9. Cấu trúc luận văn
2.4. Một số hình thức, biện pháp sử dụng di sản văn hoá phi vật thể
địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX lớp 10 THPT (chương trình chuẩn) tỉnh Hà Tĩnh
2.4.1. Khai thác, sử dụng tài liệu về di sản văn hoá phi vật thể tại địa phương để dạy học bài lịch sử trên lớp
Sử dụng tài liệu về di sản văn hoá phi vật thể để tiến hành bài học trên lớp là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, có tác dụng rất lớn trong việc bồi dưỡng kiến thức, giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm và rèn luyện các năng lực nhận thức, năng lực thực hành bộ môn cho học sinh.
Tài liệu về di sản phi vật thể đóng vai trò là nguồn kiến thức góp phần bổ sung, cụ thể hoá, làm phong phú hơn nội dung bài học do quy định số trang có hạn, sách giáo khoa không đề cập tới. Nó làm cho những kiến thức trong bài học không chỉ là những sự kiện khô khan mà sinh động hơn, có hồn hơn, giúp học sinh tái hiện được kiến thức và hiểu bài nhanh, nhớ lâu hơn.
Khi khai thác và sử dụng tài liệu về di sản văn hóa phi vật thể để tiến hành bài học ở trường phổ thông, người giáo viên cần phải xác minh sự chân thực của các tài liệu về di sản, hơn nữa do thời lượng một tiết dạy học trên lớp thu hẹp nên giáo viên phải biết chọn những tài liệu nào tiêu biểu và sinh động nhất. Di sản văn hóa phi vật thể là phượng tiện để hỗ trợ các nội dung trong chương trình dạy học nên không thể biến bài dạy lịch sử thành bài dạy về di sản văn hóa phi vật thể. Tiết dạy chỉ thay đổi về phương tiện dạy học chứ không bao giờ thay đổi nội dụng, chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng với “bất di, bất dịch”. Đây là một vấn đề mà người thầy cần phải chú ý khi sử dụng di sản văn hóa phi vật thể để thực hiện tiết dạy của mình đầy đủ và hoàn thiện nhất.
Những tài liệu về di sản văn hoá phi vật thể được xem là một phương tiện dạy học, khi sử dụng tài liêụ này giáo viên nên kết hợp chặt chẽ với trình bày miệng và phương pháp khác để bài học đạt được hiệu quả tốt cao.
Tài liệu về di sản văn hoá phi vật thể ở Hà Tĩnh phong phú, đa dạng bao gồm: tác phẩm văn học, ngữ văn truyền miệng, lễ hội truyền thống…Đây là nguồn tài liệu quan trọng để khai thác và sử dụng vào dạy học lịch sử dân tộc. Và dưạ trên nguồn tài liệu di sản văn hoá phi vật thể ở Hà Tĩnh đã sưu tầm được chúng tôi đưa ra một sộ biện pháp sử dụng như sau:
- Sử dụng tài liệu di sản văn hoá phi vật thể tại địa phương để cụ thể hoá các hiện tượng, sự kiện lịch sử.
Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ. Vì vậy, học lịch sử có những nét đặc trưng riêng. Đó là người học không thể tri giác trực tiếp mà buộc phải hình dung lại, tư duy, phải trừu tượng hóa, khái quát hóa, những gì đã diễn ra trong quá khứ của các sự kiện, nhân vật,…để làm được điều đó thì việc sử dụng các nguồn sử liệu, có tác dụng rất lớn trong việc “dựng lại lịch sử” góp phần cụ thể hóa các hiện tượng, sự kiện lịch sử, trong đó có tài liệu về di sản văn hóa phi vật thể.
Các tác phẩm văn học, ngữ văn truyền miệng(ca dao, tục ngữ, hò, vè, truyện kể dân gian…), xuất hiện vào thời kì diễn ra các sự kiện lịch sử, có ý nghĩa rất lớn đối với việc khôi phục hình ảnh quá khứ, cụ thể hoá các hiện tượng, sự kiện lịch sử. Tài liệu được sử dụng là một đoạn trích ngắn có nội dung, súc tích, đơn giản, ngắn gọn, giàu hình tượng, phản ánh một sự kiện, hiện tượng lịch sử đã qua, học sinh sẽ có thể tiếp thu được nhanh, dễ dàng hơn. Sử dụng các tài liệu này sẽ tăng thêm tính chất sinh động, gợi cảm cho bài giảng và gây hứng thú học tập cho học sinh.
