- Năng lực thích ứng với thị trường lao động Năng lực phát triển nghề nghiệp
1.2.3. Quản lý, quản lý thiết bị dạy học
1.2.3.1. Quản lý
Từ khi có phân công lao động xã hội là có sự quản lý. Theo Hán tự thì quản là chăm sóc giữ gìn, lý là sửa sang sắp xếp.
Các nhà lý luận quản lý quốc tế như: Fredivich Wiliam Taylo (1856 – 1915); Henri Faylo (1841 – 1925), Max Weber (1864 – 1920) đều khẳng định:
Quản lý là một khoa học và đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy xã hội. Có nhiều cách diễn đạt thuật ngữ “Quản lý”. Theo giáo trình Khoa học quản lý (Tập 1, NXB Khoa học kỹ thuật. Hà Nội, 1999) thì: “Quản lý là các hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác”.
- Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức.
- Quản lý là sự tác động có ý thức hợp quy luật của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu quản lý đề ra.
Những định nghĩa trên khác nhau về cách diễn đạt nhưng nội dung đều cơ bản như nhau đó là:
+ Phải có chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) + Phải có đối tượng bị quản lý (người hoặc tập thể)
+ Phải có mục tiêu và một qũy đạo cho cả đối tượng và chủ thể quản lý. Mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra tác động.
Hiện nay, quản lý thường được định nghĩa rõ hơn: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng): kế hoạch hoá, tổ chức chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra với hệ thống thông tin quản lý.
Như vậy, quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể quản lý (đối tượng quản lý) về các mặt văn hoá, xã hội, kinh tế… bằng hệ thống các luật lệ, chính sách, các nguyên tắc và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường cho sự phát triển của đối tượng. (Đối tượng có thể quy mô toàn cầu, khu vực, quốc gia, ngành, đơn vị, con người hoặc sự vật cụ thể).
Vì vậy, trong các công tác quản lý phải hướng đối tượng tự giác hoàn thành nhiệm vụ. Biến quá trình quản lý thành quá trình tự quản lý.
Suy cho cùng mối quan hệ quản lý là mối quan hệ giữa người với người. Hay nói cách khác là nghệ thuật dùng người, nói như người xưa: “Dụng nhân như dụng mộc”.
Sơ đồ 1.5. Mô hình hoá mối quan hệ quản lý
a) Mối liên hệ thông tin thuận
Hệ quản lý (chủ thể quản lý) Hệ quản lý (khách thể quản lý) b a b’
b) Mối liên hệ thông tin ngược (ngoài)
b’) Mối liên hệ thông tin ngược (trong) nó phản ánh khả năng tự điều chỉnh a. Các chức năng quản lý
Chức năng quản lý là loại hình đặc biệt của hoạt động có định hướng, có tổ chức, có điều hành, có kiểm tra đánh giá một cách chuyên môn hoá quá trình quản lý.
Có 4 chức năng quản lý cơ bản đó là: Kế hoạch hoá; Tổ chức; Chỉ đạo (phối hợp, điều hành, kích thích); Kiểm tra đánh giá.
Ngoài ra, thông tin là một chức năng trung tâm trong quản lý. Có thể biểu diễn chu trình quản lý theo sơ đồ:
Sơ đồ 1.6.. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý cơ bản
b. Nội dung các chức năng quản lý
- Lập kế hoạch: Là khâu quan trọng đầu tiên của chủ thể quản lý nhằm xác định xem phải làm cái gì? Làm như thế nào? Thời gian làm? Ai làm?
Đó là quá trình vạch ra mục tiêu và quyết định phương thức đạt được mục tiêu. Lập kế hoạch thực chất là bắc nhịp cầu nối trạng thái hiện tại với trạng thái mong muốn trong tương lai.
Thông tin quản lý Kế hoạch quản lý Tổ chức Kiểm tra đánh giá Chỉ đạo
- Tổ chức: Là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định để đạt được mục tiêu mong đợi. Đó chính là hình thành nên cơ cấu, quan hệ giữa các thành viên, các bộ phận trong một tổ chức nhằm thực hiện tốt kế hoạch lập ra.
Đạt được mục tiêu của tổ chức tạo nên sức mạnh của tổ chức trong vấn đề bố trí nguồn nhân lực.
- Chỉ đạo (phối hợp + điều hành): Là quá trình tác động gây ảnh hưởng đến các thành viên, liên kết, liên hệ với người khác, động viên họ hoàn thành nhiệm vụ được giao để đạt được mục tiêu của tổ chức.
