7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân
ngân hàng điện tử
Các nhân tố nội tại của ngân hàng
- Nguồn lực tài chính:Các NHTM phải có một lƣợng vốn đầu tƣ ban đầu khá lớn để mua sắm máy móc thiết bị, phát triển phần mềm, đào tạo nguồn nhân lực, chƣa kể đến các chi phí bảo hành, duy trì và phát triển hệ thống. Với lƣợng vốn đầu tƣ ban đầu và chi phí rất lớn, đòi hỏi các NHTM không phải chỉ có quyết tâm mà còn phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh.
- Chất lƣợng nguồn nhân lực : Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng thứ hai để phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử. Các NHTM muốn phát triển dịch vụ này cũng cần đội ngũ nhân viên năng động nhiệt tình và am hiểu công nghệ thông tin và chính sách đào tạo đãi ngộ thích hợp.
- Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và khả năng làm chủ công nghệ: Công tác đảm bảo an toàn bảo mật và phòng ngừa rủi ro trong các giao dịch dựa trên các phƣơng tiện thông tin điện tử đặt ra các đòi hỏi rất cao về bảo
mật và an toàn. Khi sử dụng các phƣơng tiện điện tử nhƣ điện thoại, Intenet các thông tin rất dễ bị xâm phạm. Do vậy, các NHTM cần có hệ thống bảo đảm an ninh điện tử để bảo đảm an toàn cho ngân hàng cũng nhƣ các đối tƣợng khách hàng khi sử dụng dịch vụ này nhƣ phần mềm mã khóa, bức tƣờng lửa fire wall, chữ ký điện tử. Đồng thời các NHTM cũng cần chú trọng nâng cao năng lực quản trị và phòng ngừa rủi ro.
Các nhân tố bên ngoài ngân hàng
- Môi trƣờng pháp lý: Sự hoàn thiện của hành lang pháp lý cũng là điều kiện để dịch vụ ngân hàng điện tử hình thành và phát triển. Dịch vụ ngân hàng điện tử muốn hoạt động đƣợc đƣợc trƣớc tiên phải đƣợc công nhận về mặt pháp lý và cần có một hành lang pháp lý an toàn. Các NHTM cần những cơ sở pháp luật đủ chặt chẽ không chỉ để triển khai và cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử mà còn hỗ trợ và giải quyết tranh chấp với khách hàng hoặc giữa các đối tƣợng khách hàng, đảm bảo quyền lợi cho các NHTM cũng nhƣ quyền lợi của khách hàng. Môi trƣờng pháp lý cần thiết cho dịch vụ ngân hàng điện tử bao gồm: Luật giao dịch điện tử, Luật thƣơng mại điện tử, Luật xử lý tranh chấp đối với các giao dịch điện tử.
- Sự phát triển kinh tế xã hội: Dịch vụ NHĐT ra đời và phát triển là kết quả của sự phát triển kinh tế xã hội. Các yếu tố nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế và sự thay đổi cơ cấu kinh tế, thu nhập của dân cƣ, v.v…, là những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến việc cung cấp và sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Trình độ công nghiệp hóa của đất nƣớc cũng nhƣ thu nhập của ngƣời dân càng cao họ càng có xu hƣớng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử càng cao.
- Môi trƣờng công nghệ:
Sự hiểu biết và chấp nhận các dịch vụ ngân hàng điện tử: Nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ ngân hàng điện tử nói riêng của khách hàng cũng là một trong những điều kiện tiên quyết đối với sự phát
triển của dịch vụ ngân hàng điện tử. Có thể thấy, nhu cầu của khách hàng vừa là điều kiện đồng thời cũng là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của loại hình dịch vụ này. Để có thể sử dụng và tận hƣởng sự tiện ích của các dịch vụ ngân hàng điện tử, khách hàng phải có kiến thức , kỹ năng nhất định và phải đƣợc đào tạo. Ngoài ra, các trang thiết bị cần thiết nhƣ điện thoại di động, máy tính cá nhân và điểm truy cập Internet. Bên cạnh đó, sự hiểu biết và chấp nhận các dịch vụ ngân hàng điện tử cũng thúc đẩy nhu cầu khách hàng.
- Trình độ và mức thu nhập của ngƣời dân
Trình độ dân trí, thói quen, phong tục tập quán của dân cƣ cũng ảnh hƣởng rất lớn đến việc các NHTM phát triển các dịch vụ hiện đại nhƣ là dịch vụ ngân hàng điện tử . Trong các thói quen đặc biệt có tính phổ biến của ngƣời Việt Nam là thích dùng tiền mặt trong quan hệ mua bán và có tâm lý ngại thay đổi thói quen trong chi tiêu. Sự phát triển rộng rãi dịch vụ ngân hàng điện tử liên quan đến sự hiểu biết, chấp nhận dịch vụ của khách hàng và hình thành thói quen sử dụng dịch vụ. Vì vậy, các NHTM cần cung cấp các thông tin đầy đủ, cụ thể về dịch vụ, hƣớng dẫn cụ thể khách hàng sử dụng dịch vụ, tạo sự tin cậy cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.