Lựa chọn biện pháp phải phát huy tính tích cực, chủ động

Một phần của tài liệu Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương trong dạy học lịch sử việt nam từ thế kỉ x đến đầu thế kỉ XIX (lớp 10 THPT chương trình chuẩn) ở hà tĩnh (Trang 72)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.5. Lựa chọn biện pháp phải phát huy tính tích cực, chủ động

Học lịch sử không phải là học một cách máy móc, thầy nói trò nghe, cũng không phải học từng phần riêng biệt độc lập, mỗi phần đều có sự gắn kết, đều có mối quan hệ qua lại tác động đến nhau. Vì vậy, việc dạy học lịch sử không thể theo kiểu truyền thống thầy đưa ra câu hỏi học sinh trả lời máy móc như sách mà không có sự mở rộng, đào sâu kiến thức không được minh họa kiến thức hay tranh ảnh, không gợi khả năng vận dụng kiến thức của học sinh.

Việc phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập của học sinh đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học lấy học sinh làm trung tâm, đòi hỏi ở người học sinh yêu cầu cao là phải tự giác, tích cực, độc lập. Tính tự giác, tích cực, độc lập giúp học sinh tự tin, chủ động trong hoạt động học tập trở thành chủ thể của hoạt động học tập dưới sự tổ chức, hưỡng dẫn của giáo viên.Vì vậy khi sử dụng di sản văn hóa phi vật thể trong dạy học lịch sử dân tộc giáo viên phải phát huy tính tích cực, độc lập trong nhận thức của học sinh. Để thực hiện yêu cầu này giáo viên có thể:

- Thứ nhất, để học sinh hứng thú với việc học tập lịch sử, tìm hiểu các nội dung di sản văn hóa phi vật thể phục vụ cho bài học, giáo viên vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề và trong đó đặc biệt là tạo ra tình huống có vấn đề kết hợp với trao đổi đàm thoại để giúp các em giải quyết vấn đề tìm ra cái mới trong nhận thức.

- Thứ hai, thông qua các nội dung di sản văn hóa phi vật thể, đưa ra các câu hỏi, học sinh trao đổi, tìm ý, rút ra kết luận,

- Thứ ba, tổ chức cho học sinh sưu tầm về di sản văn hóa phi vật thể phục vụ cho nội dung bài học, cho học sinh phân tích các sự kiện lịch sử, nhân vật lich sử chứa đựng trong nội dung di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến bài học.

Tóm lại, khi sử dụng di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương trong dạy học lịch sử phải lựa chọn biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập bộ môn.

Một phần của tài liệu Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương trong dạy học lịch sử việt nam từ thế kỉ x đến đầu thế kỉ XIX (lớp 10 THPT chương trình chuẩn) ở hà tĩnh (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w