Tình hình thực hiện tự chủ quản lý sử dụng các nguồn tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây (Trang 65)

4. Kết cấu của luận văn

3.2.2 Tình hình thực hiện tự chủ quản lý sử dụng các nguồn tài chính

Việc sử dụng các nguồn tài chính đƣợc thể hiện dƣới dạng các khoản chi, theo Luật ngân sách có thể chia các khoản chi thành hai loại chính là: Chi thƣờng xuyên và chi không thƣờng xuyên. Vì các khoản chi không thƣờng xuyên có tính chất không tự chủ, nên không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Do đó, đề tài đi sâu tập trung nghiên cứu về các khoản chi thƣờng xuyên của nhà trƣờng.

Trƣớc hết là việc xem xét cơ cấu chi thƣờng xuyên của nhà trƣờng thông qua bảng số liệu 3.7

56

Bảng 3.7 Cơ cấu chi thƣờng xuyên của trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

1 Chi thanh toán cá nhân 9.168 49% 11.689 39% 12.133 51%

Tỷ lệ tăng qua các năm (%) 28% 4%

2 Chi nghiệp vụ chuyên môn 5.830 31% 9.326 31% 5.770 24%

Tỷ lệ tăng qua các năm (%) 60% -38%

3 Chi mua sắm Tài sản cố định 2.984 16% 7.191 24% 4.801 20%

Tỷ lệ tăng qua các năm (%) 141% -33%

4 Chi khác 834 4% 1.516 5% 1.191 5%

Tỷ lệ tăng qua các năm (%) 82% -21%

5 Tổng chi thƣờng xuyên 18.816 100% 29.722 100% 23.895 100%

Tỷ lệ tăng qua các năm (%) 58% -20%

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2011 - 2013, Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây)

Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy cơ cấu chi thƣờng xuyên của nhà trƣờng chia ra làm 4 nhóm chính, đó là: Chi thanh toán cá nhân; chi nghiệp vụ chuyên môn; chi mua sắm Tài sản cố định và chi khác.

* Chi thanh toán cá nhân:

Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản chi thƣờng xuyên, tỷ trọng qua các năm 2011, 2012, 2013 tƣơng ứng là 49%, 39%, 51%. Các khoản chi thanh toán cho cá nhân bao gồm:

57

- Tiền lƣơng: lƣơng ngạch, bậc, theo quỹ lƣơng đƣợc duyệt; lƣơng hợp đồng dài hạn;

- Phụ cấp lƣơng: các loại phụ cấp chức vụ, phụ cấp thêm giờ, ƣu đãi nghề, thâm niên nghề, thâm niên vƣợt khung…;

- Tiền thƣởng: thƣởng thƣờng xuyên theo định mức, đột xuất theo định mức và tiền thƣởng khác;

- Phúc lợi tập thể: tiền tàu xe nghỉ phép năm, hóa chất vệ sinh phòng dịch, nƣớc uống và các khoản khác…;

- Các khoản đóng góp: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn, Bảo hiểm thất nghiệp;

Nhìn chung các khoản chi thanh toán cho cá nhân là nhằm bù đắp hao phí lao động, đảm bảo quá trình tái sản xuất sức lao động cho giảng viên, cán bộ, viên chức của nhà trƣờng. Qua bảng số liệu cho thấy khoản chi cho cá nhân tăng qua các năm, cụ thể năm 2012 tăng so với năm 2011 là 28% và năm 2013 tăng so với năm 2012 là 4%, có thể nhận thấy sự quan tâm của nhà trƣờng đối với cán bộ, giảng viên. Ngoài phần tiền lƣơng, phụ cấp lƣơng và các khoản đóng góp bảo hiểm chi trả theo quy định của Nhà nƣớc thì nhà trƣờng đã quan tâm tạo điều kiện chi trả các khoản phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ phòng thí nghiệm…các khoản tiền thƣởng, các khoản phúc lợi tập thể nhƣ tàu xe nghỉ phép, hóa chất vệ sinh phòng dịch, nƣớc uống… Điều này đã kịp thời động viên, khích lệ cán bộ, giảng viên nhà trƣờng hăng say lao động, giảng dạy tốt hơn.

