Tổ chức các hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương trong dạy học lịch sử việt nam từ thế kỉ x đến đầu thế kỉ XIX (lớp 10 THPT chương trình chuẩn) ở hà tĩnh (Trang 82)

9. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông. Trong công tác ngoại khóa, hoạt động của thầy và trò được tiến hành chủ yếu ngoài giờ học trên lớp nhưng nội dung và chủ đề hoạt động phải bám sát với nội dung học chính khóa và được quy định trong chương trình môn học.

Khi sử dụng di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương để tiến hành các hoạt động ngoại khóa cần phải nắm được các yêu cầu sau:

Thứ nhất, sử dụng di sản văn hóa phi vật thể để tiến hành hoạt động ngoại khóa phải có tác dụng rất lớn trên cả 3 mặt: Kiến thức, kỹ năng, thái độ, tư tưởng

Về mặt kiến thức: Hoạt động ngoại khóa phải góp phần bồi dưỡng làm sâu sắc, phong phú, toàn diện tri thúc lịch sử, mà học sinh thu nhận trên lớp, giúp các em nắm chắc được những kiến thức trong bài học nội khóa.

Về mặt kỹ năng: góp phần phát triển các năng lực nhận thức của học sinh Về mặt giáo dục: tác dụng giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị, hình thành thế giới quan khoa học, giáo dực lòng yêu mến tự hào về quê hương đất nước.

Thứ hai, sử dụng di sản văn hóa phi vật thể khi tiến hành hoạt động ngoài khóa phải phù hợp với chương trình, phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, trình độ của học sinh.

Thứ ba, Khi sử dụng di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương để tiến hành hoạt động ngoại khóa giáo viên phải căn cứ vào điều kiện nhà trường và địa phương, khả năng của học sinh…, để lựa chọn các hình thức ngoại khóa phù hợp.

Di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương ở Hà Tĩnh khá phong phú, đa dạng đây không chỉ là điều kiện để giáo viên ở Hà Tĩnh khai thác sử dụng trong bài nội khóa mà còn phục vụ cho hoạt động ngoại khóa. Dựa trên nguồn di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương ở Hà Tĩnh, căn cứ vào nội dung chương trình lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX. Chúng tôi đã đưa ra một số hình thức ngoại khóa sau đây.

2.4.2.1. Tổ chức dạ hội lịch sử với chủ đề tìm hiểu về di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương

Dạ hội lịch sử là một hoạt động ngoại khóa có tính chất tổng hợp có ý nghĩa lớn nhiều mặt, thu hút nhiều học sinh tham dự. Đối với học sinh “Dã hội lịch sử có tác dụng củng cố, làm sâu sắc, phong phú thêm nhiều tri thức khoa học và nghệ thuật, gợi dậy những cảm xúc làm cơ sở để giáo dục tình cảm, bồi dưỡng óc thẩm mĩ, gây hứng thú học tập bộ môn. Việc sử dụng tư liêu lịch sử, phân tích tác phẩm văn học, nghiên cứu cách trình bày, thể hiện nội dung các tác phẩm văn học, lịch sử sân khấu… không chỉ làm phong phú kiến thức, mà còn rèn luyện khả năng độc lập làm việc, bồi dưỡng năng khiếu biểu diễn và cảm thụ nghệ thuật… cho học sinh”[215;28]

- Để tiến hành dạ hội lịch sử, giáo viên phải thực hiện các công việc: + Xây dựng kế hoạch dạ hội, trong kế hoạch phải ghi rõ thời gian địa điểm tiến hành, nội dung dạ hội, thành phần tham gia, khách mời, hình ảnh, hiện vật cần triển lãm…

+ Dựa vào nội dung chương trình, giáo viên phân công học sinh chuân bị và tạo điều kiện cho các em học tập.

+ Nắm vững trình tự, nội dung những hoạt động chính của chương trình Dã hội để có kế hoạch sưu tầm nguồn tài liệu cần thiết phục vụ cho dã hội.

Ví dụ, Nhân ngày di sản văn hóa Việt Nam ngày 23 tháng 11. Cô giáo có thể tổ chức một buổi dã hội lịch sử với chủ đề “Tìm hiểu di sản văn hóa phi vật thể ở quê hương Hà Tĩnh từ thế kỉ X - đến nửa đầu thế kỉ XIX”

- Mục đích, yêu cầu

+ Giúp các em hiểu rõ hơn về di sản văn hóa phi vật thể tại Hà Tĩnh ở các thế kỉ X - nửa đầu thế XIX.

