Đơn giản thủ tục cho vay, điều kiện tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế VIB (Trang 80)

VIB có thể tham khảo, áp dụng theo Nghị quyết 64/NQ-CP, thủ tục thẩm định, phê duyệt cho vay Dự án phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn Ngân hàng tái thiết Đức. Theo đó, thành phần hồ sơ, thù tục và quy trình đều đƣợc quy định rõ ràng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi giao dịch với ngân hàng.

Ví dụ nhƣ: thành phẩn hồ sơ Thủ tục thẩm định, phê duyệt cho vay Dự án phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn Ngân hàng tái thiết Đức (KFW) mức vay trên 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng.

1. Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp, bao gồm:

* Hồ sơ pháp lý:

Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, Doanh nghiệp gửi cho Ngân hàng các giấy tờ các giấy tờ (bản sao có công chứng) sau:

▪ Quyết định thành lập doanh nghiệp;

▪ Điều lệ Doanh nghiệp (trừ Doanh nghiệp tƣ nhân);

▪ Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị (nếu có), ▪ Tổng giám đốc (Giám đốc),

▪ Kế toán trƣởng; Đăng ký kinh doanh; ▪ Giấy phép hành nghề (nếu có);

▪ Giấy phép đầu tƣ (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.;

▪ Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.;

▪ Các giấy tờ về đăng ký mẫu dấu, chữ ký và mở tài khoản. * Hồ sơ kinh tế:

▪ Kế hoạch sản xuất kinh doanh định kỳ;

▪ Báo cáo tài chính và kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh 2 năm liền kề và kỳ gần nhất.

* Hồ sơ vay vốn:

▪ Giấy đề nghị vay vốn (Mẫu số 01/DNVVN-KfW); ▪ Dự án, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; ▪ Các tài liệu và chứng từ có liên quan;

2. Hồ sơ do khách hàng và NHCSXH cùng lập:

▪ Hợp đồng tín dụng (Mẫu số 03/DNVVN-KfW); ▪ Giấy nhận nợ (Mẫu số 04/DNVVN-KfW);

Một yêu cầu quan trọng mà VIB cần tham khảo là trình độ thẩm định dự án của doanh nghiệp này. Một số tiêu chuẩn mà KFW yêu cầu của doanh nghiệp là: Doanh nghiệp có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết:

* Có vốn tự có tham gia vào dự án, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ * Mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tính trên tổng nhu cầu vốn, cụ thể nhƣ sau: Cho vay ngắn hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 20%/tổng nhu cầu vốn; Cho vay trung hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 30%/tổng nhu cầu vốn.

* Kinh doanh có hiệu quả; có lãi.

* Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại NHCSXH và các tổ chức tín dụng khác.

3.4.4. Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ cung cấp trên thị trường theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống, phát triển các dịch vụ mới

Thƣờng xuyên năng cao chất lƣợng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng là vấn đề quan trọng và hết sức cần thiết đối với ngân hàng.

Trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng, thì sự tiện ích của sản phẩm và tính chuyên nghiệp trong khâu phân phối đƣợc xem là yếu tố quan trọng để phát triển dịch vụ ngân hàng.

Sự tiện ích của sản phẩm ở đây bao gồm các yếu tố nhƣ: Sản phẩm làm hài lòng khách hàng, thời gian cung cấp dịch vụ đƣợc thực hiện nhanh chóng chính xác và an toàn.

Tính chuyên nghiệp thể hiện ở cách thức phục vụ, cung ứng dịch vụ đến từng đối tƣợng khách hàng, quy trình, tốc độ xử lý giao dịch, thái độ giao tiếp của nhân viên ngân hàng cũng thể hiện sự quan tâm của ngân hàng đến khách hàng.

Ngân hàng phải xây dựng một chiến lƣợc phát triển sản phẩm dịch vụ mới, có chiến lƣợc marketing phù hợp. Tăng cƣờng hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng để tạo điều kiện cho khách hàng làm quen và nhận thức đƣợc tiện ích của các sản phẩm cung cấp.

