Đảm bảo tính tư tưởng, khoa học

Một phần của tài liệu Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương trong dạy học lịch sử việt nam từ thế kỉ x đến đầu thế kỉ XIX (lớp 10 THPT chương trình chuẩn) ở hà tĩnh (Trang 51)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Đảm bảo tính tư tưởng, khoa học

Lịch sử xã hội loài người là quá trình phát triển không ngừng, nó bao gồm nhiều sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, thể hiện sự phát triển đi lên là hợp với quy luật. Hiện thực là lịch sử khách quan. Cho nên, cần phải nhận thức đúng như nó tồn tại. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng Sản tạo cơ sở cho chúng ta nhận thức đúng lịch sử, mà lịch sử là bản thân của hiện thực khách quan, phản ánh đúng hiện thực khách quan. Đối với chúng ta, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở tư tưởng, kim chỉ nam hành động trên mọi lĩnh vực, trong đó có nghiên cứu, dạy học lịch sử. Chỉ dựa trên những nguyên tắc phương pháp luận mácxít - và phương pháp luận Hồ Chí Minh, chúng ta mới hiểu biết lịch sử xã hội loại người và lịch sử dân tộc một cách khoa học.

Tính tư tưởng thể hiện ở chỗ khi nghiên cứu và sử dụng di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc chúng ta phải đứng vững trên lập trường, quan điểm giai cấp, quán triệt chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng ta. Trong tình hình hiện nay, yêu cầu này vô cùng quan trọng. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam.

Đối với chúng ta, việc nghiên cứu và sử dụng di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc cũng cần vận dụng linh hoạt, có hiệu quả những nguyên tắc phương pháp luận sử học mácxít - Lêninít và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Dạy học nói chung và nhất là dạy học lịch sử nói riêng, nó không chỉ cung cấp các sự kiện lịch sử, thông qua đó còn làm cho học sinh hiểu, biết phân tích mối quan hệ, biết vận dụng cho bản thân vào trong cuộc sống. Vì thế khi sử dụng di sản văn hóa phi vật thể trong dạy học lịch sử cần đảm bảo tính khoa học. Để đảm bảo nguyên tắc này cần phải tuân thủ nguyên tắc sau:

- Di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương sử dụng trong dạy học lịch sử phải tiêu biểu, điển hình, phù hợp với nội dung bài học.

- Gắn với những sự kiện lịch sử đã qua, phản ánh quá khứ lịch sử đúng như hiện thực khách quan.

- Phải có nguồn gốc rõ ràng, được các nhà khoa học lập hồ sơ, giao cho chình quyền địa phương, được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương hoặc quốc gia.

Tóm lại, trong dạy học cần khai thác triệt để những giá trị lịch sử được phản ánh trong các di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, khi lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương phải mang tính điển hình, cụ thể và khoa học. Nếu đã chọn để sử dụng vào bài giảng thì cần xem xét kỹ nguồn gốc xuất xứ và nội dung phản ánh của nó.

Như vậy tính tư tưởng và tính khoa học là một yêu cầu quan trọng cần quán triệt khi sử dụng di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc.

Một phần của tài liệu Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương trong dạy học lịch sử việt nam từ thế kỉ x đến đầu thế kỉ XIX (lớp 10 THPT chương trình chuẩn) ở hà tĩnh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w