0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Cơ chế phân phối chênh lệch thu chi

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ TÂY (Trang 71 -71 )

4. Kết cấu của luận văn

3.2.3 Cơ chế phân phối chênh lệch thu chi

Cơ chế phân phối chênh lệch thu chi tại trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây đƣợc thể hiện qua cách xác lập chênh lệch và sử dụng kết quả chênh lệch đó, cụ thể:

* Xác lập kết quả chênh lệch thu chi:

Cuối năm NSNN, nhà trƣờng xác định phần chênh lệch thu chi bằng cách lấy tổng kinh phí đƣợc sử dụng trong năm (bao gồm kinh phí NSNN giao cho chi thƣờng xuyên và thu từ hoạt động sự nghiệp đƣợc phân bổ) trừ đi các khoản chi, các khoản phải nộp NSNN và dự toán bị hủy trong năm. Bảng số liệu 3.9 thể hiện cách xác định chênh lệch thu chi của nhà trƣờng giai đoạn từ năm 2011-2013.

62

Bảng 3.9 Xác định chênh lệch thu – chi của trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây, giai đoạn 2011-2013.

Đơn vị: triệu đồng STT Chi tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1

Nguồn kinh phí đƣợc sử dụng trong

năm 25.268 37.280 32.027

Tỷ lệ tăng trong năm % 48% -14%

2 Chi trong năm 18.816 29.722 23.895

Tỷ lệ tăng trong năm % 58% -20%

3 Các khoản phải nộp NSNN 13

Tỷ lệ tăng trong năm %

4 Hủy dự toán 476 4 80

Tỷ lệ tăng trong năm % -99% 1900%

5 Chênh lệch(5=1-2-3-4) 5.976 7.554 8.039

Tỷ lệ tăng trong năm % 26% 6% (Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2011 - 2013, Trường Cao đẳng

Cộng đồng Hà Tây)

Theo số liệu tại bảng 3.9 trên thì kết quả chênh lệch thu chi trong 03 năm 2011 - 2013 đều tăng, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 26%, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 6%. Trong khi nguồn kinh phí đƣợc sử dụng trong năm biến động không đều, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 48%, sang năm 2013 lại giảm 14% so với năm 2012. Điều này chứng tỏ nhà trƣờng đã điều tiết các khoản chi biến động với một tỷ lệ tƣơng ứng với tỷ lệ biến động của các khoản thu, thật vậy, năm 2012 tỷ lệ tăng so với 2011 của các khoản chi trong năm là 58%, sang năm 2013 lại giảm 20%.

* Sử dụng kết quả chênh lệch:

Sau khi xác định đƣợc số chênh lệch thu, chi nhà trƣờng tiến hành sử dụng chi trả thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ theo quy định. Bảng số liệu 3.10 dƣới đây thể hiện việc sử dụng kết quả chênh lệch thu chi của nhà trƣờng.

63

Bảng 3.10 – Sử dụng kết quả chênh lệch thu chi của trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: triệu đồng

STT Chi tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1

Chi trả thu nhập tăng

thêm 2.906 49% 3.487 46% 3.835 48%

Tỷ lệ tăng trong năm % 20% 10%

2 Trích lập quỹ 3.070 51% 4.067 54% 4.204 52%

Tỷ lệ tăng trong năm % 32% 3%

Trong đó: Quỹ dự phòng thu nhập ổn định 700 961 995 Quỹ phúc lợi 1.300 1.218 1.200 Quỹ phát triển sự nghiệp 1.070 1.888 2.009 3

Chênh lệch thu chi

(3=1+2) 5.976 100% 7.554 100% 8.039 100%

Tỷ lệ tăng trong năm % 26% 6%

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2011 - 2013, Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây)

- Chi trả thu nhập thêm:

Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy sự quan tâm của nhà trƣờng đối với thu nhập của cán bộ, viên chức khi mà tỷ trọng chi trả thu nhập tăng thêm luôn chiếm xấp xỉ một nửa kết quả chênh lệch thu chi, cụ thể qua các năm là 49%, 46%, 48%. Thu nhập tăng thêm là khoản thu nhập mà ngƣời lao động nhận đƣợc do kết quả lao động mang lại. Vì vậy, nó có tác dụng tạo ra động lực khuyến khích ngƣời lao động nâng cao năng suất và chất lƣợng lao động. Một trong những mục tiêu

64

quan trọng của việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp là nâng cao đời sống, thu nhập cho cán bộ, công nhân viên. Để có nguồn thu tài chính thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm thì đơn vị phải mở rộng, khai thác đƣợc nguồn thu và tiết kiệm chi. Do vậy, thu nhập tăng thêm của cán bộ, giảng viên là chỉ tiêu phản ánh rõ nét hiệu quả cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị.

