6. Cấu trúc luận văn
3.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường
Là nhà văn viết ký được đánh giá cao trong nền văn học hiện đại Việt Nam, những trang ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ có “cái nhìn mới” về cuộc sống mà còn có “ngôn ngữ mới”. Cũng như ký của Nguyễn Tuân, ký Hoàng Phủ Ngọc Tường là cả một kho từ vựng phong phú, đa ngành. Nhưng nếu Nguyễn Tuân mạnh về cấu trúc nghệ thuật, viết văn theo màu sắc hội họa, khung hình điện ảnh, đua nhịp cùng câu văn dài, cấu trúc phức tạp… thì Hoàng Phủ Ngọc Tường lại sử dụng ngôn ngữ đằm sâu trong vốn triết học uyên bác và tâm hồn lãng mạn. Ngôn ngữ trong các trang ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa thể hiện được đặc điểm chung của ngôn ngữ thể loại, lại vừa mang những nét rất riêng của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nói như Hoàng Cát thì ngôn ngữ ký của ông là thứ ngôn ngữ văn chương “Đầm ấm mà sang trọng, chắt lọc mà bình dị, ai ai đọc cũng có thể hiể được nhưng không phải nhà văn nào cũng viết được” [7].
3.1.2.1. Ngôn ngữ đậm chất thơ và cảm xúc
Hoàng Phủ Ngọc Tường được biết đến là một nhà viết ký tài ba đồng thời cũng là một nhà thơ tài hoa. Đi giữa thơ ca và văn xuôi nên dù viết ở thể loại nào ta cũng bắt gặp tâm hồn bay bổng, lãng mạn thông qua sự biểu hiện, diễn đạt của những ngôn từ đậm chất thơ, thấm đẫm cảm xúc. Đọc những trang ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường, người đọc đặc biệt bị lôi cuốn, hấp dẫn bởi thứ ngôn ngữ huyễn hoặc này.
Thật vậy, câu văn trong các tác phẩm của ông nghiêng hẳn về chất thơ, mang thi vị ngọt ngào, đong đầy những cảm xúc. Các sự vật hiện tượng lại thường được nhà văn nội cảm hóa, nội tâm hóa khiến chúng mang đậm cảm xúc chủ quan của con người. Khi ông viết về sông Hương, núi Ngự, về
cảnh vật xứ Huế, hay mũi Cà Mau, rừng hồi Lạng Sơn, vùng châu thổ sông Hồng… thì cảnh sắc thiên nhiên ở nơi đó đều hiện lên như một nhân vật trữ tình in đậm cảm xúc chủ quan của tác giả. Chẳng hạn, khi về với khu rừng tùng cổ A Sao, tác giả có thể lắng nghe được những tâm sự của nó về cuộc đời “cây tùng kể cho tôi về những kỷ niêm xa xôi mà nó đã trải qua, về những cơn bão đã được nén lại trong mỗi thớ gỗ của nó, về những thoáng hiện của vũ trụ bí ẩn mà tôi được tiếp cận dưới tầng lá của nó, và biết bao suy nghĩ về cuộc đời”(Đời rừng). Bên cạnh đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng rất hay sử dụng đoạn văn giàu xúc cảm và hình ảnh để miêu tả thiên nhiên cũng như những suy nghĩ nội tâm và hành động của mình khiến đoạn văn mang âm hưởng của thơ văn xuôi. Khi miêu tả về người gái đẹp – sông Hương nhà văn đã viết: “Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua các ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những vực đáy bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”, “Sông Hương là vậy, là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm người con gái dịu dành của đất nước”[87,tr.323].
Đồng thời, để tạo lập được những câu văn hay đi vào lòng người đọc, Hoàng Phủ Ngọc Tường thường sử dụng hệ thống từ ngữ mang tính tượng hình cao như từ láy, từ tượng thanh, tượng hình… Ví dụ trong Ai đã đặt tên cho
dòng sông?Tác giả đã sử dụng một hệ thống từ láy tạo hình dồn dập như: lặng
lờ, lững lờ, lô xô, bồng bềnh, lập lòe, rầm rộ,chói lọi, ngập ngừng, sừng sững, xúm xít… để làm sống dậy trước mắt người đọc hình tượng sông Hương trong thủy trình về với biển của nó. Hay khi miêu tả cảnh tượng hai bờ sông A Mong, nhà văn đã đưa lại cho người đọc một cảm giác thật sống động, thú vị với những từ láy âm, gợi hình được sử dụng dày đặc: “Dọc hai bên bờ sông, loài
cây rì rì mọc san sát, rậm rịt, cành và lá nhỏ nhắn như lá trúc đào, rễ tỏa ra ôm chặt những tảng đá vững chãi, hình như còn toát ra sức chống chọi mãnh liệt của loài cây này để đứng vững trong mùa nước lũ dữ dội. Bây giờ là tháng tư, nước sông A Mong chảy hiền, và rặng rì rì lao xao gió nồm, lá cây lay động lấp lánh như hàng triệu con mắt lá răm sáng trưng nắng hè” [87,tr.22].