* Chi nghiệp vụ chuyên môn:

Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng chi thƣờng xuyên của nhà trƣờng, tỷ trọng qua các năm 2011, 2012, 2013 tƣơng ứng là 31% , 31%, 24%. Các khoản chi này bao gồm:

- Chi thanh toán dịch vụ công cộng: thanh toán tiền điện, tiền nhiên liệu; - Chi vật tƣ văn phòng: văn phòng phẩm, mua sắm cộng cụ dụng cụ, khoán văn phòng phẩm và vật tƣ văn phòng khác;

58

- Chi thanh toán thông tin, tuyên truyền, liên lạc: cƣớc phí điện thoại; bƣu chính; tuyên truyền; quảng cáo; sách, báo, tạp chí thƣ viện; internet…

- Chi hội nghị: bồi dƣỡng giảng viên, báo cáo viên và chi hội nghị khác; - Chi công tác phí: tiền vé máy bay, tàu, xe; phụ cấp công tác phí; thuê phòng ngủ; khoán công tác phí;

- Chi thanh toán thuê mƣớn: thuê phƣơng tiện vận chuyển; thuê chuyên gia, giảng viên; thuê lao động và thuê khác;

- Chi sửa chữa: ô tô, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dung; điều hòa, nhà cửa, thiết bị tin học, đƣờng điện, nƣớc…

- Chi phí nghiệp vụ chuyên môn khác: mua hàng hóa vật tƣ dùng cho chuyên môn; in ấn, phô tô tài liệu, nghiên cứu khoa học cấp trƣờng, bảo hiểm tài sản, tiếp khách…

Khoản chi này nhằm đáp ứng các phƣơng tiện phục vụ việc giảng dạy, giúp cho giảng viên truyền đạt kiến thức một cách có hiệu quả. Đây là khoản chi có vai trò quan trọng và ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng đào tạo. Do đó, việc chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng chi thƣờng xuyên thể hiện sự quan tâm của nhà trƣờng trong vấn đề tập trung nâng cao chất lƣợng đào tạo.

Qua bảng số liệu 3.7 có thể thấy tỷ lệ biến động của khoản chi nghiệp vụ chuyên môn biến động không đều, nếu năm 2012 tăng so với năm 2011 với tỷ lệ khá cao là 60% thì năm 2013 lại giảm so với năm 2012 cũng với tỷ lệ khá cao là 38%. Bảng số liệu 3.8 sẽ chi tiết các khoản chi nghiệp vụ của nhà trƣờng trong giai đoạn từ năm 2011-2013.

59

Bảng 3.8 Chi tiết các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: nghìn đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Thanh toán dịch vụ công cộng 1.182.849 1.363.867 1.228.848 2 Vật tƣ văn phòng 669.862 745.374 780.128 3 Thông tin, tuyên truyền, liên lạc 493.595 407.309 445.658

4 Hội nghị 54.390 136.320 62.613 5 Công tác phí 356.173 448.632 463.347 6 Chi phí thuê mƣớn 436.446 253.251 340.542 7 Chi đoàn ra 0 1.614.000 0 8 Sửa chữa 757.346 1.434.192 355.739 9 Chi phí nghiệp vụ khác 1.879.728 2.923.110 2.056.428 Tổng cộng 5.830.388 9.326.054 5.733.304

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2011 - 2013, Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây)

Từ bảng số liệu 3.8 có thể nhận ra rằng các khoản chi nghiệp vụ nhƣ thanh toán dịch vụ công cộng, vật tƣ văn phòng, thông tin, tuyên truyền, công tác phí, thuê mƣớn đƣợc nhà trƣờng duy trì khá đều đặn qua các năm, tuy nhiên tổng số chi nghiệp vụ chuyên môn của năm 2012 có sự biến động đột biến là do một số chỉ tiêu biến động đột biến, cụ thể nhƣ sau:

- Chi hội nghị: do năm 2012 nhà trƣờng kỷ niệm tròn 35 năm thành lập, nhà trƣờng đã có công văn xin ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội về việc tổ chức buổi lễ kỷ niệm một cách trọng thể trên cơ sở tiết kiệm, không khoa trƣơng.