+ Rèn luyện cho học sinh khả năng làm việc nhóm, làm việc độc lập phát triển khả năng tái hiện nhanh, liên hệ, quan sát, phán đoán… năng lực trình bày, diễn đạt, bồi dưỡng năng khiếu biểu diễn và cảm thụ nghệ thuật cho học sinh.

+ Giáo dục các em lòng yêu mến, tự hào về quê hương. Nâng cao ý thức trách nhiệm của các em trong việc trân trọng, giữ gìn và phát huy di sản của ông cha, bồi dưỡng lòng biết ơn, khâm phục các cá nhân, quần chúng sáng tạo nên di sản đó.

Chuẩn bị của giáo viên:

+ Trước ngày tổ chức dã hội giáo viên phải xây dựng kế hoạch cụ thể, tranh thủ ý kiến, vận động sự giúp đỡ của các tổ bộ môn, Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên.

+ Phát động học sinh sưu tầm về các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu ở Hà Tĩnh để chuẩn bị tổ chức dạ hội lịch sử và ra báo học tập. Giáo viên hưỡng dẫn sưu tầm theo các chủ đề sau:

* Các lễ hội truyền thống ra đời ở các thế kỉ X - XVIII.

* Các tác phẩm văn học chữ hán, chữ nôm của Đặng Dung, Nguyễn Biểu, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Du.

* Tài liệu viết về dân ca hát giặm, hát ca trù, hát chèo ở Hà Tĩnh * Truyện kể dân gian ở Hà Tĩnh về y đức Lê Hữu Trác

+ Bên cạnh việc hưỡng dẫn học sinh sưu tầm tài liệu, đưa ra các chủ đề để học sinh chuẩn bị cho phần thi năng khiếu. và chuẩn bị các tranh ảnh về di sản văn hóa phi vật thể ở Hà Tĩnh để trang trí cho sân khấu.

+ Phổ biến cho học sinh lớp 10. Một số nội dung chuẩn bị cho cuộc thi tìm hiểu về di sản văn hóa phi vật thể ở quê hương Hà Tĩnh các thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XIX.

- Chuẩn bị của học sinh

+ Thực hiện theo chỉ dẫn của giáo viên.

Kế hoạch tổ chức

+Chủ đề : “Di sản văn hóa phi vật thể tại Hà Tĩnh ở các thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XIX”

+ Thời gian tiến hành: từ 7 giờ 30 - 10 giờ 30. + Địa điểm: trường THPT Vũ Quang

+ Thành phần tham gia: giáo viên, học sinh lớp 10, 11, 12. + Tham gia cuộc thi: là 3 đội đại diện cho 3 khối 10, 11, 12.

- Cấu tạo chương trình gồm 6 phần thi: lễ kỷ niệm, nói chuyện với các cán bộ phụ trách văn hóa ở địa phương, nghệ nhân ca trù, các tiết mục văn nghệ, tổ chức cuộc thi “Tìm hiều về di sản văn hóa phi vật thể tại Hà Tĩnh ở các thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XIX”.

- Nội dung chương trình được tiến hành bao gồm các bước sau:

+ Mở đầu dạ hội, người dẫn chương trình (học sinh) ra sân khấu mời khán giả thưởng thức bài hát “Mời anh về Hà Tĩnh” sáng tác Việt Hoàn, do một em học sinh trình bày kết hợp với trình chiếu các slide giới thiệu về các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu ở Hà Tĩnh.

+ Tiếp theo, người dẫn chương trình giới thiệu về thành phần tham gia dã hội, các vị đại biểu, khách mời, giới thiệu tiến trình cho buổi dạ hội kết hợp triễn lãm, sau đó mời thầy hiệu trưởng thay mặt toàn thể giáo viên và học sinh đọc diễn văn khai mạc. Bài diễn văn nêu bật ý nghĩa của buổi Dạ hội, khái quát về các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu ở Hà Tĩnh, khẳng định giá trị to lớn của các di sản, nhấn mạnh trách nhiệm của thế hệ trẻ và toàn xã hội trong việc giữ gìn và phát huy những di sản mà ông cha để lại.

+ Tiếp sau đó là phần biễu diễn một bài hát ví giặm do tốp ca của học sinh trong trường trình bày.

+ Tiếp theo là phần nói chuyện với cán bộ phụ trách văn hóa, và gặp gỡ nghệ nhân hát ca trù. Nói chuyện với các cán bộ phụ trách văn hóa giúp học sinh về có những hiểu biết về thực trạng di sản văn hóa phi vật thể ở Hà Tĩnh, khó khăn hiện nay trong công tác bảo tồn và phát huy di sản. Sau vài phút nói chuyện với nghệ nhân ca trù là một bài biểu diễn ca trù của nghệ nhân.

