0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Bài học kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính từ một số trƣờng Đại học,

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ TÂY (Trang 42 -42 )

4. Kết cấu của luận văn

1.3 Bài học kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính từ một số trƣờng Đại học,

học, cao đẳng công lập Việt Nam.

Thực tế ở Việt Nam có rất ít các trƣờng đại học, cao đẳng công lập tự đảm bảo toàn bộ về kinh phí hoạt động, đa số là tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động. Các trƣờng tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động có mức độ tự chủ tài chính cao hơn và thƣờng có các đặc điểm chung nhƣ: cơ sở hạ tầng phát triển, đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ cao, có thƣơng hiệu trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học…Trong khi đó, đối với các trƣờng tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thì cơ sở hạ tầng còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo, đội ngũ cán bộ, giảng viên còn nhiều bất cập, nguồn thu sự nghiệp còn hạn chế. Mục đích của các trƣờng là tăng cƣờng mức độ tự chủ tài chính, do đó cần phải tranh thủ mọi nguồn lực để nâng cao cơ sở hạ tầng, đội ngũ cán bộ, giảng viên, tăng nguồn thu sự nghiệp. Một số công trình nghiên cứu nhƣ Nguyễn Thị Kim Anh (2012) với đề tài “Quản lý tài chính tại trƣờng Cao đẳng lƣơng thực thực phẩm Đà Nẵng”; tác giả Phạm Thị Hoa Hạnh (2012) với đề tài “Tự chủ tài chính trong các trƣờng đại học công lập: trƣờng hợp Đại học Đà Lạt” và một số công trình nghiên cứu của các tác giả đã đề cập trong phần tổng quan nghiên cứu, đã phần nào phản ánh tình hình thực hiện tự chủ tài chính tại các trƣờng đại học, cao đẳng cộng lập. Nhìn chung các trƣờng đều có những biện pháp cụ thể để hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị mình, cụ thể:

- Nâng cao chất lƣợng đào tạo nhằm thu hút ngƣời học tăng cƣờng nguồn thu chủ yếu là học phí, bên cạnh đó tích cực đa dạng hóa các nguồn thu sự nghiệp tăng cƣờng mức độ tự chủ tài chính.

- Tiếp tục phát huy vai trò của nguồn kinh phí NSNN trong điều kiện nguồn thu sự nghiệp của các trƣờng còn chƣa đáp ứng đƣợc kinh phí hoạt động, nhằm tăng cƣờng cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, giảng viên.

- Các trƣờng phải chú trọng xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác tài chính có đủ phẩm chất, trí tuệ và năng lực làm việc để thực

33

hiện tốt công tác quản lý tài chính. Từ đó, làm giảm bớt thời gian kiểm tra, kiểm soát tài chính và giúp lãnh đạo đơn vị quản lý tài chính đƣợc tốt hơn.

- Các trƣờng hải đổi mới và hoàn thiện phƣơng thức quản lý tài chính nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của đơn vị trong việc quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính. Phải xây dựng hệ thống các quy chế quản lý tài chính để giúp không chỉ các cán bộ tài chính và các cá nhân khác có liên quan làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả hơn mà còn giúp cho lãnh đạo đơn vị có thể kiểm tra, kiểm soát và quản lý hiệu quả đƣợc các hoạt động tài chính tại đơn vị.

- Các trƣờng phải thực hiện quyền tự chủ đi đôi với tính tự chịu trách nhiệm. Các trƣờng nếu đƣợc giao quyền tự chủ nhƣng thiếu trách nhiệm yếu kém trong quản lý tài chính thì gây hậu quả lớn cho Nhà nƣớc và xã hội.

- Các trƣờng phải tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính. Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng và quản lý các nguồn lực tài chính trong đơn vị để phát huy ƣu điểm, phòng ngừa và khắc phục kịp thời sai lầm, khuyết điểm; kiểm tra, giám sát công tác, năng lực và phẩm chất của cán bộ làm công tác tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý tài chính tại đơn vị.

- Các trƣờng nên kiến nghị những bất cập trong quá trình thực hiện quản lý tài chính tại đơn vị lên cơ quan quản lý cấp trên để hoàn thiện hơn nữa cơ chế quản lý tài chính.

34

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu:

Sử dụng phƣơng pháp thu thập thông tin để thu thập và tổng hợp lại toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tự chủ tài chính, sƣu tầm các bài viết, bài nghiên cứu đánh giá về cơ chế tự chủ tài chính để làm rõ cơ sở lý luận về vấn đề tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập mà cụ thể là các trƣờng Đại học, cao đẳng công lập. Đồng thời qua đó cũng làm rõ đƣợc vai trò và mục đích của việc giao quyền tự chủ tài chính đối với các trƣờng đại học, cao đẳng công lập và xác lập tiêu chí của việc đánh giá thực hiện tự chủ tài chính.

Để đánh giá và phản ánh một cách đầy đủ về thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, đề tài sử dụng phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp với nguồn cung cấp cụ thể nhƣ sau:

Đƣợc lấy từ các phòng Kế toán Tài chính, Quản trị vật tƣ, Tổ chức Hành chính, Đào tạo, các khoa và trung tâm trong trƣờng.

