Hoàn thiện công tác quản lý sử dụng các nguồn tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây (Trang 97)

4. Kết cấu của luận văn

4.3.3Hoàn thiện công tác quản lý sử dụng các nguồn tài chính

Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả huy động các nguồn tài chính thì việc quản lý sử dụng các nguồn tài chính một cách hợp lý, hiệu quả là nhiệm vụ tất yếu của nhà trƣờng trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Việc huy động đƣợc nhiều nguồn tài chính phải đồng nghĩa với việc sử dụng chúng một cách hiệu quả, tránh lãng phí, có nhƣ vậy thì cơ chế tự chủ mới thực sự đem lại lợi ích cho nhà trƣờng. Việc quản lý sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính thể hiện trong cơ cấu chi tiêu và các phƣơng thức, định mức chi tiêu.

Một trong những công cụ đắc lực nhất, hiệu quả nhất để quản lý sử dụng các nguồn tài chính của nhà trƣờng là Quy chế chi tiêu nội bộ, đây là kim chỉ nam cho việc sử dụng các nguồn tài chính một cách hiệu quả. Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trƣờng đƣợc xây dựng dựa trên các quy định của nhà nƣớc về phƣơng thức, định mức chi tiêu, ngoài ra việc lấy ý kiến công khai, dân chủ của cán bộ, viên chức nhà trƣờng về tất cả các nội dung chi, bao gồm: các khoản chi cá nhân, nghiệp vụ, mua sắm tài sản, sử dụng các quỹ…cũng đảm bảo cho quy chế đƣợc vận hành trơn chu, hiệu quả. Hoàn thiện

88

quy chế chi tiêu nội bộ là một giải pháp hữu hiệu để sử dụng các nguồn tài chính một cách hiệu quả. Do đó, nhà trƣờng cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất: thƣờng xuyên cập nhật các văn bản quy định của nhà nƣớc về các khoản chi liên quan, cập nhật giá cả thị trƣờng để kịp thời bổ sung, chỉnh sửa quy chế cho phù hợp.

Thứ hai: xác định cơ cấu chi tiêu một cách hợp lý, từ đó xây dựng các phƣơng thức, định mức chi tiêu hiệu quả, cụ thể:

- Đối với chi cho cá nhân: trong các yếu tố cấu thành hoạt động của nhà trƣờng thì yếu tố con ngƣời bao giờ cũng là quan trọng nhất, do đó nhà trƣờng phải xác định các khoản chi cho cá nhân là quan trọng nhất, nó thể hiện sự quan tâm của nhà trƣờng tới đội ngũ cán bộ, viên chức, động viên, khuyến khích tinh thần hăng say lao động. Khoản chi này bao gồm chi tiền lƣơng, tiền thƣởng, tiền làm ngoài giờ, coi, chấm thi, thu nhập thêm, các khoản hỗ trợ, chi học bổng…. Trong các khoản chi này thì chi cho lƣơng đã đƣợc nhà nƣớc quy định cụ thể, do đó để động viên kịp thời thì nhà trƣờng cần phải linh hoạt trong việc thanh toán các khoản chi cá nhân khác, cụ thể:

+ Chi thu nhập tăng thêm: hiện tại nhà trƣờng cũng đã quan tâm đến việc chi trả thu nhập tăng thêm cho ngƣời lao động theo chiều hƣớng tăng dần. Nhƣng cơ chế thanh toán vẫn chƣa thực sự bình đẳng và thúc đẩy tinh thần lao động của cán bộ, viên chức. Nhà trƣờng cần thay đổi phƣơng thức chi trả thu nhập tăng thêm sao cho đảm bảo sự công bằng giữa những ngƣời có thâm niên công tác ít và công tác lâu năm. Cần tăng cƣờng sự ảnh hƣởng của kết quả thi đua vào kết quả tính thu nhập thêm.

+ Chi làm ngoài giờ: đối với nhà trƣờng khoản chi làm ngoài giờ bao gồm chi làm ngoài giờ đối với nhân viên hành chính và chi giảng dạy ngoài định mức, coi, chấm thi đối với giảng viên.

Đối với nhân viên hành chính, nhà trƣờng cần rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, khối lƣợng công việc, từ đó xác định nhu cầu làm ngoài giờ để đảm bảo hoàn

89

thành nhiệm vụ đƣợc giao. Đồng thời có chế độ thanh toán kịp thời, đúng chế độ nhằm động viên ngƣời lao động.

