Thực trạng công tác bảo quản, sửa chữa thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường trung cấp việt anh, tỉnh nghệ an (Trang 67)

- Về công tác liên kết đào tạo: Từ năm 2011 đến nay, trường mở rộng

2.3.3. Thực trạng công tác bảo quản, sửa chữa thiết bị dạy học

Có thể nói từ việc đầu tư trang bị đầy đủ, khai thác sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt TBDH là ba vấn đề có liên quan mật thiết với nhau và tác động qua lại trong quá trình quản lý TBDH trường học.

Mặc dù phong trào bảo vệ của công thường xuyên được chú trọng, nhưng vẫn có một số trường hợp sử dụng thiết bị không đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật. Nhiều khi chỉ vì những lỗi nhỏ nhưng gây thiệt hại cho nhà trường. Vì vậy, cần mở những lớp bồi dưỡng cho giảng viên, cho nhân viên phục vụ, nhân viên kỹ thuật về kỹ năng sử dụng các TBDH.

Tất cả các phòng học trong Trường đã được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại, có giá trị cao, do đó công tác bảo quản đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn, bảo vệ tài sản. Nhưng hiện nay, rất nhiều giảng viên, sinh viên không hiểu, không quan tâm, không có ý thức trong việc này do đó nhiều khi dẫn đến hậu quả mất mát, hư hỏng TBDH.

Hàng năm, nhà trường đã cho tiến hành bảo dưỡng định kỳ một số thiết bị như: máy lạnh, máy chiếu, phòng máy tính, thiết bị máy lọc nước uống cho sinh viên, hệ thống âm thanh. Nhưng do ý thức của giảng viên, sinh viên chưa cao và nhân viên tổ thiết bị chưa thực hiện đúng qui định về bảo quản TBDH và phòng học: chưa sửa chữa kịp thời TBDH bị hư hỏng, vệ sinh các TBDH có trong phòng học chưa tốt; chưa kịp thời báo cho các nhân viên phục vụ biết để đóng cửa phòng học khi không có lớp học

Việc lập kế hoạch bảo quản TBDH cũng có vị trí rất lớn trong công tác quản lý cơ sở vật chất nhà trường, nếu kế hoạch bảo quản không được cụ thể, chi tiết thì việc bảo quản không được thường xuyên, kết quả bảo quản, bảo dưỡng thấp dẫn đến tình trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật mau xuống cấp không đáp ứng yêu cầu đào tạo của nhà trường.

Hiện nay, trường trung cấp Việt-Anh có số lượng rất lớn về thiết bị dạy học, khuôn viên Trường rộng, trong khi đội ngũ nhân viên kỹ thuật, chuyên viên phụ trách thiết bị còn mỏng, kỹ thuật chưa cao. Do đó, muốn lên kế hoạch kiểm tra, bảo quản thường xuyên rất khó thực hiện. Nhưng nếu có sự phối hợp, tận dụng sự hỗ trợ qua lại giữa các Phòng Ban, các Khoa thì chúng ta có thể thực hiện được theo quý (có thể 1 quý/1 lần), kế hoạch càng phải cụ thể, chi tiết mới đáp ứng được yêu cầu đào tạo trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường trung cấp việt anh, tỉnh nghệ an (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w