Ví dụ, khi dạy học bài: “Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI - XIII”. Mục 2: Đất nước bị chia cắt. Khi trình bày về hậu quả của chiến tranh Trịnh - Nguyễn đã gây ra cho nhân dân ta thời bấy giờ, giáo viên sử dụng câu ca dao kết hợp với gợi mở:
Giặc ra thuyền chúa lại vào,
Cửa nhà lại phá hầm hào lại xây.[11; 225 ]
Sau khi đưa ra câu ca dao trên giáo viên có thể đặt câu hỏi: câu ca dao trên phản ảnh sựkiện gì? hoặc Em hiểu gì qua câu ca dao này? Giáo viên cần giải thích cho học sinh, “giặc” ở đây chỉ quân Nguyễn, “chúa” tức quân chúa Trịnh. Việc giáo viên sử dụng câu ca dao trên vào dạy học bài này sẽ giúp cho học sinh hiểu được cuộc sống lầm than của nhân dân ta do chiến tranh Trịnh -Nguyễn gây nên. Hoặc khi dạy học bài 26: “Tình hình xã hội ở nước ta đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân”. Để giúp học sinh hiểu được đời sống nhân dân ta thời Nguyễn, giáo viên đưa ra hai đoạn ca dao kết hợp gợi mở:
- Cảnh thiên tai, mất mùa, đói kém “ Gió mưa chi lắm hỡi trời,
Lúa mùa toan gặt, lụt trôi đầy đồng. Con đau vợ đói nhìn chồng,
Khóc thảm khóc thiết đỏ tròng con ngươi”
[11; 225] - Nổi khổ của người lính thời nhà Nguyễn
“ Cậu lính là cậu lính ơi,
Tôi thương cậu lắm nắng nỗi sương hàn. Lính này có vua có quan,
Nào ai bắt lính cho chàng phải đi
Nay trẩy kim thì, mai trẩy kim ngân…”
[11; 225]
Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi. Qua hai đoạn ca dao trên em có nhận xét gì về đời sống nhân dân ta thời nhà Nguyễn? nguyên nhân chủ yếu nào làm cho đời sống người dân như vậy. Học sinh sẽ dễ dàng trả lời đoạn ca dao thứ nhất phản ánh cảnh thiên tai, mất mùa lũ lụt, đói kém, đoạn ca dao thứ hai
là nói về nỗi khổi của người lính thời nhà nguyễn. từ đó sẽ giúp học sinh giải thích được nguyên nhân dân đến sự bùng nổ của phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính nửa đầu thế kỉ XIX. Đồng thời sử dụng hai đoạn ca dao trên sẽ tác động sâu sắc đến tình cảm của học sinh, các em sẽ cảm thông sâu sắc nỗi khổ của người dân thời nhà Nguyễn trị vì, lên án chế độ phong kiến lúc đó không quan tâm đến đời sống của nngười dân, mà chỉ quan tâm đến lợi ích ích kỉ của giai cấp mình.
Như vậy, sử dụng những câu ca dao trên không chỉ góp phần cụ thể hoá sự kiện lịch lịch sử, làm phong phú kiến thức của học sinh, mà còn có tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của các em khi học tập lịch sử.
- Sử dụng tài liệu về danh nhân văn hóa để làm phong phú kiến thức lịch sử dân tộc của học sinh
Các sự kiện lịch sử đóng vai trò là cơ sở nhận thức lịch sử. Tuy nhiên các sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ cách xa thời điểm hiện tại, đồng thời nó lại được phản ánh gián tiếp qua các nguồn tài liệu. Muốn hiểu được các sự kiện đã qua trong quá khứ thì cần nắm được các hoạt động của con người làm nên sự kiện đó. Đặc biệt là với những nhân vật trên lĩnh vực nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật sẽ giúp cho các em biết yêu quý cái đẹp, óc thẩm mỹ, yêu lao động sáng tạo và có hành vi ứng xử đúng đắn với những thành tựu mà cha ông để lại. Vì vậy, các nguồn tài liệu về nhân vật trong đó tài liệu về danh nhân văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc làm phong phú kiến thức lịch sử dân tộc cho học sinh.
