Đối với giáo viên

Một phần của tài liệu Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương trong dạy học lịch sử việt nam từ thế kỉ x đến đầu thế kỉ XIX (lớp 10 THPT chương trình chuẩn) ở hà tĩnh (Trang 43)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.1. Đối với giáo viên

Chúng tôi xây dựng 14 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, nhằm khảo sát ý kiến của giáo viên các trường THPT tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (trường THPT Vũ Quang, THPT Nguyễn Trỗi, THPT Mai Thúc Loan, THPT Lê Hữu Trác 1, THPT Nguyễn Du, THPT Nguyễn Công Trứ, THPT Phan Đình Phùng, THPT Hồng Lĩnh, THPT Trần Phú, THPT Lê Quý Đôn, ) (phụ lục 1)

Bảng kết quả điều tra của giáo viên (phụ lục 3)

Dựa trên kết quả điều tra GV (xem phụ lục 3) (thông qua 45 phiếu điều tra), qua xử lí chúng tôi nhận thấy:

Di sản văn hóa phi vật thể được xem là một phương tiện dạy học có ý nghĩa quan trọng trong dạy học lịch sử. Muốn sử dụng di sản văn hóa phi vật thể trong dạy học lịch sử có hiệu quả điều đầu tiên và bắt buộc giáo viên phải nắm được khái niệm di sản văn hóa phi vật thể. Vì vậy, khi được hỏi vấn đề này thì hầu hết giáo viên được hỏi (44/45) (96,5%) đều hiểu được khái niệm di sản văn hóa phi vật thể. Chỉ có 1/45 (2,2) là còn nhầm lẫn với khái niệm di sản văn hóa. Đối với câu hỏi di sản văn hóa phi vật thể đó thì di sản văn hóa phi vật thể nào cần được khai thác và sử dụng trong dạy học lịch sử, có 31/45 (68,9%) giáo viên lịch sử cho rằng, tác phẩm văn học, ngữ văn truyền miệng, lễ hội truyền thống và có 37/45 (82,2%) giáo viên đều khẳng định rằng sử dụng di sản văn hóa phi vật thể vào dạy học lịch sử là việc làm rất cần thiết và tất cả giáo viên được hỏi (100%) đều cho rằng sử dụng di sản văn hóa phi vật thể trong dạy học lịch sử đều nhằm góp phần thực hiện mục đích bồi dưỡng nhận thức, rèn luyện kỹ năng và giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Tuy nhiên khi được hỏi mức độ sử dụng di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương trong dạy học lịch sử không? có tới 37/45 giáo viên (82,3%) là cho rằng họ thỉnh thoảng sử dụng chứ không phải thường xuyên, thậm chí có 2,2% là chưa bao giờ sử dụng di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc. Về việc hướng dẫn học sinh sưu tầm tài liệu di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương để phục vụ dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một biện pháp quan trọng, bởi vì, thông qua sưu tầm các em hiểu hơn về quê hương mình, làm quen với phương pháp sưu tầm tài liệu… nhưng hiện nay rất nhiều giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Cụ thể là có 32/45 giáo viên (82,3%) trả lời: họ rất ít hướng dẫn học sinh

sưu tầm tài liệu di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc, thậm chí có 4,4% là chưa bao giờ.

Có nhiều hình thức sử dụng di sản văn hóa phi vật thể trong dạy học lịch sử dân tộc, tuy nhiên hầu hết các giáo viên đều sử dụng trong bài học lịch sử nội khóa có 33/45 (73,3%), hoạt động ngoại khóa chỉ có (2,2%), hướng dẫn học sinh tự học ở nhà là 22,2%. Khi trao đổi về nguyên nhân của vấn đề này thì nhiều giáo viên đưa ra lí do là không bố trí được thời gian, kinh phí chưa cho phép, hoặc đã thực hiện rồi nhưng không đem lại hiệu quả do giáo viên chưa có biện pháp phù hợp. Bên cạnh đó khi chúng tôi đề cập đến những trở ngại thường gặp khi thầy(cô) sử dụng di sản văn hóa phi vật thể thì có tới 82,3% giáo viên cho rằng thời gian tiết học ít, nên khi sử dụng di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương sẽ dẫn đến tình trạng “ cháy giáo án” đây là nguyên nhân mà nhiều giáo viên đưa ra. Chính vì vậy trong thực tiễn dạy học hiện nay một bộ phận không nhỏ giáo viên không quan tâm đến việc sử dụng di sản văn hóa phi vật thể trong dạy học. Đây là một thực trạng đáng lo ngại đòi hỏi những nhà văn hóa, những người làm công tác giáo dục phải có những biện pháp kịp thời để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng di sản trong dạy học và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

Có tới 40/45(88,9%) đều đồng ý rằng để việc sủ dụng di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương có hiệu quả ngoài hình thức, biện pháp sử dụng phù hợp, còn phải có kinh phí hỗ trợ cùng sự quan tâm của cán bộ lãnh đạo đến việc sử dụng di sản văn hóa phi vật thể trong dạy học lịch sử, sự nhiệt huyết với nghề của người giáo viên.

Trong các biện pháp chúng tôi đưa ra có tới 60% giáo viên cho rằng khi sử dụng tài liệu về di sản văn hóa phi vật thể vào tiến hành bài học lịch sử dân tộc trên lớp thì sử dụng thơ văn, hò, vè để giúp học sinh hiểu sâu sắc thành tựu về văn học nghệ thuật là biện pháp được vận dụng nhiều nhất. Ngoài ra biện pháp sử dụng tài liệu về danh nhân tại địa phương để cụ thể hóa làm

phong phú kiến thức lịch sử chiếm 28.9%. còn các biện pháp khác, chúng tôi đưa ra có rất ít giáo viên thường xuyên vận dụng trong dạy học lịch sử. Nhiều giáo viên đã đưa ra ý kiến thẳng thắn rằng do thời gian quá ít, hiện học sinh đặc biệt là các em lớp 10 còn bỡ ngỡ khi được giao nhiệm vụ sưu tầm tài liệu ở địa phương phục vụ cho học tập vì vậy các em rất khó hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong các hình thức ngoài khóa chúng tôi đưa ra khi sử dụng di sản văn hóa phi vật thể thì có 37/45 (82,2%) giáo viên chỉ thường sử dụng hình thức hoạt động ngoại khóa là tổ chức học sinh thi tìm hiểu về di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương, còn hình thức ngoại khóa khác ít được thầy, cô sử dụng trong dạy học.

Một phần của tài liệu Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương trong dạy học lịch sử việt nam từ thế kỉ x đến đầu thế kỉ XIX (lớp 10 THPT chương trình chuẩn) ở hà tĩnh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w