Ngoài ra trên những trang ký của mình nhà văn còn sử dụng nhiều câu văn có dùng các từ ngữ luyến láy tạo nên những nốt nhạc trầm bổng làm xao xuyến lòng người: “Cuối hè, Huế thường có nhiều buổi chiều tím, tím cầu, tím áo, cả ly rượu đang uống trên môi cũng chuyển thành màu tím và sông Hương trở thành dòng sông tím đẫm hoang đường như trong tranh siêu thực” [87,tr.674]; “Tạm biệt nhé những nẻo đường lang thang tôi đi suốt đời không hết, tạm biệt dòng sông đẹp và buồn, và uể oải như một thiếu nữ đài trang, tạm biệt con chuồn chuồn đậu lắt lay trên ngọn cỏ may ven sông; tạm biệt thành phố với những ngôi chùa yên tĩnh như một cõi đời nào khác. Tạm biệt ngôi nhà với tuổi trẻ và những cuộc lang thang trĩu nặng phiền muộn của chúng tôi”[90,tr.61]… Những từ “tạm biệt” được láy đi láy lại, gợi một tâm tình, gợi sự lưu luyến không muốn rời xa của chủ thể trữ tình.
Hơn nữa, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn sử dụng cả những câu văn dài, mở rộng nhiều thành phần như dòng chảy của cảm xúc để tạo chất trữ tình cho trang văn của mình. Chẳng hạn: “Mùa xuân… hương cỏ bắt đầu dậy lên ở các sườn đồi, và những con suối, những mặt hồ bắt đầu xanh trong trở lại; người gặp người trông niềm nở hơn; những đàn cá nhỏ bơi lượn trong hồ nước trông vui vẻ và bạo dạn hơn, thiên nhiên cũng độ lượng hơn và thu giấu nỗi buồn của mình nơi nào không biết” [91,tr.80]; hay “Dưới cơn mưa, dòng sông phẳng lặng và hình như rộng hơn; trên mặt nước trong xanh này, thánh thói hàng ngàn giọt mưa sáng chói, và reo ca như những phím dương cầm, “ôi những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa”, như trong lời bài hát của Sơn” [90, tr.54]… Người viết cũng làm một thống kê nhỏ đối với
một số tác phẩm ký tiêu biểu của ông để thấy được tác giả đã sử dụng rất nhiều câu văn dài:
Sử thi buồn Tính cách Huế
Rươu hồng đào chưa nhắm đã say Mượn đá để ngồi
79 câu dài / 193 câu 27 câu dài / 58 câu 28 câu dài / 69 câu 42 câu dài / 73 câu
40,9% 46,5% 40,6% 45,7% Có thể thấy tác giả sử dụng những câu văn dài với mật độ khá cao, nhưng không rối rắm mà vẫn rất rành mạch, rõ ràng. Việc sử dụng những câu văn này đã tạo sự mềm mại, chuyển tải được dòng cảm xúc và ý tưởng trùng điệp của tác giả.
Không chỉ vậy, Hoàng Phủ Ngọc Tường để tạo chất thơ, sự lãng mạn cho những trang ký của mình, ông còn sử dụng kết hợp khéo léo giữa thơ và văn xuôi. Nhà văn đã đưa vào tác phẩm kí của mình những vần thơ giàu cảm xúc của của chính mình hoặc của các nhà thơ nổi tiếng khác để tạo hiệu quả thẩm mĩ như: trong Sử thi buồn để tạo chất thơ, sự đồng điệu trong tâm hồn khi cảm nhận về sông Hương,tác giả đã đưa vào bài ký của mình những câu thơ “Con sông dùng dằng – con sông không chảy – Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu” (Thu Bồn); “Hương giang nhất phiến nguyệt – Kim cổ hứa đa sầu”(Nguyễn Du); “Thiên thai, chốn đây hoa xuân chưa gặp bướm trần gian.