Nhà trƣờng rất quan tâm đến việc chi trả thu nhập tăng thêm sao cho tƣơng xứng với kết quả lao động của cán bộ, viên chức, nên việc xây dựng phƣơng án, cách thức chi trả thu nhập tăng thêm đƣợc quy định rõ ràng trong quy chế chi tiêu nội bộ của trƣờng (chi tiết tại Phụ lục số 01). Dƣới đây là tình hình chi trả thu nhập tăng thêm của nhà trƣờng trong giai đoạn 2011-2013.

Bảng 3.11 Tình hình chi trả thu nhập tăng thêm của trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây giai đoạn 2011-2013.

Đơn vị: triệu đồng

Nội dung Năm

2011

Năm 2012

Năm 2013

Chi thu nhập tăng thêm 2.906 3.487 3.835

Quỹ tiền lƣơng cấp bậc, chức vụ 5.233 7.296 7.597

Tỷ lệ chi thu nhập tăng thêm/ Quỹ lƣơng cấp

bậc chức vụ 0,56 0,48 0,50

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2011 - 2013, Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây)

Có thể thấy đƣợc tỷ lệ chi thu nhập tăng thêm/ quỹ lƣơng cấp bậc chức vụ là tƣơng đối ổn định, lần lƣợt từ năm 2011 đến 2013 là 0,56; 0,48; 0,5. Theo quy định đối với đơn vị đảm bảo một phần kinh phí hoạt động nhƣ nhà trƣờng thì tỷ lệ này đƣợc khống chế không quá 2 lần, nhƣ vậy có thể thấy tỷ lệ của nhà trƣờng là tƣơng đối thấp so với mức cho phép. Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn chung thì việc duy trì mức chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức tăng hàng năm với một tỷ trọng cao trong tổng kết quả chênh lệch cũng là một nỗ lực cố gắng và xứng đáng đƣợc ghi nhận của tập thể ban giám hiệu và các đơn vị trong nhà trƣờng.

65

- Trích lập và sử dụng các quỹ:

Số liệu trên bảng 3.10 cho thấy tỷ trọng trích lập các quỹ cũng gần nhƣ tƣơng đƣơng với tỷ trọng chi trả thu nhập tăng thêm, lần lƣợt qua các năm 2011, 2012, 2013 là 51%, 54%, 52%. Cùng với sự tăng lên của kết quả chênh lệch thu chi thì việc trích lập các quỹ của nhà trƣờng cũng tăng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 32% và 3% của năm 2012, 2013. Việc trích lập các quỹ theo quy định nhằm để đảm bảo thu nhập cho cán bộ viên chức trong đơn vị cũng nhƣ dùng để phát triển hoạt động sự nghiệp. Tỷ lệ trích quỹ tăng, giảm phụ thuộc vào kết quả chênh lệch hoạt động thu, chi của Nhà trƣờng qua mỗi năm. Việc trích lập và sử dụng quỹ cũng phụ thuộc vào tình hình hoạt động từng năm của Nhà trƣờng. Việc trích lập và sử dụng các quỹ của nhà trƣờng đã đƣợc quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trƣờng (chi tiết theo Phụ lục số 2). Bảng số liệu 3.12 sẽ thể hiện rõ việc trích lập và sự dụng các quỹ của nhà trƣờng.

Bảng 3.12 Tình hình trích lập và sử dụng các quỹ tại trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây giai đoạn 2011-2013.

