E-Banking tại Ấn độ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Bắc ĐăK Lăk (full) (Trang 36)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2.E-Banking tại Ấn độ

Hoạt động ngân hàng nói chung và cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử ở Ấn độ nói riêng phát triển rất mạnh.Ấn độ trở thành điểm đến của các Ngân hàng trên Thế giới, vì quốc gia này có những lợi thế riêng có. Thứ nhất, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Ấn độ trong những thập kỷ gần đây luôn nằm trong nhóm nhất, nhì thế giới. Thứ hai, dân số lớn thứ 2 thế giới với số dân trung lƣu chiếm tỷ trọng khá cao. Đây chính là phân đoan thị trƣờng mà nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử hƣớng tới. Thứ ba, Hệ thống pháp luật ở Ấn độ đƣợc coi là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Nhân tố cuối cùng, đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là sự phát triển công nghệ phần mềm của Ấn độ vào hàng lớn nhất thế giới.

Tuy vậy, việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử ở Ấn độ cũng gặp những khó khăn nhất định do dân số Ấn độ sinh sống ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 65%. Điều này gây trở ngại cho các ngân hàng trong việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử, nhất là do sự thiếu thốn và không đồng bộ về cơ sở kết cấu hạ tầng. Có rất nhiều giới hạn trong việc ứng dụng kỹ thuật ở khu vực nông thôn của Ấn độ. Thứ nhất, công nghệ thông tin đòi hỏi phải có nguồn điện liên tục mà ở Ấn độ điều này không phải lúc nào cũng sẵn sàng đáp ứng. Thứ hai, mạng lƣới thông tin liên lac sử dụng rất đắt. Thứ ba, làng mặc ở đây phân bố thƣa thớt, khoảng cách xa, yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử thấp, thiếu thốn đƣờng xá và phƣơng tiện đi lại…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Bắc ĐăK Lăk (full) (Trang 36)