Đối với ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ internet banking tại ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Trang 66)

Đối với ngân hàng, trong thực tế chi phí xây dựng chương trình, mua phần mềm, duy trì mạng, huấn luyện nhân viên và các công cụ giao dịch khác trong việc cung cấp dịch vụ Internet Banking là rất lớn. Việc đầu tư chi phí nhiều như vậy nhưng khách hàng tham gia sử dụng chưa nhiều khiến chi phí tăng.

Tiếp theo là về độ an toàn trong giao dịch điện tử, đây là vấn đề không riêng gì của MSB mà hầu hết các ngân hàng khác đều quan tâm bởi nó liên quan đến tài sản của Ngân hàng và khách hàng. Mặc dù khi xây dựng mạng thì MSB đã tính đến việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách hàng khi giao dịch, nhưng với tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin như hiện nay thì nếu không có một sự quản lý chặt chẽ, theo sát và thay đổi công nghệ bảo mật cho phù hợp thì rất nguy hiểm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã nêu lên bức tranh khái quát về thực trang phát triển dịch vụ Internet Banking trong giai đoạn từ 2009-2012. Với kết quả đạt được trong hơn 20 năm hoạt động về cả mặt quản lý, cung ứng dịch vụ cũng như phát triển công nghệ MSB có lợi thế để phát triển dịch vụ Internet Banking. Tuy nhiên MSB xâm nhập thị trường các sản phẩm ngân hàng điện tử sau một số ngân hàng khác nên môi trường cạnh tranh còn có những khó khăn nhất định. Việc phân tích những thuận lợi và hạn chế trong chương 2 sẽ là nền tảng cho những giải pháp cụ thể, khả thi trong chương 3 nhằm giúp MSB hoàn thiện hơn nữa việc phát triển ngân hàng điện tử nói chung và dịch vụ Internet Banking nói riêng, nâng cao thị phần và tạo lợi thế , hội nhập vào xu thế chung của thời đại.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ INTERNET BANKING TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG

HẢI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển dịch vụ internet banking tại ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)