Có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần…” (Văn Cao); “Màu thời gian không xanh – Màu thời gian tím ngắt” (Đoàn Phú Tứ); “Dạ thưa xứ Huế bây giờ - Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương” (Bùi Giáng); “Một đêm đàn lạnh trên sông Huế. Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh” (Văn Cao)… Sự kết hợp giữa chất tự sự của ký và bút pháp trữ tình của thơ ca khiến cho các tác phẩm kýcủa Hoàng Phủ Ngọc Tường tăng thêm chất thơ, chất họa, lôi cuốn hấp dẫn người đọc bao thế hệ.
Như vậy, với việc sử dụng hệ thống từ ngữ giàu tính hình tượng, tính biểu cảm; những từ ngữ luyến láy tạo tính nhạc cao và tạo giá trị thẩm mĩ
khác lạ; những câu văn dài mở rộng thành phần như dòng chảy của cảm xúc; cùng việc kết hợp đan xen giữa ngôn ngữ tự sự và thơ ca… Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tạo nên những đặc điểm nghệ thuật riêng cho ký của mình, đồng thời góp phần chứng tỏ vẻ đẹp của thể loại ký. Những trang ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường trở nên hấp dẫn người đọc hơn bao giờ hết bởi chất thơ đậm đà và nguồn cảm xúc lai láng, tràn trề.
3.1.2.2. Ngôn ngữ giàu tính liên tưởng
Ký là thể loại bám sát cuộc sống, phản ánh một cách chân xác cuộc sống, nhưng điều đó không có nghĩa nó gò ép khung liên tưởng của tác giả. Mà ngược lại, bằng tài năng, trí tưởng phong phú của mình, những nhà viết ký như Nguyễn Tuân, hay Vũ Bằng … đã cho người đọc thấy được sự liên tưởng đầy bất ngờ của mình trên các trang ký của mình như: Người lái đò
sông Đà, Thương nhớ mười hai… Đọc ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường, ta
cũng thấy nhà văn có nhiều liên tưởng phong phú, bất ngờ với cách diễn đạt ấn tượng vừa sắc sảo trí tuệ, vừa tự nhiên, ngẫu hứng đầy sáng tạo.
Sử dụng liên tưởng tương đồng (liên tưởng sự vật này với sự vật khác dựa trên sự phát hiện những điểm gần gũi giữa các sự vật hiện tượng), Hoàng Phủ Ngọc Tường đã giúp cho người đọc có những khám phá mới mẻ về quê hương đất nước, con người Việt Nam. Trí tưởng phong phú đã giúp nhà văn nối liền, móc xích một cách tài tình các sự vật hiện tượng mà nếu tách ra người đọc khó có thể nhận biết được điểm chung của chúng. Chẳng hạn, nhìn “hoa ngũ sắc bên đường” nhà văn lại tưởng như “một bầy trẻ con đang ríu
rít”(Hoa ngũ sắc) đang chào ông; đến thăm vườn An Hiên, ông ngạc nhiên vì
đó “không chỉ là nơi ở, mà còn là cuốn tự truyện bằng nét chữ của cây cỏ”
(Hoa trái quanh tôi) và kì lạ thay “mái nhà hơi uốn cong ở các góc mái luôn
làm tôi nghĩ đến nụ cười nhếch miệng của vị chủ nhân vắng mặt, nụ cười bình an ném vào không gian mênh mông thoáng đãng” (Mái nhà dưới bóng cây xanh)… Có khi là sự tương đồng giữa quá khứ - hiện tại, giữa ảo – thực như:
trong Đất Mũi khi ngắm những rừng mắm bạt ngàn, tác giả lại có cảm giác nó đã có từ thời cổ đại muôn thủa và phập phồng dưới lớp phù sa là một mẩu nhau rốn của mình được cưu mang; hay tiệc rượu làng Vân bỗng trở nên thiêng liêng, giàu chất truyền thống hơn khi nhà văn liên tưởng đến “một cuộc tiệc của một bộ lạc bán khai nào đó trong ánh lửa rừng giữa đêm thăm thẳm của lịch sử nhân loại (Rượu làng Vân). Có khi lại là liên tưởng giữa cái vô hình và cái hữu hình: dòng sông Hương xinh đẹp với những khúc quanh của nó Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng có sự liên tưởng rất lạ rất độc đáo “Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính Bắc ôm lấy đảo Cồn Hến…Và rồi, như sực nhớ lại điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ sang hướng Đông Tây để gặp lại thành phố lần cuối ở thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa ngoài mười dặm trường đình. Riêng sông Hương…khúc quanh này thật bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống với con người ở đây; để nhân cách hóa nó lên tôi gọi đây là nỗi vấn vương, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu” [87,tr.321].