- Chi đoàn ra: đƣợc sự nhất trí của UBND thành phố Hà Nội về việc cử đoàn cán bộ cao cấp của nhà trƣờng gồm 14 đồng chí là cán bộ chủ chốt nhƣ: Ban giám hiệu, trƣởng khoa, phòng của nhà trƣờng và 01 đồng chí chuyên viên của Sở nội vụ Hà Nội sang tham quan và học tập tại Australia, chuyến đi nhằm mục đích trang bị cho các đồng chí lãnh đạo kiến thức và kinh nghiệm quản lý đào tạo đối với mô

60

hình các trƣờng cao đẳng cộng đồng. Chi phí cho chuyên đi là 1.614 triệu đồng. - Chi sửa chữa tài sản: năm 2012 để nâng cao chất lƣợng phục vụ giảng dạy thực nghiệm, nhà trƣờng đã tiến hành tu sửa hai nhà thí nghiệm của khoa Công nghệ thực phẩm và khoa Chăn nuôi thú y, đồng thời nâng cấp sửa chữa nhà để xe của ký túc xá. Tổng kinh phí sửa chữa là gần 500 triệu đồng.

- Chi phí nghiệp vụ khác: năm 2012 sau khi UBND thành phố Hà Nội và UBND tỉnh Hòa Bình thống nhất phƣơng án phân chia gianh giới quản lý hành chính trên địa bàn, thì phần diện tích đất mà nhà trƣờng quản lý nằm trên hai địa bàn của thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình, để xác định lại diện tích và xác lập chủ quyền địa giới hành chính, nhà trƣờng tiến hành đo đạc bản đồ hành chính của nhà trƣờng với kinh phí 600 triệu đồng. Cũng trong năm 2012, để nâng cao chất lƣợng đào tạo nhà trƣờng đã tiến hành biên soạn bộ giáo trình phục vụ giảng dạy ở một số ngành mà nhà trƣờng có thế mạnh nhƣ Thú y, Quản lý đất đai… kinh phí cho việc soạn giáo trình này là hơn 700 triệu đồng.

* Chi mua sắm tài sản cố định:

Giai đoạn từ năm 2011-2013 là giai đoạn mà kinh tế cả nƣớc gặp khó khăn, để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát Chính phủ đã ra Nghị quyết số 11/NQ- CP về một số giải pháp kiềm chế lạm phát, trong đó có việc cắt giảm chi tiêu công. Do đó, nhà trƣờng cũng gặp không ít khó khăn trong việc mua sắm tài sản cố định phục vụ cho công tác đào tạo. Nhƣng với quyết tâm nâng cao cơ sở vật chất, nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác đào tạo, nhà trƣờng đã tiến hành rà soát lại những tài sản thật sự cần thiết, đồng thời cân đối lại ngân sách và dành ra một số kinh phí hợp lý để mua sắm tài sản cố định. Điều đó đƣợc thể hiện qua tỷ trọng chi mua sắm tài sản cũng tƣơng đối cao so với tổng chi thƣờng xuyên của nhà trƣờng, lần lƣợt qua các năm 2011, 2012, 2013 tƣơng ứng tỷ trọng là 16%, 24%, 20%.

Các tài sản đƣợc nhà trƣờng chú trọng mua sắm bao gồm thiết bị tin học (máy vi tính, máy chiếu…); trang thiết bị kỹ thuật phục vụ các phòng thí nghiệm…; hàng năm nhà trƣờng đều tiến hành rà soát, khảo sát nhu cầu sử dụng để làm cơ sở cho việc đầu tƣ mua sắm vào năm sau. Do đó việc mua sắm đầu tƣ mới tài sản cố

61

định là công việc thƣờng xuyên của nhà trƣờng. Qua số liệu tại bảng 3.7 có thể thấy chi phí mua sắm tài sản cố định của năm 2012 là cao nhất và biến động không đều, tăng so với năm 2011 là 141% và sang năm 2013 giảm 33%. Có sự biến động đột biến này là do năm 2012 nhà trƣờng đầu tƣ phần mềm quản lý giáo dục theo phƣơng thức đào tạo tín chỉ, kinh phí cho phần mềm này là 889 triệu đồng. Cũng trong năm này nhà trƣờng đầu tƣ hệ thống thƣ viện điện tử để phục vụ nhu cầu nghiên cứu của cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên. Kinh phí cho hệ thống thƣ viện điện tử này lên đến hơn 2.500 triệu đồng.

* Chi nghiệp vụ khác:

Các khoản chi hoạt động thƣờng xuyên không hạch toán vào các khoản chi trên đƣợc hạch toán vào khoản chi khác, bao gồm: mua hàng hóa vật tƣ dùng cho chuyên môn; in ấn, phô tô tài liệu, nghiên cứu khoa học cấp trƣờng, bảo hiểm tài sản, tiếp khách… khoản chi thƣờng xuyên khác chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 5% trong tổng chi thƣờng xuyên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)