Đối với giảng viên, trên cơ sở đánh giá các tiêu chí nhƣ thâm niên giảng dạy, trình độ, học hàm, học vị, nhà trƣờng cần xác định đơn giá cho 01 tiết giảng dạy ngoài định mức (vƣợt giờ) sao cho phù hợp với quy định của nhà nƣớc và nhu cầu của giảng viên.

+ Đối với chi học bổng học sinh, sinh viên: khoản chi này nhằm động viên ngƣời học, do đó cần đƣợc nhà trƣờng quan tâm thanh toán kịp thời, ngoài phần học bổng đƣợc trích từ nguồn thu học phí thì nhà trƣờng cần huy động thêm các nguồn tài trợ bên ngoài nhằm kịp thời hỗ trợ khuyến khích những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thành tích xuất sắc khác…

- Đối với chi nghiệp vụ chuyên môn: các khoản chi này phục vụ cho công tác chuyên môn của trƣờng nhƣ: chi dịch vụ công cộng, chi hội nghị, công tác phí, thuê mƣớn, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm…nhà trƣờng cần ra soát lại các định mức cũng nhƣ giá cả thị trƣờng, đồng thời xác định nhu cầu sử dụng để tiến hành khoán chi sao cho đảm bảo chi một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất.

- Đối với quản lý sử dụng và mua sắm tài sản: nhà trƣờng cần rà soát lại nhu cầu sử dụng để tiến hành mua sắm có chọn lọc những tài sản thật sự cần thiết, đồng thời tiến hành mua sắm theo đúng các quy định về tổ chức đấu thầu, sao cho lựa chọn đƣợc những đơn vị cung cấp có năng lực tốt, đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí.

Bên cạnh đó tiếp tục thực hiện theo dõi, quản lý tài sản Nhà nƣớc; tính đúng, đủ khấu hao với tài sản dùng vào hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ, phải thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo chế độ áp dụng cho doanh nghiệp nhà nƣớc. Số tiền trích khấu hao và tiền thu từ thanh lý đƣợc để lại bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của trƣờng nhằm tăng cƣờng cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị trong nhà trƣờng.

Thực hiện phân công phân cấp quản lý tài sản cố định của đơn vị bằng các hình thức khác nhau nhƣ: phân cấp quản lý cho các đơn vị, bộ phận trực tiếp sử dụng tài sản cố định, xây dựng cơ chế khoán quản lý sử dụng và có chế độ thƣởng

90

phạt đối với việc sử dụng. Theo dõi thƣờng xuyên và kịp thời biến động tài sản cố định trong kỳ của đơn vị. Tăng cƣờng công tác kiểm kê đánh giá lại tài sản một cách chính xác hơn để xem việc thừa thiếu tài sản để từ đó có phƣơng án xử lý thích hợp, ghi tăng ghi giảm giá trị tài sản vào sổ sách kế toán.

Thứ ba: tăng cƣờng sử dụng các quỹ một cách hợp lý và hiệu quả.

Trên thực tế, nhà trƣờng đã có sự quan tâm trích lập các quỹ theo đúng quy định, hàng năm các quỹ đƣợc bổ sung kinh phí đều đặn. Nhà trƣờng cũng đã lên phƣơng án sử dụng các quỹ một cách chi tiết theo đúng quy định. Tuy nhiên, do chƣa quan tâm thấu đáo đến việc sử dụng các quỹ nên thực trạng sử dụng các quỹ tại nhà trƣờng còn khá bất cập, do đó nhà trƣờng cần phải tích cực hơn trong việc sử dụng các quỹ, cụ thể:

- Tăng cƣờng sử dụng quỹ khen thƣởng để khen thƣởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích nổi bật, ngoài việc khen thƣởng thƣờng xuyên theo định mức thì nhà trƣờng cũng phải chú trọng đến việc khen thƣởng đột xuất, điều đó sẽ tạo động lực thúc đẩy các cá nhân hoàn thành nhiệm vụ hơn nữa.

- Tích cực sử dụng quỹ ổn định thu nhập nhằm hỗ trợ kịp thời cho cán bộ, viên chức, đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế đất nƣớc đang gặp khó khăn.