Chỉ đạo là quá trình giải quyết tốt mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức, nhằm làm cho việc thực hiện kế hoạch lập ra nhịp nhàng hợp quy luật, kể cả việc điều hành các nguồn lực đã được xác lập hoặc cả những nguồn lực phát sinh.
Công tác chỉ đạo không những bắt đầu khi lập kế hoạch và thiết kế bộ máy mà nó còn tác dụng thúc đẩy để quyết định hai chức năng trên.
- Kiểm tra, đánh giá: Là chức năng cuối cùng của chu trình quản lý để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của tổ chức, nhằm đánh giá mức độ hoàn thành và điều chỉnh những sai lệch theo chuẩn mực (nếu có) kể cả đối tượng quản lý và chủ thể quản lý. Tư vấn thúc đẩy để đạt được mục tiêu đề ra.
c. Quản lý giáo dục (Quản lý trường học)
Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội. Tuỳ vào việc xác định đối tượng quản lý mà có các cấp độ khác nhau.
Nếu hiểu giáo dục và các hoạt động giáo dục diễn ra trong hoạt động xã hội nói chung thì quản lý giáo dục là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong xã hội. Khi đó quản lý giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng nhất.
Còn khi nói đến hoạt động trong GD - ĐT diễn ra ở các cơ sở GD -ĐT thì quản lý giáo dục được hiểu là quản lý một cơ sở GD - ĐT.
Có nhiều định nghĩa về quản lý giáo dục ở đây chúng tôi trình bày một số định nghĩa dễ hiểu:
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục, quản lý trường học có thể hiểu là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động mọi người trong quá trình đào tạo cùng phối hợp, tham gia mọi hoạt động của nhà trường, nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu tới việc hoàn thành những mục tiêu dự kiến” [15].
Theo tác giả Nguyễn Gia Quý: “Quản lý quá trình giáo dục là quản lý một hệ thống toàn vẹn bao gồm các yếu tố: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, tổ chức, giáo dục, người dạy, người học, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho dạy và học, môi trường giáo dục, kết quả giáo dục” [21]
Theo giáo trình quản lý giáo dục, quản lý nhà trường (tài liệu dùng cho các lớp cao học quản lý) thì: Quản lý hệ thống giáo dục có thể là tác động của hệ thống có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống, nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em.
Quản lý nhà trường là quản lý vi mô, nó là một hệ thống con của quản lý vĩ mô: quản lý giáo dục, quản lý nhà trường có thể hiểu là một chuỗi tác động hợp lý mang tính tổ chức - sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, , phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường, nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu để đạt được những mục tiêu dự kiến.
Quản lý nhà trường bao gồm hai loại:
- Tác động của những chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài nhà trường - Tác động của những chủ thể quản lý bên trong nhà trường.
Như vậy, quản lý nhà trường là quản lý quá trình dạy học, giáo dục, quản lý các điều kiện thiết yếu như: quản lý nhân lực, tài chính CSVC - TBDH…
Trường học nói chung trường dạy nghề nói riêng là một tổ chức giáo dục cơ sở của Nhà nước làm công tác đào tạo. Thành tích thực chất của trường học là kết quả chất lượng đào tạo các mặt của nhà trường.
1.2.3.2. Quản lý thiết bị dạy học
a. Yêu cầu và nguyên tắc quản lý thiết bị dạy học
Quản lý TBDH là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây dựng phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống TBDH phục vụ cho công tác giáo dục đào tạo.
- Yêu cầu: Để quản lý tốt công tác TBDH, người quản lý phải nắm chắc cơ sở lý luận và thực tiễn về lĩnh vực quản lý, các chức năng quản lý. Biết phân lập và phối hợp các nội dung quản lý, các mặt quản lý. Phải hiểu rõ mục tiêu chương trình đào tạo đòi hỏi để tập trung các nguồn lực nhằm đưa công tác TBDH phục vụ đắc lực cho giáo dục đào tạo.
- Nguyên tắc của quản lý TBDH:
+ Trang bị đầy đủ và đồng bộ các TBDH theo cấu trúc trường sở, phương thức giảng dạy, chương trình đào tạo, biện pháp khai thác sử dụng và bảo quản.
+ Bố trí TBDH trong từng bộ môn, từng khoa, trong từng ngành nghề phù hợp, đảm bảo tính tiện lợi, thẩm mỹ.