợp tác trao đổi giảng viên, ngƣời học theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức và tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế về học thuật ở trong và ngoài nƣớc. Chủ động thu hút các nguồn tài chính nƣớc ngoài hỗ trợ trực tiếp cho trƣờng.
40
* Các nhiệm vụ khác
- Quản lý và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ về số lƣợng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành, chuyên ngành, cơ cấu tuổi và giới tính; chăm lo đời sống và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức nhà trƣờng.
- Quản lý, sử dụng đất đai, tài sản và tài chính theo quy định pháp luật
- Thực hiện chế độ báo cáo cơ quan quản lý các cấp về hoạt động của trƣờng theo quy định hiện hành
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND thành phố Hà Nội và theo quy định của pháp luật.
- Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở trong nhà trƣờng.
3.1.2.3 Cơ cấu tổ chức:
Thực hiện quyết định số 3332/QĐ-UBND ngày 06/07/2009 của UBND thành phố Hà Nội về việc xác định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây, với những đặc điểm riêng về vị trí địa lý, chức năng, nhiệm vụ của mình, nhà trƣờng đã xây dựng cơ cấu tổ chức cho riêng mình. Tổ chức bộ máy quản lý của nhà trƣờng theo kiểu trực tuyến chức năng, theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân chịu trách nhiệm, Hiệu trƣởng nhà trƣờng thay mặt tập thể đứng ra chỉ đạo và chịu trách nhiệm với cơ quan cấp trên về thực hiện nhiệm vụ của nhà trƣờng, bên cạnh Hiệu trƣởng có các phó Hiệu trƣởng và trƣởng các phòng, khoa, trung tâm và các đơn vị chức năng có nhiệm vụ giúp việc, tham mƣu cho Hiệu trƣởng. Đây là mô hình quản lý hiệu quả mà nhà trƣờng thực hiện
41
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây
Nguồn: Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây
Qua cơ cấu tổ chức cùng với bề dày lịch sử của Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây có thể nhận thấy với mô hình tổ chức bộ máy nhƣ trên nhà trƣờng có thể phát huy quyền tự chủ tài chính một cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo phù hợp với sự phát triển của xã hội.
3.2. Tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây đồng Hà Tây
Cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các trƣờng Đại học, cao đẳng công lập đƣợc bắt đầu thực hiện từ năm 2002, đƣợc quy định bởi Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 và đƣợc thay thế bằng Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Dƣới sự chỉ đạo và hƣớng dẫn của cơ quan cấp trên là UBND tỉnh Hà Tây trƣớc đây và sau nay là UBND thành phố Hà Nội, Trƣờng đã đƣợc phân loại là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động. Việc phân loại trên giúp cho nhà trƣờng định hình rõ hơn về
42
trách nhiệm và quyền hạn trong việc quản lý các nguồn lực tài chính một cách hiệu quả nhất nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đƣợc giao. Dƣới đây là phân tích thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây theo các hƣớng tạo lập, sử dụng và xử lý kết quả hoạt động tài chính.
3.2.1 Tình hình thực hiện tự chủ quản lý tạo lập các nguồn tài chính
3.2.1.1 Tổng quát về tạo lập các nguồn tài chính:
Tạo lập các nguồn tài chính là quá trình huy động các nguồn thu để hình thành các nguồn kinh phí tài chính phục vụ các các hoạt động của nhà trƣờng.
Với việc phân loại là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, nên nguồn tài chính của nhà trƣờng đƣợc hình thành từ hai nguồn chính:
- Một là nguồn thu từ NSNN cấp: do NSNN cấp kinh phí dùng để chi hoạt động thƣờng xuyên (tiền lƣơng, tiền chi nghiệp vụ, mua sắm, sửa chữa…) và chi hoạt động không thƣờng xuyên (nghiệp vụ, mua sắm, sửa chữa…).
- Hai là nguồn thu sự nghiệp của nhà trƣờng: bao gồm các khoản thu từ học phí, lệ phí của học sinh, sinh viên và các khoản thu khác từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của nhà trƣờng.
Quá trình tạo lập các nguồn tài chính của nhà trƣờng đƣợc thực hiện thông qua công tác xây dựng dự toán ngân sách hàng năm.
Căn cứ vào hƣớng dẫn của UBND thành phố Hà Nội và căn cứ vào tình hình thực tế về số lƣợng cán bộ, viên chức, sinh viên, nhu cầu mua sắm, nhà trƣờng xác định số kinh phí NSNN cấp và số thu sự nghiệp của nhà trƣờng trong năm tiếp theo. Quy trình xây dựng dự toán ngân sách tại trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây nhƣ sau:
Ngay khi nhận đƣợc văn bản hƣớng dẫn xây dựng dự toán của UBND thành phố Hà Nội, nhà trƣờng triển khai nhiệm vụ xây dựng dự toán tới toàn thể các đơn vị trực thuộc để cùng nhau phối hợp xây dựng dự toán ngân sách, cụ thể:
- Phòng Công tác học sinh - sinh viên và phòng Đào tạo lập dự báo về tình hình học sinh, sinh viên có mặt trong năm, tính chi tiết theo số tháng của sinh viên tốt nghiệp và sinh viên dự kiến tuyển mới (các chỉ tiêu gồm: Tên lớp, ngành, số có mặt, thời gian nhập học, thời gian dự kiến ra trƣờng, hệ đào tạo... ); Báo cáo tình
43
hình thực hiện tuyển sinh để nhà trƣờng tổng hợp số lƣợng học sinh, sinh viên theo học từ đó xác định số kinh phí NSNN cấp theo định mức trên một học sinh, sinh viên. Đồng thời xác định số thu học phí, lệ phí phải thu trong kỳ.
- Phòng Tổ chức hành chính đánh giá về tình hình thực hiện của năm hiện hành và dự kiến tình hình thực hiện cho năm sau về biên chế lao động. Từ đó làm cơ sở xác định quỹ tiền lƣơng của nhà trƣờng để xác định số kinh phí NSNN cấp cho tiền lƣơng, tiền công; Xây dựng kế hoạch, lập dự toán chi đào tạo bồi dƣỡng cán bộ giảng viên.
- Phòng Quản trị Vật tƣ báo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tƣ, nhu cầu kinh phí chuẩn bị đầu tƣ và thực hiện đầu tƣ năm tới, rà soát các tài sản trong trƣờng hết hao mòn trong năm tới và không còn giá trị sử dụng, là cơ sở để xác định nhu cầu mua sắm, sửa chữa trong năm tới; Nhu cầu mua sắm trang thiết bị, dụng cụ làm việc ở phòng, khoa, ban, trung tâm thực hiện theo định mức, tiêu chuẩn quy định; từ đó làm cơ sở để xác định số kinh phí NSNN cấp cho đầu tƣ, mua sắm.
- Các trung tâm trực thuộc trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao thực hiện xây dựng dự toán gồm: Thu học phí, sản phẩm trong quá trình sản xuất, sản phẩm tận thu của kết quả cung cấp dịch vụ thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học... và các khoản thu khác.
- Các khoa và các đơn vị khác lập đề án xây dựng hoàn chỉnh phòng thí nghiệm, phƣơng tiện thực hành và nhu cầu mua sắm tài sản khác phục vụ đào tạo.
- Phòng Kế toán - Tài chính căn cứ vào các số liệu do các đơn vị cung cấp