4. Kết cấu của luận văn
4.3.1 Hoàn thiện công tác tổ chức cán bộ:
Cơ chế tự chủ tài chính giúp cho các đơn vị chủ động hơn trong việc quản lý tài chính, điều đó đòi hỏi phải có sự năng động, bứt phá trong cách nghĩ, cách làm
82
của ngƣời quản lý. Với bộ máy tổ chức hiện tại của nhà trƣờng mặc dù có sự gọn nhẹ nhƣng chƣa có tính chất năng động, vận hành theo chiều hƣớng ỷ lại, bao cấp. Nhà trƣờng cần thúc đẩy sự năng động, tự lập của các đơn vị, đặc biệt là ba trung tâm cần phải có cơ chế hoạt động tự lập, không phụ thuộc nhà trƣờng.
Ngoài ra cần chú trọng tổ chức bộ máy tài chính kế toán một cách có hiệu quả, đầu tƣ sử dụng công nghệ thông tin hơn nữa nhằm phục vụ hiện đại hóa công tác kế toán tài chính. Bên cạnh đó việc nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính sẽ quyết định chất lƣợng, hiệu quả công tác hạch toán, kế toán và công tác quản lý tài chính. Nhà trƣờng cần chú trọng hơn trong việc tuyển dụng cán bộ tài chính, hiện tại bộ phận quản lý tài chính của trƣờng có đến 60% là trình độ thạc sỹ, nhƣng lại không có ai đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành. Do đó, nhà trƣờng cần phải có kế hoạch tổng thể, thực hiện trong một thời gian dài với nhiều phƣơng thức thích hợp để tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ. Theo hƣớng đó các giải pháp cần thực hiện:
- Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, từ đó làm căn cứ để tuyển dụng cán bộ mới. Tạo điều kiện cho cán bộ trẻ đƣợc tuyển dụng nhằm phát huy năng lực cán bộ, ứng dụng tin học vào công tác tài chính kế toán.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ làm công tác tài chính kế toán đƣợc học tập, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ, thƣờng xuyên cho tham gia các lớp tập huấn, bồi dƣỡng các chế độ, chính sách mới về quản lý tài chính nhất là các văn bản mới liên quan đến cơ chế quản lý tài chính và tự chủ tài chính giúp cập nhật kiến thức, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
- Có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ làm công tác tài chính kế toán về tin học, ngoại ngữ nhằm trang bị kỹ năng cần thiết phục vụ công việc chuyên môn.
Việc nâng cao hơn nữa nhận thức của lãnh đạo và cán bộ viên chức về tự chủ tài chính là hết sức cần thiết. Thực tế cho thấy, thực hiện chế độ tự chủ tài chính đối với trƣờng đã đạt đƣợc những kết quả khả quan. Những mục tiêu, yêu cầu của Nghị định 43
83
về cơ bản đã đạt đƣợc. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới công tác quản lý tài chính và thực hiện tự chủ tài chính vẫn còn có một số bộ phận, cá nhân còn muốn duy trì cơ chế cũ do tâm lý trì trệ, quen bao cấp, ngại đổi mới, lo ngại sau khi đƣợc tự chủ tài chính thì kinh phí cấp cho đơn vị sẽ giảm ảnh hƣởng quyền lợi cá nhân và lo ngại trách nhiệm của bản thân trong thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao trong thực hiện tự chủ tài chính. Lý do này đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng của việc thực hiện quản lý tài chính theo hƣớng tự chủ. Vì vậy, lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, giảng viên và đặc biệt là cán bộ làm công tác quản lý tài chính cần thống nhất về nhận thức trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, đoàn kết, sáng tạo, phấn đấu thực hiện vì mục tiêu chung. Muốn vậy, Lãnh đạo nhà trƣờng phải tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục tƣ tƣởng, ý thức chấp hành quy chế chi tiêu nội bộ cho cán bộ công nhân viên thông qua hội nghị, tập huấn, hội thảo… làm cho họ nhận thức đƣợc việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính là biện pháp tích cực góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của nhà trƣờng, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, mở rộng quy mô đào tạo, nâng cao nguồn thu, ý thức tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, tạo điều kiện tăng thu nhập, tăng phúc lợi cho ngƣời lao động.