Tài liệu về danh nhân rất phong phú trong đó phải kể đến tài liệu ngữ văn truyền miệng mà chủ yếu là truyện kể dân gian ở địa phương là nguồn tài liệu quan trọng để làm phong phú kiến thức lịch sử dân tôc. tuy nhiên, khi khai thác và sử dụng nguồn tài liệu này giáo viên phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Tài liệu về danh nhân văn hóa phải phù hợp với nội dung bài học, làm rõ được đóng góp của danh nhân, phải khắc họa được bức chân dung của
nhân vật với những nét khái quát, biểu lộ được những nét đặc trưng về tính cách, tài năng của nhân vật.
- Tài liệu về danh nhân phải rõ ràng, khi thực hiện phải có những biện pháp nhằm phát huy tính tính cực, chủ động của các em.
- Tuy nhiên khi khai thác các truyện kể dân gian về danh nhân thì chúng ta không sa đà vào những tình tiết mang yếu tố thần bí, hoang đường do nhân dân tô thêm để thần thánh hóa nhân vật. Và tùy từng loại bài và nhân vật mà giáo viên có những biện pháp sử dụng tài liệu về danh nhân phù hợp để làm phong phú thành tựu trong lĩnh vực văn hóa của lịch sử dân tộc cho học sinh.
Ví dụ, khi dạy học bài 24: “Tình hình văn hoá ở các thế kỉ XVI - XVIII”. Mục III. Nghệ thuật và khoa học - kĩ thuật. Để làm phong phú kiến thức lịch sử dân tộc cho học sinh khi học tâp bài này, trước tiên, giáo viên các truyện kể dân gian ở Hà Tĩnh về y đức của thầy thuốc Lê Hữu Trác như “ Tấm lòng người thầy thuốc”, “ Bệnh cấp chữa trước”, “Giai thoại làng y” Sau đó đưa câu hỏi: em có nhận xét gì về thầy thuốc Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác? và trình độ y học nước ta giai đoạn này.. Các câu chuyện dân gian giúp học sinh thấy được tài năng về y thuật, và y đức của thầy thuốc Lê Hữu Trác, chủ trương không lấy tiền của các bệnh nhân nghèo thậm chí còn giúp gạo tiền…Đồng thời qua các truyện kể dân gian trên học sinh còn hiểu được trình độ y học nước ta giai đoạn này chủ yếu là bài thuốc gia truyền, đúc kết những kinh nghiệm y học, dược học của phương bắc chưa có sự tiếp thu trình độ khoa học tiên tiến của phương Tây.
- Ra bài tập, yêu cầu học sinh sưu tầm các tài liệu viết về di sản văn hóa phi vật thể để trình bày trên lớp
Biện pháp này có ưu thế trong việc tiết kiệm thời gian trên lớp, do phần lớn công việc các em thực hiện ở nhà. Hơn nữa thông qua công việc sưu tầm các em chủ động tiếp cận tài liệu sẽ giúp các em phát huy cao độ năng lực tư duy, từ đó góp phần hình thành nên phẩm chất, nhân cách tốt đẹp của
người lao động “Kiên nhẫn, tự tin, sáng tạo”. Cũng thông qua công việc sưu tầm đó các em sẽ có cơ hội tìm hiểu về di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương mình từ đó giúp các em thêm tự hào về quê hương, có những hành vi ứng xử đúng đắn với di sản ông cha để lại. Song khi thực hiện biện pháp này giáo viên cần lưu ý:
- Đưa ra nhiệm vụ vừa sức học sinh, phù hợp với nội bài học. - Hưỡng dẫn học sinh các tên tài liệu cần sưu tầm, tìm đọc.
- Kiểm tra, đánh giá công việc đã giao cho các em trong thời gian quy định, yêu cầu học sinh trình bày trước lớp bài tập, đồng thời giáo viên có thể cho điểm nếu cá nhân, hoặc nhóm học sinh hoàn thành tốt bài tập được giao.
- Đối với học sinh, cần hoàn thành bài tập mà giáo viên đã đưa ra như sưu tầm, tìm đọc tài liệu, giải quyết vấn đề, phân tích, khái quát…sau đó trình bày ngắn gọn trước lớp.