Đối với những sản phẩm truyền thống cần thƣờng xuyên cải tiến quy trình, thủ tục thực hiện một cách ngắn gọn và nhanh chóng tiết tiết kiệm thời gian cho khách hàng, đồng thời đƣa ra những chính sách ƣu đãi, quan tâm chăm sóc khách hàng.

3.4.5. Nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị

Việc thiết kế bao gồm bố trí trong ngân hàng, thiết bị, đồ đạc, không gian, màu sắc... tất cả những yếu tố đó phải tạo nên không khí thân thiện và giúp việc loại bỏ sự ngăn cách vô hình giữa khách hàng và nhân viên ngân hàng.

Để tăng cƣờng năng lực của hệ thống công nghệ, ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam tiếp tục tham gia vay vốn của dự án World Bank giai đoạn 2 để đầu tƣ hệ thống mạng và bảo mật. Ngoài ra nhiều dự án cũng đã và đang đƣợc đầu tƣ nhƣ hệ thống truyền hình hội nghị, hệ thống quản lý văn bản hành chính, hệ thống email nội bộ và giao dịch, trung tâm dữ liệu, thiết bị lƣu trữ tập trung, thiết bị sao lƣu dữ liệu, hệ thống Internet banking cho khách hàng doanh nghiệp.

3.4.6. Giải pháp hỗ trợ

Giúp doanh nghiệp tìm hiểu thị trƣờng, bằng cách thiết kế kênh cung cấp thông tin thƣờng xuyên về thị trƣờng, đặc biệt là những thông tin có tính dự báo, định hƣớng chính sách của Chính phủ nhằm tăng thêm độ tin cậy và mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.

Các doanh nghiệp đánh giá cao những lợi ích mang tính hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững hơn, nhƣ các hoạt động tƣ vấn quản lý doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này không phải ngân hàng nào cũng thực hiện đƣợc, vì nó đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc với khó khăn của doanh nghiệp và đƣa ra các giải pháp lâu dài để doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững. Việc tìm hiểu khó khăn của doanh nghiệp để đƣa ra những hỗ trợ hợp lý cần có sự đầu tƣ lớn về thời gian, nguồn lực và tài chính. Để tạo ra đƣợc sự khác biệt trong việc chăm sóc, giữ chân khách hàng, các Ngân hàng cần phải có tâm huyết và tầm nhìn chiến lƣợc.

Theo đó, giảm lãi suất không phải là biện pháp duy nhất mà các ngân hàng đƣa ra để hỗ trợ doanh nghiệp. Một trong những hoạt động mà một số ngân hàng đang triển khai có hiệu quả là cung cấp cho doanh nghiệp những giải pháp tài chính đồng bộ nhằm giúp họ sử dụng vốn hiệu quả hơn.

3.5. Một số kiến nghị

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, bên cạnh sự hiểu biết và củng cố tình trạng luân chuyển dòng tiền hiện tại, việc nắm đƣợc nhu cầu luân chuyển dòng tiền nhằm hỗ trợ kế hoạch phát triển kinh doanh đã đặt ra cũng rất quan trọng. Do vậy, điều mà các DN nói chung và DNNVV nói riêng cần làm là: Hiểu đƣợc tình trạng luân chuyển dòng tiền và vấn đề thâm hụt vốn lƣu động, giải phóng tiền mặt từ các hóa đơn xuất khẩu, nâng cao hiệu quả các khoản thu, giảm chi phí xử lý thanh toán, tận dụng nguồn vốn dƣ thừa mà vẫn đảm bảo khả năng tiếp cận tiền mặt, giảm rủi ro và duy trì lợi nhuận…Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tự tin quản lý chuỗi cung ứng, thanh toán an toàn cho các nhà cung cấp, tận dụng uy tín của ngƣời mua để tiếp cận nguồn vốn ngân hàng…

Một trong số khuyến nghị của các chuyên gia cho rằng: Trong bối cảnh hiện nay, một trong những vấn đề lớn nhất là việc kết nối giữa ngân hàng và Doanh nghiệp. Chính phủ đã và đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp - đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Song, với nỗ lực từ phía ngân hàng nhà nƣớc cũng nhƣ các ngân hàng thƣơng mại song thực trạng tiếp cận vốn ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khó khăn. Thực tế, nguồn cung vốn

lớn của ngân hàng cho loại hình doanh nghiệp này còn khá lớn. Nhiều ngân hàng đƣa ra lãi suất rất thấp nhƣng không phải dễ dàng cho Doanh nghiệp tiếp cận. Về phía Doanh nghiệp, trong nguồn vốn dồi dào, lãi suất hạ xuống thì vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp là làm sao tiếp cận và sử dụng nguồn vốn đó có hiệu quả.

Dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp, nhƣng vấn đề tiếp cận vốn vay vẫn đang là mối lo của cả hai phía, Ngân hàng và Doanh nghiệp.

3.5.1. Với chính phủ và Ngân hàng nhà nước.

3.5.1.1 Với chính phủ.

Yêu cầu đòi hỏi đối với chính phủ cần thiết đóng vai trò tích cực trong sự phát triển một thị trƣờng sôi động về tín dụng cho vay đối với DNNVV trong nƣớc và thu hút đƣợc nguồn vốn từ bên ngoài. Kinh nghiệm nhiều quốc gia chỉ ra rằng việc thiếu sự hỗ trợ chính đầy đã cản trở sự phát triển của khu vực DNNVV. Thể chế Ngân hàng và hoạt động của các DNNVV cần chính phủ hỗ trợ trong việc tạo lập ra một môi trƣờng thuận lợi, bao gồm việc cung cấp các định chế hỗ trợ tài chính rõ ràng. Bản thân chính phủ cần có một bộ luật rõ ràng cho sự hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian tới.

Trong những thập niên gần đây, các DNNVV đang là mục tiêu trọng tâm của các chính sách phát triển kinh tế ở những quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Chính phủ các nƣớc và các tổ chức tài trợ quốc tế đặc biệt chú trọng đến đối tƣợng này vì những đóng góp to lớn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và phát triển khu vực tƣ nhân. Mặc dù nhận đƣợc sự quan tâm ngày càng nhiều của các cơ quan hữu quan, nhƣng những cuộc tranh luận xoay quanh các chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chƣa đi đến hồi kết thúc. Tại một số quốc gia, chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp này dƣới dạng phúc lợi và bảo trợ xã hội mà không chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp đã dẫn đến tình trạng bảo hộ quá mức các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vô hình chung làm cản trở sự phát triển của khu vực tƣ nhân.

Từ kinh nghiệm của hai nƣớc Nhật Bản và Mexico về chính sách tài chính hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Việt Nam có thể áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nƣớc:

- Hoàn thiện hệ thống luật pháp hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi tối đa cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nền kinh tế thị trƣờng là nền kinh tế dựa trên luật pháp, do vậy một môi trƣờng luật pháp thuận lợi, tích cực sẽ hỗ trợ các Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhiều hơn là những chính sách ƣu đãi của chính phủ.

- Xây dựng một hệ thống các tổ chức tài chính phục vụ cho nhu cầu vốn của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khó khăn của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay trong việc tiếp cận nguồn vốn vay là vấn đề thế chấp/bảo lãnh và việc chính phủ hỗ trợ quá mức cho các Doanh nghiệp Nhà nƣớc. Một biện pháp trực tiếp nhằm khắc phục khó khăn này là thành lập các tổ chức tài chính phục vụ cho các chính sách của chính phủ để cấp vốn cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khi chƣa thực hiện đƣợc điều này, cần yêu cầu các ngân hàng quốc doanh tăng cƣờng tài trợ và hỗ trợ các dịch vụ tài chính khác cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, chính phủ chỉ can thiệp vào hoạt động huy động vốn của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng các chính sách tài trợ khi thị trƣờng tài chính với các cơ chế độc lập của nó không thể thực hiện đƣợc điều này để tránh sự phụ thuộc quá mức của Doanh nghiệp vào vốn tài trợ của chính phủ đồng thời giảm bớt gánh nặng cho ngân sách.

- Khuyến khích sự phát triển của các công ty đầu tƣ mạo hiểm. Nguồn vốn tài trợ của chính phủ Việt Nam cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa là không lớn do phục thuộc rất nhiều vào ngân sách Nhà nƣớc và mô hình phát triển kinh tế. Vì vậy, sự hỗ trợ vốn từ các công ty đầu tƣ mạo hiểm là vô cùng cần thiết và chính phủ nên đƣa ra các chính sách ƣu đãi hấp dẫn để khuyến khích sự phát triển của các công ty này.

