9. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Lựa chọn biện pháp sử dụng phải căn cứ vào mục tiêu
Đây là một yêu cầu rất cơ bản và quan trọng. Mục tiêu của bài học chính là cái đích phải đạt đến mực độ được quy định, là “Sự cam kết” giữa thầy và trò trong giờ học.
Mục tiêu được xác định đúng là cơ sở để giáo viên chọn lựa những nội dung di sản văn hoá phi vật thể phù hợp hợp với mục tiêu của bài học. Trên cơ sở xác định rõ ràng chính xác mục tiêu bài học giúp lựa chọn một cách đúng đắn, hợp lí các hình thức, phương pháp, phương tiện dạy học để đạt được hiệu quả cao nhất.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của bộ môn và mục tiêu đài tạo thì mục tiêu của từng bài phải bao gồm ba mặt: giáo dưỡng (bồi dưỡng về mặt
kiến thức), về kỹ năng (năng lực nhận thức trong đó quan trọng là tư duy, kỹ năng, kỹ xảo …) và định hướng thái độ, tư tưởng, tình cảm cho học sinh.
Để đạt được yêu cầu về mặt kiến thức, giáo viên cần sử dụng nhiều nguồn tư liệu để bổ sung vào bài học, di sản văn hóa phi vật thể là nguồn tư liệu rất quan trọng, nếu sử dụng có hiệu quả thì sẽ cung cấp cho học sinh những tri thức phong phú, giúp học sinh hiểu được quá trình phát triển của lịch sử dân tộc cũng như các khái niệm, bài học, quy luật lịch sử, trên cơ sở đó giáo dục cho học sinh quan điểm, thái độ, niềm tin, tình cảm đạo đức, những phẩm chất của những công dân hiện đại có trách nhiệm với cuộc sống quê hương đất nước. Đồng thời, qua đó phát triển ở các em các kỹ năng học tập bộ môn như phân tích, khái quát, tổng hợp, so sánh, đánh giá… và năng lực vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.
Ví như, Khi dạy học bài 24: “Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI - XVIII”. Mục 3. Nghệ thuật và khoa học - kĩ thuật. Căn cứ vào mục tiêu bài học của bài học giáo viên sử dụng dân ca hát giặm, bài thuốc của Lê Hữu Trác, truyện kể dân gian về y đức của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác để đạt được mục tiêu đó.
Xác định mục tiệu bài học là công việc quan trọng, định hướng cho việc dạy học, bảo đảm sự thành công của bài học. Vì vậy, sử dụng di sản văn hoá phi vật thể trong dạy học lịch sử phải đảm bảo mục tiêu bài học.
2.3.2. Biện pháp sử dụng phải giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức cơ bản của bài học
Kiến thức cơ bản là kiến thức tối ưu, cần thiết cho việc hiểu biết của học sinh về lịch sử (lịch sử thế giới và dân tộc) nó gồm nhiều yếu tố: sự kiện lịch sử, khái niệm lịch sử, các quy luật, nguyên lí, phương pháp học tập và vận dụng kiến thức.
Trước khi giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức cơ bản của bài học, thì giáo viên cần phải xác định được kiến thức cơ bản của bài học. Vậy để muốn thực hiện tốt yêu cầu này, cần phải:
- Nắm vững mục đích khóa trình, các chương và bài học cụ thể. Biết rõ sự đóng góp của các bài cụ thể vào việc thực hiện mục đích của chương và khóa trình.
- Nắm vững được nội dung của bài học. Phân chia bài học theo những đơn vị kiến thức khác nhau. Xác định vai trò ý nghĩa của các đơn vị kiến thức đối với sự phát triển nhân cách học sinh.
- Lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp với các tài liệu học tập. Vì vậy, khi sử dụng di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương trong dạy học lịch sử phải giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức cơ bản của bài học, nghĩa là khi sử dụng di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương vào dạy một bài học lịch sử nào đó, người giáo viên trước tiên và cần thiết là phải xác định kiến thức cơ bản cần phải cung cấp cho học sinh trong bài học đó. Từ đó lựa chọn hình thức và biện pháp sử dụng phù hợp để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức cơ bản của bài học một cách hiệu quả nhất. Như vậy, mục đích quan trọng của việc sử dụng di sản văn hóa phi vật thể là phải giúp học sinh lĩnh hội kiến thức cơ bản của bài học. Ví như, khi dạy học bài 24: “Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI - XVIII”. Mục 2. Văn học. Để giúp học sinh hiểu được điểm mới của văn học ở các thế kỉ XVI - XVIII, đó là sự hình thành và phát triển một trào lưu văn học dân gian khá rầm rộ, nội dung chủ yếu của văn học dân gian giai đoạn này thì giáo viên sử dụng các câu ca dao, tục ngữ, truyện cười dân gian ở Hà Tĩnh thời kì này để cụ thể hóa qua đó giúp học sinh lĩnh hội một cách sâu sắc về kiến thức cơ bản trên.
Như vậy, sử dụng di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương trong dạy học lịch sử phải giúp học sinh nắm được kiến thức của bài, tức là để giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức cơ bản nào đó thì giáo viên phải lựa chọn nội dung di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương tiêu biểu nhất, phản ánh đúng
nội dung bài học. Từ đó lựa chọn hình thức, biện pháp dạy học phù hợp để giúp học sinh nhận thức đầy đủ, khoa học về sự kiện lịch sử diễn ra, giúp các em khôi phục lại bức tranh quá khứ như nó từng tồn tại.