GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆTNAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ internet banking tại ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Trang 39)

(MARITIME BANK –MSB)

2.3.1 Thông tin tổng quan

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực. Khi đó, những cuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ và Maritime Bank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của

các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam…

Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM. Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.

Nhìn lại chặng đường phát triển thì năm 1997 - 2000 là giai đoạn thử thách, cam go nhất của Maritime Bank. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, Ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, bằng nội lực và bản lĩnh của mình, Maritime Bank đã dần lấy lại trạng thái cân bằng và phát triển mạnh mẽ từ năm 2005.

Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Vốn điều lệ của Maritime Bank là 8.000 tỷ VNĐ và tổng tài sản đạt hơn 110.000 tỷ VNĐ. Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005, hiện nay đã lên đến gần 230 điểm giao dịch trên toàn quốc.

Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng kinh doanh, hình ảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng… đến nay, Maritime Bank đang được nhận định là một Ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam.

Các giải thưởng đạt được trong năm 2012 và 2013:

- Giám đốc Khối Công nghệ Ngân hàng Maritime Bank vinh dự là đại diện duy

nhất trong các ngân hàng thương mại Việt Nam được trao tặng giải thưởng Lãnh đạo Công nghệ Thông tin tiêu biểu Đông Nam Á năm 2012 với chủ đề “Phát triển công nghệ trên hạ tầng hiện tại hay đầu tư mới”.

- Là một trong ba ngân hàng lớn được trao giải thưởng “100 Thương hiệu Việt bền vững năm 2012”. Đây là giải thưởng do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức.

- Giải thưởng Ngân hàng có tỷ lệ công điện đạt chuẩn cao (Straight - Through -

Processing - STP Award) năm 2011 do Ngân hàng Wells Fargo – một trong những ngân hàng hàng đầu của Mỹ trao tặng.

-“Thương hiệu nổi tiếng ASEAN” năm 2013

- Là một trong 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính đoạt danh hiệu:

Doanh nghiệp dịch vụ được hài lòng nhất năm 2013.

2.3.2 Tình hình hoạt động của MSB từ năm 2009 đến 2012

Nhìn chung, giai đoạn 2009 – 2012 đánh dấu nhiều bước thăng trầm trong các mặt hoạt động của MSB. Năm 2010, hầu hết các lĩnh vực hoạt động của MSB đều đạt kết quả rất cao. Cuối năm 2009, nguồn vốn chỉ tăng 0,8% trong khi dư nợ tín dụng giảm mạnh 23%, phát hành thẻ giảm 5% kéo theo các chỉ tiêu trong năm 2010 như thu lãi ròng, thu dịch vụ ròng cũng giảm mạnh, kết quả là lợi nhuận giảm 17%. Chính vì vậy, trong năm 2010, MSB đã từng bước khôi phục và phát triển các mặt hoạt động kinh doanh nhằm bù đắp lại sự sụt giảm doanh số.

Bảng 2.1: Một số hoạt động chủ yếu và kết quả kinh doanh của MSB giai đoạn 2009 – 2012

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của MSB các năm 2009-2012) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng trưởng

10/09 11/10 12/11 1.Nguồn vốn (tỷ đồng) 24.600 24.800 28.000 27.200 0.8% 12.7% -2.7% Vốn huy động (tỷ đồng) 22.800 23.500 25.400 24.600 3.1% 8.1% -3.1% 2.Dư nợ tín dụng (tỷ đồng) 13.900 10.600 13.800 16.700 -23% 29.8% 21.7%

3.Thanh toán quốc tế (tỷ USD)

7.5 10.1 9.9 9.4 34.7% -2.2% -5.2%

4.Kinh doanh ngoại tệ (tỷ USD) 5.6 7.1 8.3 12.9 26.8% 17.2% 55.6% 5.Phát hành thẻ(thẻ) 88.000 84.000 76.000 63.000 -4.5% -9.8% -16% Thẻ ATM (thẻ) 84.000 77.000 72.000 57.000 -8.3% -6.1% -21% 6.Thu lãi ròng (tỷ đồng) 1.359 1.778 1.750 2.503 31% -2% 43%

7.Thu nhập ngoài lãi (tỷ đồng) 483 611 558 1.934 27% -9% 247% Thu dịch vụ ròng (tỷ đồng) 115 140 167 199 22% 19% 19% 8.Lợi nhuận (tỷ đồng) 585 740 617 1.088 26% -17% 76%

Về cơ bản, các mặt hoạt động chính của MSB đã có sự tăng trưởng khá, tạo đà cho những năm tiếp theo, điển hình năm 2012 dư nợ tín dụng tăng 21,7% so với 2011, doanh số mua bán ngoại tệ tăng 55,6%. Đặc biệt, bước sang những tháng đầu năm 2012, thị trường tài chính tiền tệ có nhiều biến động mạnh, điển hình là “cơn bão” lãi suất huy động của các NHTM giảm kéo theo sự dịch chuyển một lượng khách hàng của MSB sang giao dịch tại các NH khác làm cho vốn huy động giảm 3,1%. Trong khi đó NHNN yêu cầu các NHTM đảm bảo dư nợ tín dụng chỉ tăng 30%, cho nên dư nợ tín dụng tại MSB năm 2012 chỉ tăng 21,7% so với 2011. Trước tình hình đó, bằng nhiều nỗ lực, MSB đã làm chủ được tình thế và gặt hái được những kết quả đáng khích lệ với tốc độ tăng trưởng cao trên tất cả các mặt hoạt động, điển hình là các mảng kinh doanh dịch vụ truyền thống. Trong năm 2012, riêng mảng dịch vụ truyền thống của MSB là kinh doanh ngoại tệ đã đạt được thành quả đáng kể giúp chỉ tiêu thu nhập ngoài lãi của MSB tăng 247% góp phần tăng lợi nhuận năm 2012 lên 76% so với năm 2011.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ internet banking tại ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Trang 39)