Nội dung kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam từ thế kỉ

Một phần của tài liệu Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương trong dạy học lịch sử việt nam từ thế kỉ x đến đầu thế kỉ XIX (lớp 10 THPT chương trình chuẩn) ở hà tĩnh (Trang 57)

9. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Nội dung kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam từ thế kỉ

đầu thế kỉ XIX lớp 10 THPT (chương trình chuẩn)

Phần lịch sử Việt Nam từ thế X đến nửa đầu thể kỉ XIX, gồm 3 chương, 10 bài (từ bài 17 đến bài 26). Nội dung kiến thức cơ bản của các chương là:

- Thế kỉ X - XV

+ Trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, nhà nước phong kiến từng bước hoàn chỉnh, tổ chức chặt chẽ trên cơ sở một lãnh thổ thống nhất, thế kỉ X, dưới thời vua Lê Thánh Tông, nhà nước quân chủ Trung ương tập quyền đạt đến trình độ tiên tiến đương thời, có luật pháp, quân đội, có chính sách đối nội, đối ngoại trên tinh thần tự chủ, độc lập.

+ Trên tư thế người làm chủ nước nhà, nhân dân ta, đã vượt qua nhiều khó khăn để xây dựng lên một nền kinh tế đa dạng và toàn diện, chủ yếu là nông nghiệp, kết hợp với thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.

+ Từ sau khi giành được độc lập, nước ta bước vào thời kỳ phong kiến. Tuy nhiên với niềm tự hào sâu sắc, ý thức về cội nguồn và tinh thần dân tộc,

nhân dân ta từ giai cấp thống trị cho đến nhân dân lao động bị trị đều cố gắng xây dựng và phát triển văn hóa để từ đó tạo nên được một nền văn hóa Đại Việt riêng biệt vừa có nguồn gốc từ thời Văn Lang - Âu Lạc, vừa phản ánh sâu sắc những nét đẹp của thời đại mình.

+ Với tinh thần quân dân đồng lòng, sự chiến đấu anh dũng của toàn thể dân tộc, tài thao lược của các tướng lĩnh là những nhân tố quan trọng làm nên những chiến thắng huy hoàng như kháng chiến chống Tống thời Lý, kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên, khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh. Các cuộc kháng chiến khởi nghĩa này đã để lại ý nghĩa lịch sử sâu sắc và những bài học vô giá cho các thế hệ sau.

- Thế kỉ XVI - XVIII

+ Các thế kỉ XVI - XVIII, xã hội Việt Nam đã chứng kiến hàng loạt những biến động to lớn có tính chất nội bộ, do tác động của chế độ phong kiến.

Sự phát triển của giai cấp địa chủ phong kiến đã làm cho chế độ quân chủ chuyên chế suy yếu, các thế lực phong kiến gia tăng và khi nhà Lê sụp đổ, chiến tranh phong kiến bùng nổ. Nhà Mạc đã ra đời trong bối cảnh đó, tuy bước đầu có góp phần ổn định lại xã hội nhưng trở thành nguyên cớ gây nên chiến tranh. Bộ phận cựu thần nhà Lê vốn gắn bó với sự nghiệp giải phóng đất nước của cha ông, không chấp nhận nên thống trị của nhà Mạc, đã nổi lên ở Thanh Hóa, chống lại nhà Mạc. Đây là nguyên nhân gây nên chiến tranh Nam - Bắc triều.

Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều kéo dài hơn nửa thế kỉ đã kết thúc với sự sụp đổ của nhà Mạc, nhưng không chấm dứt sự phân tranh. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ. Do hoàn cảnh đất nước đương thời, cuộc chiến không phân thành thắng bại. Đất nước bị chia cắt làm hai miền - Đàng Trong và Đàng Ngoài, gây nên hậu hết sức nặng nề cho đất nước.

+ Đây cũng là thời điểm hình thành và phát triển của sự giao lưu, buôn bán quốc tế. Hàng loạt thương nhân từ Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp,

Anh… đã vào bến cảng nước ta. Nhu cầu hàng hóa tăng lên cả đối với giai cấp thống trị và nhân dân đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa đương thời đã tác động to lớn đến hoạt động nông nghiệp cũng như thủ công nghiệp trong nước, thúc đẩy giao lưu buôn bán giữa các miền và đặc biệt là tạo điều kiện hình thành và phát triển các đô thị. Các đô thị tuy không nhiều song đã góp phần thay đổi bộ mặt xã hội Việt Nam, tác động quan trọng đến nền kinh tế.

+ Từ đầu thế kỉ XVIII, xã hội phong kiến Đàng Trong - Đàng Ngoài dần bước vào giai đoạn suy yếu và khủng hoảng. Chiến tranh nông dân bùng lên giữ dội, rồi lan rộng ra khắp đất nước, kết tinh lại trong phong trào Tây Sơn, do ba anh em, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ khởi xướng. Phong trào đã lần lượt tiêu diệt các thế lực phong kiến phản động và đã đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ nền độc lập dân tộc qua việc tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Xiêm (1785), và Thanh (1789).

+ Mặt khác, từ thế kỉ XVI - XVIII, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ta có nhiều chuyển biến, phản ánh thực trạng xã hội đương thời. Nho giáo tuy vẫn giữ vị trí thống trị trong xã hội nhưng không giữ vai trò độc tôn, Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện phát triển lại. Mặt khác sự phát triển của giao lưu quốc tế cũng dẫn đến sự du nhập của Thiên Chúa giáo và sự ra đời của chữ quốc ngữ.

+ Thời kỳ này chứng kiến trào lưu văn học dân gian phát triển rầm rộ. Người dân lao động đã thông qua văn học, nghệ thuật để nói lên tình cảm, nguyện vọng của mình, chống lại những quy định khắt khe của nho giáo phong kiến. Văn hóa dân tộc trở nên phong phú, phản ánh những nét riêng của từng địa phương. Bên cạnh đó khoa học - kĩ thuật cũng đạt được nhiều thành tựu mới.

- Nửa đầu thế kỉ XIX

+ Nhà Nguyễn ra đời sau khi đánh bại vương triều Tây Sơn đồng thời cũng là kết thúc một giai đoạn đấu tranh quyết liệt của giai cấp nông dân. Chế

độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn khủng hoảng suy vong, các thiết chế chính trị cũ được khôi phục tuy có ít nhiều cải tiến.Trong nông nghiệp, mặc dù Nhà Nguyễn đã có những biện pháp khuyến khích phát triển nông nghiệp, nhưng vẫn không vượt ra khỏi phương thức sản xuất cổ truyền, vẫn là một nền nông nghiệp lạc hậu.

+ Trên bước đường suy tàn, vương triều Nguyễn - đại diện của giai cấp phong kiến, chủ trương duy trì tình trạng xã hội cũ, tăng cường tính chuyên chế nhằm bảo vệ quyền thống trị của mình, bộ máy quan lại càng sa đoạ, tham nhũng. Các tầng lớp nhân dân bị bóc lột tàn bạo, mâu thuẫn xã hội gay gắt giữa nhân dân với giai cấp thống trị nhà Nguyễn. Đây chính là nguyên nhân đưa đến phong trào khởi nghĩa nông dân ở nửa đầu thế kỉ XIX.

2.2. Các di sản văn hoá phi vật thể ở địa phương cần khai thác, sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX lớp 10 THPT (chương trình chuẩn) tỉnh Hà Tĩnh.

Một phần của tài liệu Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương trong dạy học lịch sử việt nam từ thế kỉ x đến đầu thế kỉ XIX (lớp 10 THPT chương trình chuẩn) ở hà tĩnh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w