Về tài chính, đó là các báo cáo chuyên môn từng kỳ, quy chế chi tiêu nội bộ qua các năm, các quyết định giao dự toán đầu năm, giao dự toán bổ sung, các văn bản chỉ đạo thực hiện dự toán (quyết định giao chỉ tiêu tiết kiệm, bổ sung, cắt giảm dự toán…), báo cáo tài chính trong đó gồm bảng cân đối kế toán, các bảng biểu thể hiện các số liệu thu, chi, chi tiết đến từng tiểu mục theo quy định của Nhà nƣớc về mục lục ngân sách.

Số liệu liên quan đến cơ cấu đội ngũ cán bộ, viên chức trong trƣờng, số liệu, học sinh, sinh viên…

Các bài viết, phân tích của các chuyên gia trên internet, tạp chí…

2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu:

Xử lý và phân tích số liệu hay dữ liệu nghiên cứu là một trong các bƣớc cơ bản của một nghiên cứu, bao gồm xác định vấn đề nghiên cứu; thu thập số liệu; xử lý số liệu; phân tích số liệu và báo cáo kết quả. Xác định rõ vấn đề nghiên cứu giúp việc thu thập số liệu đƣợc nhanh chóng và chính xác hơn. Để có cơ sở phân tích số

35

liệu tốt thì trong quá trình thu thập số liệu phải xác định trƣớc các yêu cầu của phân tích để có thể thu thập đủ và đúng số liệu nhƣ mong muốn.

Sử dụng dữ liệu đã thu thập đƣợc phân tích đi sâu vào các vấn đề, các chỉ tiêu, từ đó hiểu rõ bản chất của các kết quả đạt đƣợc, xác định đƣợc những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây.

2.3. Phƣơng pháp so sánh:

So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Mục đích của so sánh làm rõ sự khác biệt hay những đặc trƣng riêng có của đối tƣợng nghiên cứu; từ đó, giúp cho các đối tƣợng quan tâm rút ra đƣợc những quyết định lựa chọn.

Trong phạm vi của đề tài chủ yếu sẽ sử dụng phƣơng pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu sau:

- So sánh nội hàm các chỉ tiêu đạt đƣợc so với tiêu chí quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật;

- So sánh các chỉ tiêu đạt đƣợc giữa các năm trong kỳ nghiên cứu.

2.4. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp:

Trên cơ sở phân tích việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây ở từng nội dung của cơ chế, bằng phƣơng pháp tổng hợp, luận văn đƣa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây.

36

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ TÂY

3.1. Khái quát chung về trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây

Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây là cơ sở đào tạo công lập, trực thuộc UBND Thành Phố Hà Nội, là trung tâm đào tạo và nghiên cứu nguồn nhân lực có chất lƣợng cao trên nhiều lĩnh vực với các ngành nghề, trình độ đa dạng. Là trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; cung cấp các dịch vụ phong phú đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội và của khu vực.

Tiền thân của trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây là trƣờng Cao đẳng kỹ thuật Hà Sơn Bình đƣợc thành lập năm 1977 theo quyết định số 278/CP ngày 10/10/1977 của Hội đồng Chính phủ. Qua nhiều lần sáp nhập đến năm 2003 trƣờng chính thức đổi tên thành Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây theo Quyết định số 5345/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 3/10/2003 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trƣờng trực thuộc UBND tỉnh Hà Tây. Năm 2009 - Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây trực thuộc UBND thành phố Hà Nội theo Quyết định số 3332/QĐ- UBND ngày 06/07/2009 của UBND thành phố Hà Nội.

Đến nay bằng nhiều hình thức đào tạo nhƣ chính quy dài hạn tập trung, tại chức, bồi dƣỡng dài hạn, ngắn hạn, Nhà trƣờng đã cung cấp nguồn nhân lực cho đất nƣớc ở các ngành nghề nhƣ: Kế toán; Tài chính - Ngân hàng; Quản trị kinh doanh; Kinh doanh nông nghiệp; Công nghệ thực phẩm; Công nghệ sinh học; Công nghệ sau thu hoạch; Quản lý đất đai; Công nghệ kỹ thuật môi trường; Công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thong; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ kỹ thuật nhiệt; Tin học ứng dụng; Chăn nuôi; Dịch vụ thú y; Khoa học cây trồng; Bảo vệ thực vật; Lâm nghiệp; Tiếng Anh.

Với những thành tích nổi bật đạt đƣợc trong gần 40 năm qua, trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây vinh dự đƣợc Nhà nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng Độc lập

37

hạng Nhất- Nhì- Ba, Bằng khen của Thủ tƣớng chính phủ. Nhiều tập thể, cá nhân của Trƣờng đã đƣợc khen tặng nhiều phần thƣởng cao quý. Trong nhiều năm nhà trƣờng đạt đƣợc các danh hiệu thi đua nhƣ: “Trường xuất sắc”, “Đảng bộ trong sạch, vững mạnh”, “Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc”, "Đơn vị xuất sắc trong công tác Đoàn và Hội ". Nhiều cán bộ, giảng viên, công nhân viên và sinh viên đã đƣợc thƣởng Huân, Huy chương các loại, các loại Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Giáo dục, Vì thế hệ trẻ... Năm 2011 nhà trƣờng đƣợc cấp Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008.

Trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển, trƣờng đã trải qua những bƣớc thăng trầm. Nhà trƣờng ngày càng khẳng định đƣợc vị trí, vai trò của mình trong hệ thống giáo dục - đào tạo, đóng góp tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực với chất lƣợng ngày càng cao cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và khu vực.

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây

3.1.2.1 Chức năng

Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây là cơ sở đào tạo công lập trực thuộc UBDN thành phố Hà Nội, có chức năng đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và trung cấp trong các lĩnh vực gồm các ngành: Kế toán; Tài chính - Ngân hàng; Quản trị kinh doanh; Kinh doanh nông nghiệp; Công nghệ thực phẩm; Công nghệ sinh học; Công nghệ sau thu hoạch; Quản lý đất đai; Công nghệ kỹ thuật môi trƣờng; Công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thong; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ kỹ thuật nhiệt; Tin học ứng dụng; Chăn nuôi; Dịch vụ thú y; Khoa học cây trồng; Bảo vệ thực vật; Lâm nghiệp; Tiếng Anh. Là trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; cung cấp các dịch vụ phong phú đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội và của khu vực. Hiện nhà trƣờng còn liên kết với các trƣờng đại học, các tổ chức trong và ngoài nƣớc đào tạo đại học và trình độ khác theo yêu cầu của ngành, xã hội và theo quy định của pháp luật.

38

Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây chịu sự lãnh đạo và quản lý nhà nƣớc trực tiếp từ UBND thành phố Hà Nội. Chịu sự quản lý nhà nƣớc về giáo dục - đào tạo của Bộ giáo dục và Đào tạo. Chịu sự quản lý hành chính trực tiếp theo lãnh thổ của UBND huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội.

Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây là đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu, có tƣ cách pháp nhân, đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc và Ngân hàng, có con dấu để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật.

3.1.2.2. Nhiệm vụ

Cũng nhƣ các trƣờng cao đẳng khác trên cả nƣớc, trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây hoạt động dựa trên các nhiệm vụ đƣợc quy định trong Điều lệ trƣờng cao đẳng đƣợc thể hiện trên các khía cạnh sau:

* Về hoạt động đào tạo

- Tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp và liên thông theo đúng ngành và chuyên ngành đƣợc giao.

- Căn cứ vào chƣơng trình khung của Bộ giáo dục và Đào tạo, tổ chức xây dựng và ban hành chƣơng trình đào tạo cho từng chuyên ngành sau khi đã đƣợc thẩm định theo quy định của Nhà nƣớc, đảm bảo sự liên thông giữa các ngành học, các trình độ đào tạo trong đơn vị. Thƣờng xuyên phát triển chƣơng trình đào tạo theo hƣớng chuẩn hóa, đa dạng hóa, hiện đại hóa.

- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các quy chế, quy định về đào tạo từng trình độ; cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo; chấp hành pháp luật về giáo dục, thực hiện xã hội hóa về giáo dục.

- Điều tra dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực xã hội đối với từng ngành nghề của trƣờng; trên cơ sở đó điều chỉnh quy mô, cơ cấu ngành nghề, trình độ và phƣơng thức đào tạo của trƣờng.

- Tổ chức cung cấp các dịch vụ về đào tạo, bồi dƣỡng, tƣ vấn cho các đối tƣợng có nhu cầu; xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin và thực hiện công khai thông tin về hoạt động đào tạo của nhà trƣờng.

39

- Tự đánh giá chất lƣợng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lƣợng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền; xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lƣợng của nhà trƣờng; tăng cƣờng các điều kiện đảm bảo chất lƣợng và không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.

* Về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học

- Thực hiện nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực ngành nghề đào tạo trong nhà trƣờng bao gồm: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chính sách, nghiên cứu ứng dụng, phân tích và dự báo.

- Nghiên cứu khoa học phục vụ mục tiêu đổi mới và nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng; xây dựng kế hoạch, nội dung nghiên cứu khoa học cấp cơ sở; tổ chức và quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học của ngƣời học.

- Xây dựng hệ thống thông tin, thƣ viện.

- Tổ chức biên soạn giáo trình thuộc các chuyên ngành đào tạo của trƣờng. - Tổ chức quản lý thông tin tƣ liệu, phát hành tập san, tạp chí và các ấn phẩm khoa học, tài liệu phục vụ cho các hoạt động đào tạo, khoa học theo đúng các qui định hiện hành.

- Xây dựng kế hoạch hàng năm, kế hoạch trung hạn và dài hạn. Đề xuất các chính sách, phƣơng hƣớng phát triển công tác nghiên cứu khoa học trong nhà trƣờng.

* Nhiệm vụ hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ TÂY (Trang 42 -42 )

×