Các dịch vụ Ngân hàng với Khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế VIB (Trang 26)

Ở Việt Nam, số lƣợng DNNVV chiếm tới 97% tổng số DN, đóng góp hơn 40% GDP hàng năm. Tuy nhiên các ngân hàng chú trọng phát triển các dịch vụ bán lẻ nhiều hơn là đầu tƣ các dịch vụ Ngân hàng phục vụ công ty nhất là cho các DNNVV. Đây chính là vấn đề khiến cho đối tƣợng khách hàng tiềm năng của các ngân hàng bị bỏ phí.

Việc đầu tƣ nâng cao chất lƣợng dịch vụ Khách hàng DNNVV của các Ngân hàng TMCP đang trở nên cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

Bảng 1.1: Các dịch vụ sản phẩm cơ bản dành cho Khách hàng doanh nghiệp của một số Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần

Tienphongbank VIB Vietinbank

Tài khoản và thẻ Thanh toán Cho vay tài trợ Dịch vụ bảo lãnh Quản lý tiền Gói trả lƣơng Dịch vụ khác Ƣu đãi Quản lý dòng tiền Tài trợ thƣơng mại Tiền vay

E-Banking Bao thanh toán Ngoại hối Sản phẩm dịch vụ mới Tiền gửi Cho vay Chuyển tiền Thanh toán XNK Tài khoản Kho quỹ KD Ngoại tệ Bảo lãnh E-Banking Sản phẩm khác

(Nguồn: Website Tienphongbank, VIB, Vietinbank) 1.2.5.1. Huy động vốn

Nguồn vốn kinh doanh của NHTM gồm 2 nguồn chủ yếu là vốn tự có và vốn huy động, trong đó vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng. Đây là nguồn vốn có ảnh hƣởng rất lớn đến chi phí và khả năng mở rộng kinh doanh của Ngân hàng. Vốn này có xu hƣớng ngày càng gia tăng phù hợp với xu hƣớng tăng trƣởng và ổn định của nền kinh tế. Vì vậy, nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản, quan trọng đầu tiên đối với một Ngân hàng.

- Dịch vụ nhận tiền gửi

Với dịch vụ nhận tiền gửi, Ngân hàng sẽ huy động vốn nhàn rỗi của các cá nhân, vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong xã hội thông qua tài khoản séc, tài khoản vãng lai, tài khoản gửi tiết kiệm. Tiền gửi tại NHTM bao gồm các loại hình: Tiền gửi thanh toán; Tiền gửi không kỳ hạn; Tiền gửi có kỳ hạn; Tiền gửi tiết kiệm.

- Dịch vụ huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá

Đây là nguồn vốn mà NHTM có đƣợc thông qua việc phát hành các giấy tờ có giá nhƣ kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi. Đối tƣợng mua có thể là các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế, ngoài việc sử dụng nguồn vốn

nhàn rỗi hay phần thu nhập tạm thời chƣa sử dụng đến để mua thì đây còn là một kênh đầu tƣ trực tiếp. Với cách huy động vốn này, Ngân hàng có khả năng đáp ứng một khối lƣợng vốn trong thời gian ngắn và Ngân hàng chủ động sử dụng.

1.2.5.2. Dịch vụ tín dụng

Cho vay là một trong những nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu, mang lại phần thu nhập lớn cho Ngân hàng. Hoạt động tín dụng tốt thì Ngân hàng sẽ vững mạnh và phát triển, ngƣợc lại thì Ngân hàng sẽ đi đến chỗ phá sản. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế với nhiều loại hình kinh tế đa dạng và phức tạp thì dịch vụ tín dụng cũng ngày càng phát triển, phong phú về hình thức, thể loại, phƣơng thức. Có thể tóm tắt một số hình thức tín dụng chính nhƣ sau:

- Cho vay ngắn hạn là các khoản có thời gian dƣới 12 tháng.

Ngân hàng cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đời sống của khách hàng. Cho vay ngắn hạn có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau: cho vay bổ sung vốn lƣu động hoặc cho vay tiêu dùng.

-Cho vay trung và dài hạn

Là các khoản vay có thời gian trên 12 tháng. Tín dụng trung và dài hạn nhằm thỏa mãn các nhu cầu về mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, cải tiến công nghệ sản xuất, mở rộng sản xuất nâng cao chất lƣợng sản phẩm cho nên cho vay trung và dài hạn thƣờng là cho vay theo dự án đầu tƣ, cho thuê tài chính.

1.2.5.3. Dịch vụ thanh toán

Cùng với sự tiến bộ khoa học công nghệ thì dịch vụ thanh toán ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong hoat động của NHTM, nó tạo điều kiện cho nhiều loại hình dịch vụ mới xuất hiện và phát triển, đồng thời là cơ sở để phát triển hệ thống thanh toán của một ngân hàng, ngƣời ta có thể đánh giá ngay đƣợc hoạt động của NH có hiệu quả hay không, do vậy mà dịch vụ thanh toán của NHTM luôn đƣợc áp dụng những công nghệ mới.

a. Dịch vụ thanh toán trong nước

Là hoạt động thanh toán đƣợc xác lập thực hiện và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam. Cung ứng dịch vụ thanh toán trong nƣớc là việc các ngân hàng thực hiện

thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Dịch vụ thanh toán có nhiều hình thức khác nhau nhƣ: Thanh toán bằng séc, thanh toán bằng lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi, thanh toán bằng nhờ hoặc ủy nhiệm thu, thanh toán bằng thẻ Ngân hàng.