Đơn vị: triệu đồng Năm Quỹ khen thƣởng Quỹ phúc lợi Quỹ ổn định thu nhập Quỹ phát triển Tổng 2011 Số dƣ đầu kỳ 106 978 1.308 2.225 4.617 Trích lập - 1.300 700 1.070 3.070 Sử dụng 62 980 0 214 1.256 Còn lại cuối kỳ (đầu kỳ 2012) 44 1.297 2.008 3.082 6.431 2012 Trích lập 1.218 961 1.888 4.067 Sử dụng 616 372 988 Còn lại cuối kỳ (đầu kỳ 2013) 1.899 2.597 4.970 9.466 2013 Trích lập 1.200 995 2.009 4.204 Sử dụng 508 615 1.124 Còn lại cuối kỳ 2.590 3.592 6.364 12.546

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2011 - 2013, Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây)

66

Với bảng số liệu trên có thể nhận thấy việc sử dụng các quỹ là chƣa tƣơng xứng với trích lập. Trong 3 năm từ 2011 đến 2013 nhà trƣờng đã trích lập 11.341 triệu đồng cho 3 quỹ là quỹ ổn định thu nhập, quỹ phúc lợi, quỹ phát triển, nhƣng nhà trƣờng chỉ tiến hành sử dụng có 3.368 triệu đồng. Điều này dẫn đến số dƣ của các quỹ tính đến cuối năm 2013 là rất lớn 12.546 triệu đồng, trong đó:

- Quỹ phát triển: số dƣ tính đến cuối năm 2013 chiếm đến gần một nửa tổng số các quỹ là 6.364 triệu đồng, trong 3 năm 2011-2013 nhà trƣờng chỉ sử dụng có 829 triệu đồng (năm 2011 sử dụng 214 triệu đồng, năm 2013 sử dụng 615 triệu đồng) từ quỹ phát triển, chủ yếu là chi cho hỗ trợ đào tạo và chuẩn bị đầu tƣ nâng cấp giảng đƣờng. Phần còn lại là do nhà trƣờng tích lũy để nâng cấp, xây dựng hệ thống giảng đƣờng hiện đã xuống cấp.

- Quỹ ổn định thu nhập: trong 3 năm nhà trƣờng cũng chỉ sử dụng có một lần vào năm 2012 để hỗ trợ thu nhập cho cán bộ, viên chức trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, số tiền chi là 372 triệu đồng. Tính đến cuối năm 2013 số dƣ của quỹ còn là 3.529 triệu đồng. Đây là số dƣ khá lớn so với tổng mức chi trả thu nhập tăng thêm một năm. Đó là do nhà trƣờng chủ động tích lũy đề phòng khủng hoảng kinh tế kéo dài ảnh hƣởng đến nguồn thu nhập của cán bộ, viên chức trong các năm tiếp theo.

- Quỹ khen thƣởng: Nhà trƣờng chủ yếu sử dụng kinh phí NSNN cấp và thu sự nghiệp để khen thƣởng theo định mức thƣờng xuyên, hầu nhƣ nhà trƣờng không trích lập và sử dụng đến quỹ này, chỉ trong năm 2011 nhà trƣờng sử dụng 62 triệu đồng, tính đến cuối năm 2013 số dƣ của quỹ còn lại là 44 triệu. Do đó hiệu quả của việc khuyến khích cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên hăng hái thi đua lao động, học tập là chƣa cao.

- Quỹ phúc lợi: đây là quỹ đƣợc nhà trƣờng sử dụng thƣờng xuyên nhất, chủ yếu là các khoản hỗ trợ, thăm hỏi, trợ cấp…, tuy nhiên số sử dụng vẫn tƣơng đối thấp so với số trích lập, trong 3 năm nhà trƣờng đã trích lập quỹ này là 3.718 triệu đồng nhƣng chỉ sử dụng 2.105 triệu đồng, tính đến cuối năm 2013 số dƣ của quỹ còn lại là 2.590 triệu đồng. Có thể thấy mức trích lập quỹ phúc lợi là tƣơng đối cao so với nhu cầu sử dụng, nhà trƣờng cần điều chỉnh mức trích lập quỹ phù hợp hơn với nhu cầu thực tế.

