Đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ở trường trung cấp Việt Anh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường trung cấp việt anh, tỉnh nghệ an (Trang 68)

- Về công tác liên kết đào tạo: Từ năm 2011 đến nay, trường mở rộng

2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ở trường trung cấp Việt Anh

chất lượng đào tạo ở trường trung cấp Việt- Anh

Do tầm quan trọng của TBDH trong giáo dục và đào tạo mà các cấp quản lý ngày càng quan tâm đến hiệu quả, hiệu suất trong quá trình sử dụng. Trong thời gian gần đây các cấp quản lý đã thực sự chú ý đến công tác quản lý, sử dụng TBDH.

Bên cạnh những mặt tốt, những thay đổi lớn về chất lượng đào tạo khi sử dụng TBDH hiệu quả mang lại như là: kỹ năng về công nghệ thông tin, kỹ năng về ngoại ngữ của sinh viên tăng lên rõ rệt, thầy cô giáo đưa được nhiều thông tin vào bài giảng hơn, các em sinh viên, giảng viên tìm hiểu, nghiên cứu khoa học, thu thập tài liệu từ nhiều kênh khác nhau,…

Tuy vậy còn có những hạn chế cần khắc phục:

- Khả năng khai thác cơ sở vật chất còn hạn chế; một số phòng thí nghiệm, thực hành chưa sử dụng hết công suất. Một số máy móc, thiết bị hiện đại, có giá thành cao vẫn chưa được sử dụng hiệu quả trong việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy. Chưa tạo được thành quả nào đột phá trong nghiên cứu khoa học.

- Việc khai thác sử dụng trang thiết bị trong giảng dạy của giảng viên chưa đồng đều. Để có một bài giảng tốt trên các thiết bị dạy học hiện đại, giảng viên phải huy động tối đa sức lực và trí tuệ của mình, nhưng điều này không phải giảng viên nào cũng dễ dàng làm được. Đặc biệt đối với thiết bị

mới, những thiết bị công nghệ cao thì việc sử dụng để đổi mới phương pháp dạy học lại càng khó khăn hơn nhiều.

- Thiết bị giảng dạy chưa phong phú do thiếu sự đầu tư, sự quan tâm của giảng viên vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Thiếu về chủng loại và số lượng. Một số bài thí nghiệm không có thiết bị, mô hình cho học sinh thực tập, trong trường hợp như vậy giảng viên chỉ diễn giải bằng lời nói.

- Thực sự rất ít cán bộ, giảng viên coi thiết bị dạy học là yếu tố hết sức quan trọng để thực hiện thành công chương trình giáo dục - đào tạo, rằng chất lượng dạy học phụ thuộc rất lớn vào phương pháp và phương tiện dạy học. Vì vậy, các cán bộ quản lý ở Khoa, Bộ môn cần khuyến khích, nhắc nhở và định hướng cho giảng viên. Phát động phong trào tự thiết kế, tự làm các thiết bị dạy học.

- Tình trạng chất lượng trang thiết bị: Một số thiết bị kém chất lượng, vừa mới đưa vào sử dụng đã phải sửa chữa, thậm chí không thể sửa chữa được.

- Các Khoa, Bộ môn chưa chú trọng vào kế hoạch tăng đầu sách tham khảo, sách nghiên cứu, sách nước ngoài nhằm phục vụ cho toàn bộ giảng viên và sinh viên của Khoa, Bộ môn.

- Các cấp quản lý đã quan tâm đến công tác cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà công tác này vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Thiết bị dạy học chưa thực sự gắn kết với nội dung, chương trình. Thiết bị dạy học chưa có sự gắn kết giữa nhà trường và thực tế sản xuất ngoài xã hội, giữa khoa học cơ bản và công nghệ tiên tiến hiện đại.

Kết luận chương 2

Qua khảo sát, tìm hiểu và phân tích số liệu từ các kết quả thu được ở Trường Trung cấp Việt - Anh tôi nhận thấy:

Trong quá trình quản lý TBDH cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường đều nhận thức được vai trò, ảnh hưởng to lớn của TBDH trong quá trình dạy học.

Do những đòi hỏi mới về tổ chức giảng dạy, học tập, do đổi mới về phương pháp giáo dục nên các nhà trường cần có sự cải tiến, bổ sung máy móc, thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng đòi hỏi mới mẽ của việc hiện đại hóa từng bước công tác giáo dục và đào tạo.

Để quản lý được một khối lượng lớn công việc trong quản lý TBDH người cán bộ quản lý phải là người không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và bản lĩnh của người lãnh đạo. Thực tiễn cho thấy ở đâu người cán bộ quản lý có nhận thức đầy đủ, có ý đồ chuyên môn rỏ rệt, biết dựa và đội ngũ giáo viên và biết phát huy tính chủ động tích cực của họ thì ở đó các nhiệm vụ về TBDH được thực hiện thành công.

Thực tế tại trường Trung cấp Việt-Anh cho đến thời điểm hiện nay cơ trang thiết bị dạy học tối thiểu đã được cấp tương đối đầy đủ tuy nhiên các biện pháp quản lý và phương pháp quản lý còn hạn chế và bất cập, hiệu quả sử dụng TBDH còn thấp.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH phải có một tầm nhìn bao quát và sâu sắc. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu có giới hạn của luận văn này, người nghiên cứu chỉ muốn đề xuất các biện pháp quản lý TBDH hiện có tại Trường trung cấp Việt-Anh.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường trung cấp việt anh, tỉnh nghệ an (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w