Mục tiêu

Một phần của tài liệu Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương trong dạy học lịch sử việt nam từ thế kỉ x đến đầu thế kỉ XIX (lớp 10 THPT chương trình chuẩn) ở hà tĩnh (Trang 55)

9. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Mục tiêu

Học tập giai đoạn lịch sử này học sinh đạt được: - Về kiến thức

Từ thế kỉ X - đến thế kỉ XV

+ Biết và hiểu sâu sắc giai đoạn lịch sử từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XV là công cuộc xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ kỉ X, tổ chức bộ máy nhà nước, tổ chức quân đội, luật pháp chính sách đoàn kết dân tộc và chính sách ngoại giao của nhà nước thời Lý - Trần, Lê.

+ Biết được sự phát triển kinh tế, những thành tựu về xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trên các mặt: tư tưởng, tôn giáo, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, qua đó hiểu được ý nghĩa của những thành tựu đó.

+ Hiểu và trình bày được những nét chính về diễn biến, kết quả, ý nghĩa của kháng chiến chống Tống thời Lý, các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên thế kỉ XIII, khởi nghĩa Lam Sơn thế kỉ XV. Từ đó hiểu rõ nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và rút ra được bài học và nghệ thuật, chỉ đạo kháng chiến và truyền thống yêu nước, đánh giặc giữ nước của nhân dân ta.

Từ thế kỉ XVI - XVIII

+ Biết được sự suy yếu của triều đình nhà Lê và sự ra đời của nhà Mạc, tổ chức bộ máy nhà nước, tình hình kinh tế, chính sách đối nội, những hạn chế của nhà Mạc.

+ Hiểu được nguyên nhân, diễn biến chính của cuộc nội chiến Nam - Bắc triều, nội chiến Trịnh - Nguyễn và sự phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài

+ Hiểu được nét chính về tình hình nông nghiệp, sự phát triển của thủ công nghiệp, thương nghiệp dẫn đến sự xuất hiện của các đô thị lớn, tuy không nhiều, nhưng đã góp phần thay đổi bộ mặt của xã hội Việt Nam, tác động quan trọng đến nền kinh tế phong kiến. Nêu được nét chính về tư tưởng,

tôn giáo và sự phát triển của giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật thế lỉ XVI - XVIII.

+ Biết, hiểu được nguyên nhân, diễn biến của phong trào Tây Sơn và đánh giá được công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

Nửa đầu thế kỉ XIX

+ Biết và hiểu được sự thành lập, tổ chức bộ máy nhà nước, tình hình văn hóa, giáo dục, chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn. Và đánh giá được các thành tựu, hạn chế và các mặt trong giai đoạn này.

+ Hiểu rõ được đặc điểm của phong trào nông dân nửa đầu thế kỉ XIX. - Về kỹ năng

+ Kỹ năng phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các sự kiện lịch sử.

+ Kỹ năng quan sát và phát hiện, nêu vấn đề trao đổi hay tự giải đáp thông qua sử dụng các nguồn tư liệu hay sụ kiện được nêu trong sách giáo khoa.

+ Bồi dưỡng năng lực tự học và xử lí vấn đề theo hướng các chuyên ngành.

- Về thái độ

Thông qua nội dung dạy học lịch sử dân tộc từ thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XIX, trước hết giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập Tổ quốc, bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, dũng cảm, tinh thần tương thân tương ái, và lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước, những anh hùng dân tộc đã chiến đấu vì độc lập và tự do cho Tổ quốc.

Thứ hai, qua quá trình và thành tựu xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc, bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào, lòng yêu lao động, kính trọng nhân dân lao động, lòng say mê lao động và ý thức gìn giữ nền văn hoá dân tộc của cha ông để lại. Đồng thời giáo dục học sinh giá trị nhân văn cao đẹp của cuộc sống biết “Chân - Thiện - Mỹ”, hưởng thụ và sáng tạo cái đẹp.

Mặt khác, học tập lịch sử Việt Nam giai đoạn này còn góp phần giáo dục cho các em tinh thần, thái độ lao động đúng đắn. Thông qua các công trình văn hóa, khoa học, kĩ thuật, các làng nghề thủ công hình thành và phát triển trong giai đoạn này giúp các em biết quý trọng lao động, lòng kính yêu nhân dân lao động, sự hứng thú say mê và sáng tạo, phát minh tăng sản xuất lao động, giáo dục các em ý thức trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát triển những thành quả lao động mà cha ông đã sáng tạo nên. Đồng thời, qua đó góp phần bồi dưỡng cho học sinh quan điểm, tinh thần, thái độ đúng với lao động; cần kiệm, tôn trọng và bảo vệ của công, say mê khoa học kĩ thuật, rèn luyện phương pháp lao động hợp lí…

Dạy học lịch sử gia đoạn này còn giáo dục học sinh niềm tin vào sức mạnh đoàn kết dân tộc, sức mạnh của chính nghĩa, thái độ căm ghét giai cấp phong kiến bóc lột. Đồng thời giáo dục các em có ý thức quyết tâm vươn lên trong học tập, lao động xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay.

Một phần của tài liệu Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương trong dạy học lịch sử việt nam từ thế kỉ x đến đầu thế kỉ XIX (lớp 10 THPT chương trình chuẩn) ở hà tĩnh (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w