- Phát triển dịch vụ bao thanh toán. Một biện pháp tài trợ hữu hiệu khác cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa là chiết khấu các khoản phải thu của các Doanh nghiệp này thông qua dịch vụ bao thanh toán. Dịch vụ này không những giúp các Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giải quyết đƣợc những khó khăn về thanh khoản mà còn giúp các ngân hàng có đƣợc các khoản chiết khấu chất lƣợng từ khách hàng

của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những Doanh nghiệp lớn có mức độ rủi ro tín dụng thấp. Do đó, chính phủ cần xây dựng một chính sách thuế ƣu đãi làm giảm chi phí cho các đối tƣợng tham gia dịch vụ bao thanh toán để tạo điều kiện cho dịch vụ phát triển.

- Hiệu quả của bộ máy tƣ pháp cũng là vấn đề cần nhắc tới. Đơn cử nhƣ việc áp dụng Luật phá sản của Việt Nam vào thực tế. Luật Phá sản đƣợc Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2004 , thay thế Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993, sau 7 năm thực hiện, luật này đã bộc lộ quá nhiều vƣớng mắc, bất cập.

3.5.1.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trong bối cảnh khó khăn chung, nhằm hỗ trợ đẩy vốn ra nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nƣớc nên tiếp tục cung ứng vốn qua nghiệp vụ thị trƣờng mở (OMO) và nghiệp vụ tái cấp vốn để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thƣơng mại, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt để điều tiết vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu với chủ trƣơng tạo điều kiện tối đa để những doanh nghiệp nhỏ và vừa là những đối tƣợng đƣợc ƣu tiên về vốn vay.

Trong 6 tháng vừa qua, mặc dù ngân hàng nhà nƣớc đã có nhiều quyết sách nhằm chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp trong nền kinh tế, lãi suất tín dụng đã giảm nhƣng nhìn chung vẫn cao hơn so với khả năng chịu đựng của các doanh nghiệp khi tình hình sản xuất kinh doanh vẫn chƣa đƣợc cải thiện. Tỷ suất lợi nhuận của nhiều nhóm ngành sản xuất trong quý II/2011 tiếp tục sụt giảm so với quý I (ví dụ nhƣ ngành nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, dƣợc phẩm và dịch vụ y tế, công nghệ thông tin, viễn thông). Đặc biệt, ROA và ROE của ngành công nghiệp giảm mạnh và hiện đang ở mức rất thấp (ROA: 5,9%; ROE: 11,6%) trong khi chỉ số tƣơng ứng trong quý I là 6,1% và 13,1%. Do vậy, trong thời gian tới, để đem lại sự khởi sắc cho nền kinh tế, bên cạnh công tác điều hành CSTT của Ngân hàng Nhà nƣớc, cần thiết phải có sự tham gia phối hợp của Bộ Tài chính, Bộ Công thƣơng cũng nhƣ các ban ngành khác có liên quan trong việc đƣa ra những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhƣ giải quyết hàng tồn kho, giảm thuế, giãn

thuế, trợ giá, tạo thị trƣờng tiêu thụ, xử lý nợ xấu, đặc biệt là nợ xấu của các doanh nghiệp Nhà nƣớc.

Cả về lý thuyết và thực tế đều cho thấy, lãi suất cần đƣợc thiết lập dựa chủ yếu vào mức lạm phát thực tế và chi phí hoạt động tối thiểu của ngân hàng; đồng thời, cần phục vụ mục tiêu quản lý dòng vốn tín dụng xã hội, yêu cầu thúc đẩy cạnh tranh và trạng thái thanh toán của hệ thống ngân hàng. Trong bối cảnh nền kinh tế có tính độc quyền và đầu cơ cao, cần duy trì và khống chế cả hai loại trần, nhất là trần lãi suất cho vay và gia tăng kiểm soát vĩ mô nhằm hạn chế tình trạng buôn bán

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế VIB (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)