+ Cuộc thi “ Tìm hiều về di sản văn hóa phi vật thể tại Hà Tĩnh ở các thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XIX”, của 3 đội chơi cuộc thi này gồm 4 phần: phần chào hỏi, phần thi năng khiếu, phần thi hiểu biết, phần thi ứng xử.

* Phần thi chào hỏi: Mỗi đội có 3 phút để thực hiện phần thi chào hỏi của đội mình, quá thời gian sẽ bị trừ điểm. Tiêu chí chấm điểm của màn chào hỏi: trình bày được lí do tham gia cuộc thi, thành phần đội thi.

* Phần thi năng khiếu “Học sinh với di sản văn hóa phi vật thể của quê hương Hà Tĩnh” Học sinh chỉ được chọn một trong các chủ đề sau:

- Đọc diễn cảm, ngâm thơ về các bài thơ của Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Nguyễn Du, nguyễn Thiếp.

- Kể chuyện, dựa trên một truyện kể dân gian ở Hà Tĩnh về y đức của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

- Hát giặm, hát ca trù, hát chèo.

* Phần thi hiểu biết: nội dung của các phần thi này chủ yếu là đánh giá khả năng nhớ và phản xạ trả lời nhanh. Do đó các câu hỏi, đáp án, phải thật ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Người dẫn chương trình lần lượt đưa ra 11 câu hỏi tương ứng với 11 hàng ngang dành cho cả ba đội sau khi nghe xong câu hỏi, các đội sẽ có tín hiệu trả lời bằng cách phất cờ nhanh nhất sẽ được quyền trả lời, nếu trả lời sai các đội còn lại có quyền trả lời.

Sau đây là 11 câu hỏi dành cho 3 đội chơi, tương ứng với 11 hàng ngang mỗi đội có 30 giây để trả lời:

Câu 1: Làng Cổ Đạm được xem là cái nôi của loại hình nghệ thuật nào? Đáp án: Ca trù.

Câu 2: Đây là tên chữ hán của tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đáp án: Đoạn trường tân thanh.

Câu 3: Ở các thế kỉ 16 - 18, vùng Nghệ Tĩnh phổ biến làn điệu dân ca nào? Đáp án: Hát giặm.

Câu 4: Đây là bài thơ chữ Hán nổi tiếng của Đặng Dung. Đáp án: Thuật Hoài.

Câu 5: Bài thơ “ Cỗ đầu người” của tác giả nào? Đáp án: Nguyễn Biểu.

Câu 6: Đây là thầy thuốc danh tiếng ở thế kỉ 18 với biệt hiệu “Hải Thượng Lãn Ông”

Đáp án: Lê Hữu Trác.

Câu 7: Truyện thơ Nôm nào của Nguyễn Huy Tự được xem là là mở đầu thể loại thơ lục bát viết bằng chữ Nôm ở nước ta.

Đáp án: Truyện Hoa Tiên.

Câu 8: Lễ hội đền Chiêu Trưng gắn liền với nhân vật lịch sử nào? Đáp án: Lê Khôi.

Câu 9: “ Lễ báo ân” là tên gọi khác của lễ hội nào ở Hà Tĩnh. Đáp án. Lễ hội đền Bùi Cẩm Hổ.

Câu 10: Lễ hội nào ở Hà Tĩnh diễn ra vào ngày 12 tháng 6 hàng năm. Đáp án: Lễ hội đền Phù Việt.

Câu 11: Lễ hội đền Hải Quận Công gắn liền với nhân vật nào? Đáp án: Phạm Đình Trọng.

Câu 12: Làng Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên), làng Xuân Liên (Nghi Xuân) ở Hà Tĩnh nổi tiếng với loại hình nghệ thuật nào?

* Phần thi ứng xử: Ở phần thi người dẫn chương trình đưa ra một câu hỏi chung cho cả 3 đội, yêu cầu các thành viên trong đội thi trao đổi, thảo luận trong vòng 5 phút sau đó cử đại diện nhóm trình bày.

Câu hỏi: Em phải làm gì để giữ gìn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở quê hương.

Sau khi kết thúc các phần thi là phần công bố kết quả và trao giải cho 3 đội: giải nhất, giải nhì, giải 3. Như vậy việc tổ chức dạ hội lịch sử với chủ đề tìm hiều về di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương là một dịp thực hiện việc gắn liền nhà trường với đời sống, có tác dụng rất lớn cho học sinh.