- Thanh toán bằng séc: Séc là phƣơng tiện thanh toán do ngƣời ký phát lập dƣới hình thức chứng từ theo mẫu in sẵn, lệnh cho ngƣời thực hiện thanh toán trả không điều kiện một số tiền nhất định cho ngƣời thụ hƣởng có tên trên séc hay ngƣời cầm tờ séc đó. Đặc điểm cảu thanh toán bằng séc là có tính thời hạn, tức là séc chỉ có giá trị thanh toán trong thời hạn quy định. Thanh toán bằng séc là phƣơng thức sử dụng rộng rãi trên thế giới do việc thanh toán đƣợc thực hiện ở bất cứ nơi đâu.

- Thanh toán bằng lệnh chi hay ủy nhiệm (UNC): lệnh chi hoặc UNC là lệnh chi tiền của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích từ tài khoản của họ tại ngân hàng một số tiền nhất định để trả cho ngƣời thụ hƣởng có tên trên lệnh chi hay UNC

- Thanh toán bằng nhờ hoặc thu ủy nhiệm thu: Ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu là giấy ủy nhiệm do ngƣời thụ hƣởng (thông thƣờng là ngƣời bán hoặc cung cấp hàng hóa dịch vụ ) lập nhờ ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở khối lƣợng hàng hóa đã giao dịch hay dịch vụ đã cung ứng. Thanh toán ủy nhiệm thu đặc biệt lợi nhuận với ngƣời bán hoặc cung cấp hàng hóa dịch vụ mang tính chất thƣờng xuyên, định kỳ nhƣ điện, nƣớc, điện thoại, internet …

b. Thanh toán quốc tế

Ngày nay, khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì các NHTM phải nâng cao chất lƣợng dịch vụ thanh toán quốc tế, đa dạng hóa sản phẩm thanh toán để đáp ứng đƣợc các nghiệp vụ kinh tế quốc tế vốn đa dạng và phức tạp.

Các phƣơng tiện thanh toán quốc tế nhƣ Hối phiếu thƣơng mại, séc, thẻ tín dụng. Các phƣơng thức thanh toán quốc tế chủ yếu nhƣ phƣơng thức thanh toán chuyển tiền, phƣơng thức nhờ thu (Collection), phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C), thanh toán biên mậu.

- Thanh toán chuyển tiền bằng điện: Thanh toán chuyển tiền là phƣơng thức thanh toán theo đó khách hàng (ngƣời tra tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho một ngƣời khác (ngƣời thụ hƣởng) ở một địa điểm nhất định bằng phƣơng tiện chuyển tiền theo yêu cầu của ngƣời trả tiền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thanh toán nhờ thu: Nhờ thu là hình thức thanh toán trong đó bên bán (nhà xuất khẩu) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua (nhà nhập khẩu) để đƣợc thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác. Phƣơng thức nhờ thu chủ yêu đƣợc sử dụng nhờ sự tín nhiệm của ngƣời bán đối với ngƣời mua. Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian, thực hiện theo chỉ dẫn (nhờ thu bằng hối phiếu hoặc nhờ thu bằng bộ chứng từ), không chịu trách nhiệm thanh toán và hƣởng phí dịch vụ.

- Thanh toán bằng thƣ tín dụng (L/C): Thanh toán bằng thƣ tín dụng là nhờ một sự thỏa thuận, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng (ngƣời yêu cầu mở L/C), ngân hàng (ngân hàng phát hành L/C) sẽ phát hành một bức thƣ gọi là L/C (letter of credit) theo đó ngân hàng phát hành cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba (ngƣời hƣởng thụ L/C) khi ngƣời này xuất trình cho ngân hàng pahst hành bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định của L/C.

Hình 1.6: Biểu đồ Tăng trƣởng M2 và cho vay 2012

(Nguồn: “Triển vọng kinh tế Việt Nam và xu hướng phát triển ngành Ngân Hàng” - Ts Nguyễn Đức Thành, VPER)

1.2.5.4. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ

Sự phát triển của ngoại thƣơng và thanh toán quốc tế đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp và cá nhân tham gia thị trƣờng ngoại hối, trong đó có sự tham gia khá phổ biến của các NHTM. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM ngày càng chiếm một vai trò quan trọng trong các loại hình hoạt động của Ngân hàng.