Trong sử dụng liên tưởng tương phản Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng tạo nên những đối sánh thú vị đầy trí tuệ, làm nổi bật đối tượng được miêu tả, thể hiện. Đó là sự tương phản giữa cái được - mất, quá khứ - hiện tại, hữu hạn – vô hạn, hư –thực… Trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? tác giả liên tưởng điệu chảy lặng lờ, dùng dằng của sông Hương hoàn toàn khác với sông Nê-va chảy băng băng “Tôi cuống quýt vỗ tay nhưng sông Nê-va đã chảy nhanh quá, không kịp cho lũ hải âu nói một điều gì với người bạn của chúng đang ngẩn ngơ trông theo. Hai nghìn năm trước, có một người Hy Lạp tên là Hê-ra-cơ-lit, đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi quá nhanh, thế vậy. Lúc ấy tôi lại nhớ con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố.” [87,tr.319]. Viết về ngọn núi Bạch Mã – Ngọn núi ảo ảnh, ông đã làm nổi bật hình ảnh của ngọn núi này trong sự liên tưởng tương phản giữa một Bạch Mã tươi đẹp trong quá khứ và một Bạch Mã trong hiện tại – hoang phế
như một bóng lau mờ. Cái mất, cái còn sự liên tưởng ấy gợi lên trong lòng người đọc sự đau đớn, xót xa, nuối tiếc khó phai mờ (Ngọn núi ảo ảnh). Trong trang ký khác, Hoàng Phủ Ngọc Tường lại sử dụng liên tưởng tương phản để làm nổi bật hình mẫu người anh hùng thời đại lúc bấy giờ: “Nguyễn Huệ là người hấp thụ nội lực vô địch của nhân dân dựng lên sự nghiệp kì vĩ bằng lòng tự tin vững như bàn thạch, bằng sức mạnh sấm sét và vận tốc siêu thời gian, trong khi Nguyễn Ánh là một bản lĩnh anh hùng kiểu khác, là ý chí quyết sống của một dân tộc trước nguy cơ tiệu diệt, là nghị lực không lay chuyển để giành lấy chiến thắng sau cùng” nhưng “hai nhân vật anh hùng song lập cùng chi phối quan niệm “làm trai” của một thời đại” [88,tr.67].
Như vậy, với việc sử dụng những liên tưởng tương đồng và tương phản, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gửi gắm vào những trang ký của mình biết bao suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời. Các biện pháp tu từ, cùng những ngôn từ giàu hình ảnh, và những câu văn đậm chất thơ được sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn, đã tạo nên những sắc màu mới, nét nghệ thuật rất riêng cho ký Hoàng Phủ Ngọc Tường.
3.1.2.3. Ngôn ngữ rành mạch, chính xác của tư duy khoa học.
Ký là một thể loại văn học thuộc phương thức tự sự, dựng lại những sự thật đời sống cá biệt một cách sinh động, cụ thể. Chính vì vậy, ngôn ngữ của ký ngôn ngữ nghệ thuật – đậm chất thơ, giàu cảm xúc, gợi nhiều liên tưởng… Nhưng đồng thời, ký cũng phải phản ánh những vấn đề của đời sống một cách chân xác nhất, vì thế ngôn ngữ ký cũng phải mang tính chính xác, rành mạch của tư duy khoa học.
Trên các trang ký của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho người đọc những thông tin chính xác nhất về nhiều đối tượng mà ông phản ánh. Để làm được điều đó, trước hết, phải kể đến việc nhà văn sử dụng dồi dào, phong phú các thuật ngữ khoa học, các số liệu, dữ liệu, chi tiết của nhiều ngành khoa học… trong các tác phẩm của mình. Chẳng hạn, trong bài ký
Trung tâm thành Châu Hóa để giúp người đọc có những hiểu biết về sự hình thành và phát triển của trung tâm thành Châu Hóa từ đầu thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XVII, nhà văn đã dựa vào những “di tích lịch sử và khảo cổ học vẫn còn được nhận ra một cách khá đầy đủ” và những tài liệu lịch sử, địa lí như Ô