Ví dụ, trước khi dạy học bài 24: “Tình hình văn hoá ở các thể kỉ XVI - XVIII” giáo viên đưa ra bài tập như sau:
- Nhóm 1: Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu viết về các lễ hội đền Chiêu Trưng, lễ hội đền Phù
- Nhóm 2: Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện Trạng tiêu biểu ở Hà Tĩnh giai đoạn này.
- Nhóm 3: Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu viết về dân ca Hát giặm.
- Nhóm 4: Sưu tầm các mẫu chuyện dân gian ở Hà Tĩnh viết về y đức của thầy thuốc Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Trong quá trình tiến hành dạy học bài 24: Tình hình văn hoá ở các thể kỉ XVI - XVIII giáo viên yêu cầu từng nhóm trình bày trước lớp bài tập mà giáo viên đã giao về nhà, học sinh cử đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung, giáo viên nhận xét, bổ sung, cuối giờ học nên cho điểm các nhóm để các em biết được mức độ hoàn thành bài tập của mình trên cơ sở đó phát huy ưu điểm đã có và khắc phục những nhược điểm vấp phải để bài tập tiếp theo hoàn thành tốt hơn.
- Sử dụng thơ, văn, hò, vè, làn điệu dân ca ở địa phương để giúp học sinh hiểu sâu sắc thành tựu văn học, nghệ thuật.
Sử dụng thơ, văn, hò, vè, các làn điệu dân ca là biện pháp quan trọng giúp học sinh hiểu sâu sắc những thành tựu văn học, nghệ thuật khi dạy học lịch sử dân tộc thời kì này. Bởi vì thơ, văn, hò, vè, các làn điệu dân ca ở địa phương là biểu hiện cụ thể về tính phong phú của thành tựu văn hóa - nghệ thuật trong từng giai đoạn của lịch sử dân tộc.
Để thực hiện biện pháp này giáo viên thực hiện theo cách sau
- Thứ nhất, yêu cầu học sinh sưu tầm thơ, văn, hò, vè, làn điệu dân ca ở địa phương nhằm cụ thể hóa kiến thức bài học và rút ra nhận xét.
- Thứ hai, dùng thơ, văn, hò, vè, làn điệu dân ca ở địa phương để cụ thể hóa hoặc nêu ra kết luận khái quát giúp học sinh hiểu sâu sắc thành tựu văn học - nghệ thuật trong từng giai đoạn của lịch sử dân tộc.
Ví dụ, khi dạy học bài 24: Tình hình văn hóa ở các thể kỉ XVI - XVIII. Mục III. Nghệ thuật và khoa học kĩ thuật. Để giúp học sinh hiểu được thành tựu nghệ thuật giai đoạn này đó là phát triển và phổ biến các làn điệu dân ca mang tính địa phương, thì giáo viên có thể cho học sinh sưu tầm các tài liệu về dân ca hát giặm Nghệ Tĩnh, sau đó giáo viên đưa ra câu hỏi yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận: Em biết gì về dân ca hát giặm, nội dung của các bài dân ca hát giặm, thông qua hát giặm em có nhận xét gì về đời sống văn hóa nước ta giai đoạn này.
Thông qua việc sưu tầm tài liệu, trao đổi, thảo luận trên lớp về dân ca hát giặm, giúp học sinh hiểu sâu sắc về dân ca hát giặm và thành tựu nghệ thuật nước ta ở các thế kỉ XVI - XVIII đó là sự hình thành và phổ biến các làn điệu dân ca mang tính địa phương, góp phần làm phong phú nghệ thuật dân tộc. Sử dụng làn điệu dân ca hát giặm khi dạy học bài này không chỉ giúp các em hiểu sâu sắc sự kiện đang học mà còn làm cho bài giảng thêm sinh động, kích thích hứng thú học tập. Đồng thời thông qua đó rèn luyện cho các em
phương pháp sưu tầm tài liệu, khả năng diễn đạt trước lớp. Giáo dục cho các em ý thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở quê hương.
Hoặc, ví dụ, khi dạy học bài 25: “Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)”. Mục 3.Tình hình văn hóa - giáo dục. Để giúp học sinh hiểu sâu sắc thành tựu văn học chữ Nôm nước ta nửa đầu thế kỉ XIX. Giáo viên sử dụng tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Đầu tiên giáo viên nêu khái quát về nội dung tác phẩm Truyện kiều