Kinh doanh ngoại tệ là dịch vụ, một mặt đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng, và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng; mặt khác giúp các Ngân hàng điều hòa cung cầu ngoại tệ trên thị trƣờng, ổn định tỷ giá, thực hiện chính sách quản lý ngoại hối của NHNN, từ đó tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu cũng nhƣ hoạt động khác của nền kinh tế. Có nhiều hình thức kinh doanh ngoại tệ khác nhau trên thị trƣờng ngoại hối, bao gồm: Giao dịch mua bán ngay giao ngay (Spot Operations); Giao dich có kỳ hạn (Forward Operation); Giao dich hoán đổi (Swap Operations); Giao dịch hợp đồng tƣơng lai (Future Operations); Giao dịch hợp đồng quyền chọn (Option Operations).

1.2.5.5. Dịch vụ bảo lãnh

Ngân hàng bằng uy tín của mình có thể đứng ra bảo lãnh cho khách hàng (các nhân,doanh nghiệp, tổ chức) khi khách hàng tham gia vào các giao dịch kinh tế.

Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của ngân hàng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên đƣợc bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

Bảo lãnh là hoạt động ngoại bảng nhƣng đồng thời nó cũng là một hình thức tín dụng. Xét về tính chất, dịch vụ bảo lãnh là một loại dịch vụ lƣỡng tĩnh. Trong giao dịch bảo lãnh nếu chƣa phát sinh nghĩa vụ của bên bảo lãnh với bên thứ ba thì giao dịch này đƣợc coi là giao dịch phi tín dụng. Khi bên đƣợc bảo lãnh có nghĩa vụ đối với ngân hàng về khoản tiền, vật chất mà ngân hàng đã trả cho bên thứ ba thì giao dịch này lại có tính chất tín dụng.

Các ngân hàng thƣờng thực hiện các loại bảo lãnh chủ yếu là bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiên hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trƣớc, bảo lãnh bảo

hành, bảo lãnh mua thiết bị trả chậm, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn trong và ngoài nƣớc, bảo lãnh phát hành trên thị trƣờng chứng khoán …

1.2.5.6. Một số dịch vụ khác của NHTM

- Dịch vụ ngân hàng điện tử

Ngày nay khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhiều Ngân hàng đã sớm khai thác và đƣa vào cung cấp các DVNH điện tử (Electronic- Banking, viết tắt là E-Banking) cho ác đối tƣợng khách hàng thông qua: mạng điện thoại (Phone banking, Mobile banking, sms banking), mạng internet (internet banking), giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin và giao dịch Ngân hàng qua tổng đài điện thoại (call center, contact center)

E- banking là một dạng của thƣơng mại điện tử ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Theo nghĩa rộng, đây là sự kết hợp giữa một số DVNH với công nghệ thông tin và điện tử viễn thông. Cụ thể hơn, E- banking là một hệ thống phần mềm tin học cho phép khách hàng có thể tìm hiểu, tra cứu thông tin (tỷ giá, lãi suất, biểu phí…) hay thực hiện một số giao dịch NH (cập nhật số dƣ tài khoản, chuyển tiền, thanh toán…) thông qua các phƣơng tiện điện tử khách hàng không phải đến trực tiếp quầy giao dịch của Ngân hàng. E- banking giúp khách hàng có thể liên lạc với Ngân hàng một cách nhanh chóng, thuân tiện tại bất cứ thời điểm nào (24 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần) và ở bất cứ nơi đâu, tiết kiệm chi phí và thời gian giao dịch.

- Dịch vụ thông tin tư vấn

Tƣ vấn là việc đƣa ra sự giúp đỡ về nội dung, phƣơng pháp, quá trình hoặc cơ cấu của nhiệm vụ, hàng loạt các nhiệm vụ trong đó ngƣời tƣ vấn không chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ đó.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng, khách hàng khồng ngừng cải tiến các hoạt động của mình nhằm đạt tới tiêu chuẩn hiệu quả cao hơn. Nhu cầu dịch vụ tƣ vấn xuất hiện ở nhiều lĩnh vực hoạt động, từ nhiều loại hình tổ chức. Các dịch vụ tƣ vấn mà NH thực hiện thƣờng giới hạn trong một số lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến hoạt động cuả NH, ví dụ nhƣ: tƣ vấn trong quản lý tài chính, quản lý tiền mặt, tƣ vấn về các cơ hội đầu tƣ trong và ngoài nƣớc…

Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu tài chính của các ngân hàng 9 tháng năm 2012 (Đơn vị: tỷ đồng). chứng khoán Thu nhập lãi thuần Lãi dịch vụ Ngoại hối Đầu Tổng lãi thuần Chi phí hoạt động Lãi trƣớc thuế % kế hoạch năm CTG 13.72 868.00 281.00 74.00 15.71 7.06 6.28 70% VCB 8.50 988.00 968.00 140.00 10.74 4.06 4.39 76% ACB 5.30 538.00 (1,251) 235.00 4.82 2.93 1.42 26% STB 4.71 661.00 245.00 (152) 5.50 2.89 2.17 64% EIB 4.05 189.00 (115) - 4.16 1.51 2.44 53% MBB 4.83 525.00 33.00 (196) 5.43 1.76 2.73 76% Tổng 41.108 3,769 161.00 101 46.350 20.207 19.423 61%

(Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng 2012)

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế VIB (Trang 26)