Thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường trung cấp việt anh, tỉnh nghệ an (Trang 64)

- Về công tác liên kết đào tạo: Từ năm 2011 đến nay, trường mở rộng

2.3.2.Thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học

Nhận thức rõ vai trò của thiết bị dạy học đối với chất lượng đào tạo và quá trình phát triển bền vững, trong những năm gần đây trường trung cấp Việt-Anh đã đầu tư tài chính cho đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo.

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo trong tương lai trường đã thực hiện một số biện pháp sau:.

Thường xuyên sửa chữa, tu bổ phòng học, Ký túc xá, văn phòng làm việc.

Trên nền tảng cơ sở vật chất hạ tầng ổn định, trường đã đầu tư hệ thống trang thiết bị - vật chất hiện đại và các tiện ích công nghệ nhằm hỗ trợ cho việc giảng dạy, học tập của giảng viên, sinh viên.

Với quy mô là một trường trung cấp chuyên nghiệp lớn của khu vực Bắc Miền Trung như hiện nay thì đòi hỏi về công tác quản lý TBDH ngày càng được quan tâm và đầu tư.

Hiện nay, Trường có số lượng phòng học nhiều (30 phòng học lý thuyết, 03 giảng đường, 3 phòng máy tính, 19 phòng thực hành, thí nghiệm,)

Với sự phát triển quá nhanh của Trường về số lượng cũng như chất lượng trong 6 năm trở lại đây, Ban giám hiệu đã chỉ đạo thành lập Ban Hạ tầng cơ sở & Xây dựng cơ bản theo quyết định số 173 / TCVA - TC của Hiệu trưởng trường Trung cấp Việt - Anh với nhiệm vụ: tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực quản lý khai thác thiết bị, tập trung đầu tư cho khối ngành Y -Dược, xây dựng cơ bản và sửa chữa, phân phối điều hành hệ thống phòng học, hệ thống điện, nước, quản lý tổ chức thực hiện công tác vệ sinh. Với nhiệm vụ được giao, phòng đã bố trí sắp xếp điều hành phòng học theo kế hoạch thời gian đào tạo của nhà trường; đóng mở, quản lý, vệ sinh phòng học, kiểm tra, theo dõi, sửa chữa các thiết bị dạy học. Với cách tổ chức và

điều hành như hiện nay, các phòng học vẫn hoạt động bình thường và đã phát huy gần như tối đa hiệu suất sử dụng.

Phòng Thiết bị và phương tiện dạy học: lên kế hoạch mua sắm, tiếp nhận, bảo quản sửa chữa, cấp phát vật tư kỹ thuật.

Hàng năm, nhà trường đã có kế hoạch dự trù kinh phí cho việc sửa chữa, mua sắm hoặc bổ sung thiết bị dạy học đã bị hư hỏng nặng. Các phòng - ban, các khoa và bộ môn tổng hợp ý kiến đề xuất về nhu cầu mua sắm, sửa chữa thiết bị, gửi về Phòng Thiết bị và phương tiện dạy học để được cấp kinh phí thực hiện cho năm học sau. Tuy nhiên, một số thầy, cô, cán bộ chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này vì chưa thực sự nắm rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng TBDH để đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy, chưa có một bảng kế hoạch mua sắm, sửa chữa phù hợp và đáp ứng đúng nhu cầu thực tế, đáp ứng nhu cầu phát triển đào tạo, phát triển nghiên cứu ứng dụng của Khoa, Bộ môn.

Ngoài ra, việc quản lý, khai thác sử dụng, bảo trì, sửa chữa, thanh lý, kiểm kê TBDH liên quan đến nhiều phòng - ban, Khoa, bộ môn. Hiện nay, Trường chưa có quy trình, quy định cụ thể, chưa quản lý chặt trong các công tác trên. Do đó, cần xây dựng một quy trình làm việc hoàn thiện hơn với những nhân sự, cán bộ có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản để tránh thất thoát và lãng phí tài sản công.

Ban Hạ tầng cơ sở & Xây dựng cơ bản đã phối hợp làm việc với phòng Đào tạo, để giải quyết việc quản lý và sắp xếp phòng học. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc vẫn chưa thực sự phối hợp ăn ý, gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nhiều khi gây lãng phí và nhiều khi lại thiếu phòng học do thông tin không chính xác, thông tin thay đổi không xử lý kịp thời, các giảng viên cho lớp nghỉ đột xuất, sinh viên đi thực tập nhưng không thông báo cho cán bộ phụ trách sắp xếp phòng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường trung cấp việt anh, tỉnh nghệ an (Trang 64)