- Cần tăng cƣờng phối hợp với công đoàn trƣờng sử dụng linh hoạt quỹ phúc lợi, ngoài việc chi trả các khoản hỗ trợ theo quy định, nhà trƣờng nên quan tâm xây dựng một số công trình phúc lợi nhằm động viên kịp thời cán bộ, viên chức nhƣ nhà trẻ, khu tập luyện thể thao…

- Tăng cƣờng hiệu quả sử dụng quỹ phát triển, hiện nay số dƣ quỹ phát triển của nhà trƣờng đã khá lớn, trong khi đó nhu cầu đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng còn khá cao. Nhà trƣờng cần tiến hành rà soát, lập kế hoạch sử dụng quỹ phát triển một cách hiệu quả tránh tình trạng lãng phí nguồn kinh phí.

4.3.4 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính nội bộ.

Kiểm tra, kiểm soát tài chính có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện quản lý huy động và sử dụng các nguồn tài chính. Định kỳ vẫn có các đoàn kiểm tra của các cơ quan chức năng nhƣ Sở tài chính, Thanh tra nhà nƣớc, Kiểm

91

toán… vào tiến hành kiểm tra, giám sát công tác tài chính của nhà trƣờng. Nhƣng những đơn vị này hoạt động theo kế hoạch, không có tính chất thƣờng xuyên. Trong khi đó công tác quản lý tài chính diễn ra thƣờng xuyên, liên tục nên đòi hỏi phải có thông tin phản hồi cho công tác quản lý, nắm bắt kịp thời những hạn chế, khuyết điểm để điều chỉnh cơ chế, chính sách quản lý cho phù hợp. Do đó, công tác kiểm tra , kiểm soát nội bộ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện quản lý công tác tài chính đúng quy định. Để nâng cao hiệu quả của việc kiểm tra, kiểm soát tài chính nội bộ, nhà trƣờng cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, thành lập ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong đó có ít nhất một ngƣời hiểu về hoạt động tài chính. Ban này sẽ thay đổi thành viên qua các năm, thực hiện kiểm tra, kiểm soát thƣờng xuyên, chặt chẽ các khoản thu, chi tại đơn vị. Sau một năm ngân sách, ban kiểm tra cũ đƣợc thay thế bằng ban kiểm tra mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, bên cạnh việc chú trọng công tác hạch toán kế toán. Trƣờng còn phải quan tâm đến công tác kiểm toán nội bộ. Khi trƣờng mở rộng các hoạt động với quy mô lớn hơn, các hoạt động tài chính của đơn vị rất nhiều, việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ thƣờng xuyên sẽ làm giảm bớt sai sót trong quá trình thực hiện, các thông tin chính xác và có độ tin cậy cao hơn, giúp cho Hiệu trƣởng và các bộ phận quản lý khác có thể quản lý, điều hành thuận tiện.

Thứ ba, cùng với công tác kiểm tra cần tăng cƣờng thực hiện nghiêm túc quy chế công khai tài chính. Công khai về các nguồn tài chính và quá trình sử dụng các nguồn kinh phí, công khai các quỹ và quá trình sử dụng các quỹ, công khai phƣơng án chi trả thu nhập tăng thêm và khen thƣờng cho cán bộ viên chức. Công khai tài chính tạo điều kiện cho các cá nhân và tập thể tham gia vào quá trình quản lý tài chính, giám sát hoạt động tài chính, giúp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, đảm bảo cho công tác quản lý tài chính chịu sự giám sát của các cá nhân và tập thể trong đơn vị.

Hàng năm nhà trƣờng cần có những phân tích, đánh giá kết quả về hoạt động tài chính và quản lý tài chính trong từng hoạt động của trƣờng; chỉ ra những ƣu điểm cần phát huy và những nhƣợc điểm cần phải khắc phục, từ đó đƣa ra định hƣớng hoạt động tài chính và có những đúc rút kinh nghiệm cho những hoạt động tiếp theo.

92

4.4. Một số kiến nghị

4.4.1 Kiến nghị với Chính phủ:

- Hoàn thiện các quy định về quyền tự chủ của các trƣờng đại học,cao đẳng công lập. Sự tự chủ phải bao gồm đồng bộ các yếu tố có quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình hoạt động của đơn vị. Quyền tự chủ về tài chính là cơ sở vật chất để đảm bảo việc thực hiện trên thực tế các mặt tự chủ khác của đơn vị, tạo điều kiện cho các đơn vị này chủ động cung cấp dịch vụ công một cách linh hoạt theo nhu cầu của xã hội.

