Khái lược về hình tượng nghệ thuật

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật ký hoàng phủ ngọc tường (Trang 33)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Khái lược về hình tượng nghệ thuật

Khi nói tới hình tượng nghệ thuật, các nhà nghiên cứu lí luận phê bình văn học đều khẳng định “hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của các phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của nghệ thuật”

[20,tr.122]. Trong các tác phẩm nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật được hiểu chính là “các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện một cách sáng tạo trong các tác phẩm nghệ thuật(…). Đó có thể là một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm nhận. Nhưng nói tới hình tượng nghệ thuật người ta thường nghĩ tới hình tượng con người, bao gồm cả hình tượng một tập thể người (như hình tượng nhân dân hoặc hình tượng Tổ quốc) với những chi tiết biểu hiện cảm tính phong phú” [20,tr123].

Tức là người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình giúp con người thể nghiệm ý vị của cuộc đời và lĩnh hội mọi quan hệ có ý nghĩa muôn màu muôn vẻ của bản thân và thế giới xung quanh. Nhưng khác với các nhà khoa học, nghệ sĩ không diễn đạt trực tiếp ý nghĩ và tình cảm bằng khái niệm trừu tượng, bằng định lí, công thức mà bằng hình tượng, nghĩa là bằng cách làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hiện tượng đáng làm ta suy nghĩ về tính cách và số phận, về tình đời tình người.

Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống nhưng không phải sao chép y nguyên những hiện tượng có thật mà tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tưởng tượng và tài năng của người nghệ sĩ, sao cho các hình tượng truyền lại được ấn tượng sâu sắc từng làm cho nghệ sĩ day dứt trăn trở cho người khác.

Mỗi loại hình nghệ thuật lại sử dụng một loại chất liệu riêng để xây

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật ký hoàng phủ ngọc tường (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)