2.4.2.2. Đọc sách kết hợp với trao đổi, thảo luận

Đọc sách là hình thức có hiệu quả nhằm cung cấp thêm kiến thức cho học sinh trong giờ học nội khóa, song chủ yếu là trong hoạt động ngoại khóa. Nó góp phần rèn luyện cho học sinh về mặt tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, kĩ năng, thói quen hứng thú và phương pháp làm việc với sách.

Để thực hiện hoạt động ngoại khóa này có hiệu quả giáo viên cần phải thực hiện các công việc sau:

- Trước tiên, giáo viên giúp học sinh lập danh mục các loại sách cần thiết phải đọc và loại sách đọc thêm nếu có thời gian.

- Để khơi dậy tính tích cực, hứng thú, sự thiếu kì và lòng ham muốn hiểu biết cái mới của học sinh, giáo viên nên tóm tắt sơ lược nội dung một số quyển sách.

- Giáo viên nên hướng dẫn học sinh trong việc lựa chọn sách là yêu cầu quan trọng để cho việc đọc sách của các em không tản mạn, chệch hướng.

- Về hình thức đọc sách, có hai hình thức đó là cá nhân tự đọc, và đọc chung ở lớp, ở tổ. Hai hình thức này đều phải tiến hành đối với mỗi học sinh, tùy theo kế hoạch, điều kiện tổ chức.

- Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh gặp các tác giả sách, những nhà nghiên cứu để họ trình bày về cảm nghĩ, quá trình biên soạn của mình, giới

thiệu những vấn đề, lí thú trong nội dung cuốn sách. Trong buổi gặp gỡ, học sinh có thể phát biểu ý kiến nêu thắc mắc, trao đổi.

- Giáo viên nên hưỡng dẫn ghi chép đầy đủ về tên sách, tên tác giả, thời gian đọc, nội dung của từng phần, từng chương, ghi chép những câu thích thú…

- Khi tổ chức cho học sinh đọc sách về di sản văn hóa phi vật thể ở Hà Tĩnh trong hoạt động ngoại khóa giáo viên hưỡng dẫn học sinh tập trung vào các loại sách sau:

+ Sách viết về các lễ hội, đặc biệt là các lễ hội gắn liền với các nhân vật ở Hà Tĩnh có đóng góp lớn cho lịch sử dân tộc, ví dụ như lễ hội dân gian ở Hà Tĩnh, NXB Sở văn hóa thông tin 2005, Làng cổ Hà Tĩnh (tập 1, tập 2), xuất bản 1995- 1996.

+ Các tác phẩm văn học như Thuật Hoài của Đặng Dung, Truyện Kiều, Nam Trung tạp lục, Thanh Hiên thi tập… của Nguyễn Du

+ Sách sưu tầm, nghiên cứu về ca dao, tục ngữ, … ở Hà Tĩnh phản ánh các sự kiện lịch sử dân tộc, ví dụ như: Ca dao Nghệ Tĩnh, NXB Nghệ Tĩnh 1985, Kho tàng ca dao xứ Nghệ tập 2, NXB Nghệ An 1996.

+ Sách viết về các truyện kể dân gian về nhân vật ở Hà Tĩnh (Nguyễn Biểu, Lê Hữu Trác,…) ví dụ như: Kho tàng Truyện kể dân gian xứ Nghệ, NXB Nghệ An 1993-1996…

Tổ chức cho học sinh đọc sách kết hợp với trao đổi, thảo luận không chỉ giúp cho học sinh ghi nhớ nội dung một vấn đề mà còn khơi dậy những suy nghĩ độc lập của các em.

Ví dụ, trên cở sở đọc một số quyển sách viết về lễ hội ở Hà Tĩnh (ví dụ như lễ hội dân gian ở Hà Tĩnh, NXB Sở văn hóa thông tin 2005, Làng cổ Hà Tĩnh (tập 1, tập 2), xuất bản 1995- 1996) và sách viết về y đức của thầy thuốc Lê Hữu Trác ở Hà Tĩnh (kho tàng Truyện kể dân gian xứ Nghệ), NXB Nghệ An 1993-1996… trong buổi sinh hoạt cuối tuần, giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận về nét đẹp tín ngưỡng truyền thống trong các lễ hội ở

Hà Tĩnh và nhận xét về y đức thầy thuốc Lê Hữu Trác, và trình độ y học nước ta lúc bấy giờ.

Việc tổ chức cho học sinh đọc sách kết hợp với trao đổi, thảo luận không chỉ có tác động đến việc cung cấp kiến thức, mà tác dụng quan trọng trong

Một phần của tài liệu Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương trong dạy học lịch sử việt nam từ thế kỉ x đến đầu thế kỉ XIX (lớp 10 THPT chương trình chuẩn) ở hà tĩnh (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w