- Tăng quyền tự chủ cho các trƣờng, cần xây dựng khung học phí theo chất lƣợng đào tạo; đƣợc gửi tiền thu học phí và lệ phí tại các ngân hàng thay vì tại Kho bạc nhƣ hiện nay; thay đổi phƣơng thức, thủ tục ghi thu – ghi chi kinh phí viện trợ; đƣợc chủ động trong việc xây dựng và cân đối quỹ học bổng sinh viên…

- Về phƣơng thức giao ngân sách cho giáo dục đại học, cao đẳng cần đƣa ra những chỉ tiêu rõ ràng dựa vào kết quả đầu ra để làm căn cứ phân bổ ngân sách cho các trƣờng đại học, cao đẳng công lập dựa trên cơ sở đầu ra và dựa trên lực lƣợng giảng viên cơ hữu, điều kiện cơ sở vật chất, cũng nhƣ dựa trên kết quả kiểm định về chất lƣợng đào tạo của các trƣờng đại học, cao đẳng công lập. Thay vì cơ chế phân bổ ngân sách chủ yếu dựa vào đầu vào hay chỉ tiêu đào tạo, phân bổ mang tính cào bằng. Các chỉ số thực hiện để sử dụng xác định mức độ cấp phát ngân sách có thể là số lƣợng sinh viên tốt nghiệp hàng năm, số lƣợng giảng viên cơ hữu, điều kiện cơ sở vật chất và kết quả kiểm định chất lƣợng của các trƣờng. Mặt khác, để có thể trao quyền tự chủ hoàn toàn cho các đơn vị sự nghiệp công lập, Nhà nƣớc có thể chuyển đổi từ việc giao dự toán NSNN nhƣ hiện nay sang thực hiện phƣơng thức đặt hàng, mua hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công.

- Từng bƣớc hoàn thiện quá trình thực thi pháp luật về chế độ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu nhƣ: Xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp có thu và của ngƣời đứng đầu đơn vị trong việc thực hiện chế độ tài chính; Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu; …

93

4.4.2 Kiến nghị với UBND thành phố Hà Nội

Thứ nhất, cần có sự chỉ đạo phối kết hợp giữa các sở, ngành có kiên quan giúp hoàn thiện việc quản lý NSNN cho trƣờng, đặc biệt là sự phối hợp giữa Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Kho bạc Nhà nƣớc, ba cơ quan này có tác động trực tiếp tới công tác quản lý NSNN của trƣờng. Nếu một trong những cơ quan này không thực hiện tốt chức năng của mình sẽ làm cho quản lý NSNN tại Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây không đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra.

Thứ hai, cần có sự quan tâm hơn nữa về việc cấp phát kinh phí NSNN của thành phố. Đặc biệt là trong các lĩnh vực nhƣ định mức ngân sách cho một học sinh, sinh viên; bổ sung các ngành đào tạo có ngân sách; đối tƣợng học sinh, sinh viên đƣợc hƣởng ngân sách; quan tâm đầu tƣ hơn nữa đối với cơ sở hạ tầng của nhà trƣờng.

Thứ ba: hoàn thiện cơ chế cấp phát chỉ tiêu biên chế, để trƣờng chủ động đƣa vào chức năng, nhiệm vụ, cơ sở vật chất tự xây dựng chỉ tiêu biên chế phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.

Thứ tư: Hƣớng dẫn, xử lý những vƣớng mắc của đơn vị về cơ chế, chính sách tài chính và đề xuất với cơ quan quản lý cấp trên để tháo gỡ kịp thời.

Thứ năm: Thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ kế toán, kế toán trƣởng để kịp thời bổ sung, cập nhật cơ chế chính sách mới liên quan đến công tác quản lý tài chính.

Thứ sáu: rà soát các định mức kinh tế kỹ thuật để tham mƣu với Hội đồng nhân dân thành phố nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số tiêu chuẩn, định mức làm căn cứ cho các đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện quyền tự chủ.

94

KẾT LUẬN

Việc trao quyền tự chủ tài chính cho các trƣờng đại học, cao đẳng công lập nhằm phát huy mọi khả năng của các trƣờng để cung cấp dịch vụ đào tạo với chất lƣợng cao cho xã hội, tăng nguồn thu nhằm từng bƣớc nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động. Đồng thời thực hiện chủ trƣơng xã hội hoá giáo dục, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây (Trang 97)