67

3.2.4 Cơ chế quản lý tài sản của nhà nước.

Quản lý và sử dụng tài sản nhà nƣớc cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của nhà trƣờng. Việc quản lý tài sản của nhà trƣờng đƣợc thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nƣớc bao gồm: Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc ngày 03 tháng 6 năm 2008; Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc; Thông tƣ số 245/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 và Thông tƣ số 09/2012/TT-BTC ngày 19/01/2012 sửa đổi bổ sung thông tƣ 245 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ- CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc; Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nƣớc; Thông tƣ số 89/2010/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2010 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn chế độ báo cáo công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc tại cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức đƣợc giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc.

Việc quản lý và sử dụng tài sản của nhà nƣớc tại trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây dựa trên các nguyên tắc sau:

- Mọi tài sản nhà nƣớc đều đƣợc Nhà trƣờng giao cho các đơn vị quản lý, sử dụng. - Quản lý tài sản nhà nƣớc đƣợc thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng đơn vị và trách nhiệm phối hợp giữa các đơn vị theo quy định của Nhà trƣờng.

- Tài sản nhà nƣớc đƣợc đầu tƣ, trang bị và sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, bảo đảm công bằng, tiết kiệm, hiệu quả.

- Tài sản nhà nƣớc đƣợc hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật về chế độ kế toán đơn vị hành chính, sự nghiệp. Việc xác định giá trị tài sản trong quan hệ mua, bán, thuê, cho thuê, liên doanh, liên kết, thanh lý tài sản

68

hoặc trong các giao dịch khác đƣợc thực hiện theo cơ chế thị trƣờng, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác.

- Tài sản nhà nƣớc đƣợc bảo vệ, bảo dƣỡng, sửa chữa theo chế độ quy định. - Việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc đƣợc thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc phải đƣợc xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Để việc quản lý tài sản đƣợc thực hiện theo đúng chế độ quy định của Nhà nƣớc, nhà trƣờng đã ban hành riêng một quy chế quản lý tài sản áp dụng cho các đơn vị trực thuộc nhà trƣờng, theo đó quy định cụ thể, chi tiết quyền và nghĩa vụ của ngƣời đứng đầu và đơn vị đƣợc giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc, trách nhiệm của từng đơn vị trong việc quản lý và sử dụng tài sản. Quy định cụ thể các bƣớc tiến hành đầu tƣ, xây dựng, mua sắm, sửa chữa, bảo dƣỡng, chuyển nhƣợng, thanh lý, tiêu hủy.... đồng thời quy chế cũng quy định rõ các bƣớc thực hiện và mục đích sử dụng của tài sản trong các hoạt động nhƣ cho thuê, liên doanh, liên kết.

Bên cạnh đó nhằm đáp ứng nhu cầu làm việc cần thiết theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao của cán bộ, giảng viên, để đảm bảo có chất lƣợng tốt, sử dụng lâu, bền, tiết kiệm, có hiệu quả, bảo đảm yêu cầu từng bƣớc hiện đại hoá cơ sở vật chất, Nhà trƣờng đã ban hành quy định về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phƣơng tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, viên chức, quy định chi tiết từng đối tƣợng theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc trang bị phƣơng tiện làm việc một cách có hiệu quả và công bằng.

3.2.5 Xây dựng, thực hiện và giám sát thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ

Theo hƣớng dẫn tại Thông tƣ 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, nhà trƣờng đã xác định Quy chế chi tiêu nội bộ sẽ giúp nhà trƣờng chủ động sử dụng kinh phí hoạt động thƣờng xuyên đƣợc giao đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, đồng thời làm căn cứ để cán bộ, viên chức thực hiện và Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện kiểm soát.

69

Quy chế chi tiêu nội bộ thể hiện quyền tự chủ về tài chính và chế độ dân chủ của nhà trƣờng, quy chế đã đƣợc thảo luận công khai và lấy ý kiến đóng góp của toàn bộ cán bộ giảng viên trong nhà trƣờng. Thực hiện quy chế nhằm tạo quyền chủ động trong việc quản lý chi tiêu tài chính và tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên trong nhà trƣờng hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Quy chế chi tiêu nội bộ là cơ sở để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị đƣợc công bằng và thống

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ TÂY (Trang 71 -71 )

×