6. Cấu trúc luận văn
2.3.3. Hư cấu nghệ thuật
Khi nhắc đến ký, người ta thường nhắc đến một thể loại phản ánh chân thực nhất, khách quan nhất về hiện thực cuộc sống, mang tính chân thực cao. Có lẽ với cách hiểu khiên cưỡng như vậy, một số nhà nghiên cứu cho rằng trong ký không nhất thiết phải sử dụng yếu tố hư cấu, vì cho rằng hư cấu sẽ “phá vỡ tính chân thực lịch sử và cả tính chân thực nghệ thuật của tác phẩm” (Tầm Dương). Tuy nhiên, cách hiểu như vậy chưa thật hoàn toàn chính xác, bởi vì ký là một thể loại văn học, cho nên bên cạnh sự thực nhất thiết phải có, ký cũng cần có sự hư cấu, điều này đã góp phần đẩy tác phẩm lên tới đỉnh cao về chất lượng nghệ thuật. Bởi hư cấu là phương thức xây dựng điển hình qua việc sáng tạo những giá trị mới, những yếu tố mới như sự kiện, cảnh vật, nhân vật trong một tác phẩm theo sự tưởng tượng của tác giả. Đây là một yếu tố không thể thiếu của sáng tác văn học nghệ thuật. M.Gorki cho rằng, đối với nhà văn, quan sát, nghiên cứu và hiểu biết chưa đủ, còn cần phải “bịa đặt”, sáng tạo ra nữa, cho nên “không có hư cấu thì không thể và cũng không tồn tại được tính nghệ thuật”. Vì vậy, từ những chất liệu thực tế, nghệ sĩ tổ chức, nhào nặn, sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật sinh động, rõ nét và điển hình hơn, tùy thuộc chủ đề của tác phẩm. Giá trị của hư cấu nằm ở tính tư tưởng, chủ đề tác phẩm và tài năng khái quát hiện thực của nhà văn. Tuy nhiên, hư cấu trong ký khác với hư cấu trong các thể loại khác, hư cấu trong ký không phải là nhằm tạo nên những hình ảnh, sự kiện, hiện tượng hoàn toàn mới mẻ vốn không có
trong thực tế mà mục đích cuối cùng của việc hư cấu là nhằm tái hiện lại người thực, việc thực. Trong ký văn học sự hư cấu được quyền sử dụng rộng rãi ở những “thành phần không thật xác định” như nội tâm của nhân vật, những cảnh sắc thiên nhiên trong cảm xúc trữ tình của nhân vật...
Trong ký của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng sử dụng nhiều hư cấu nghệ thuật để xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật, tạo chất văn chương cho các phẩm của mình. Chẳng hạn, trong Ai đã đặt tên cho dòng
sông? có rất nhiều yếu tố được tác giả hư cấu, nhưng nổi bật nhất là hình ảnh
dòng sông Hương. Sông Hương hiện lên trong trong tác phẩm không chỉ đơn thuần là con sông của thực tại mà qua con mắt nhìn đậm tính hư cấu của nhà văn còn trở thành một dòng sông với những diễn biến nội tâm vô cùng phức tạp. Ở đây, dòng sông Hương đã được hiện lên qua sự hư cấu trên rất nhiều phương diện, song có lẽ nổi bật và trọng tâm hơn cả là sự hư cấu về nội tâm của “nhân vật” – sông Hương.
Dòng sông Hương hiện lên giống như một con người có những tâm tư, tình cảm và tính cách: lúc dịu dàng, say đắm, nhẹ nhàng và trí tuệ, có lúc lại ồn ào, rầm rộ và phóng khoáng. Ở nơi thượng nguồn, khi chảy qua những khu rừng già huyền bí, ta bắt gặp một sông Hương đậm chất nữ tính, “Dịu dàng và
say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Có
khi, sông Hương là “một cô gái Digan phóng khoáng và man dại” với bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do, trong sáng. Khi khác, sông Hương lại là “người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” để chờ đợi người tình bao thế kỷ. Hay trong cái khoảng khắc trùng lại của sông nước “sông Hương đã trở thành người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Có lúc, nó lại trở thành “người con gái dịu dàng của đất nước” sau khi đã anh dũng đứng lên chống giặc ngoại xâm với bao chiến công hiển hách: “ Trong sách địa dư của Nguyễn Trãi, nó mang tên là Linh Giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt để bảo vệ biên giới phía Nam của tổ quốc Đại Việt qua
những thế kỉ trung đại. Thế kỉ mười tám, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ; nó sống hết lịch sử bi tráng của mười chín thế kỷ với máu của những cuộc khởi nghĩa, và từ đấy sông Hương đã đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám...”. Cuối cùng, sông Hương lại là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” với một sắc đẹp dịu dàng, trí tuệ. Như vậy, dù ở bất kì trạng thái tồn tại nào, sông Hương trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn đầy nữ tính. Nữ tính không chỉ ở vẻ đẹp hiền hòa hay ở tâm hồn trong sáng, mạnh mẽ mà còn nằm trong chính đời sống tình cảm rất riêng của nó để trở thành con sông rất mực đa tình.
Dưới cái nhìn đắm say, với cách hư cấu khá mới mẻ trong bút kí, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cho người đọc thấy được hình ảnh của dòng sông Hương - con sông xinh đẹp trước bao nhân tình. Với vẻ đẹp rất riêng ấy, con sông đã trở thành người tình chung thủy của xứ Huế thơ mộng. Hay sông Hương trong quan hệ với thành phố Huế - đó là quan hệ của một cặp tình nhân lí tưởng như trong truyện Kiều: tìm kiếm và đuổi bắt, hào hoa và đam mê, thi ca và âm nhạc. Trải qua những chặng đường đầy gian truân để đến với người tình mong đợi, sông Hương lúc trầm mặc, dịu dàng, lúc mãnh liệt, mạnh mẽ. Song nó chỉ thực “vui tươi” khi đến ngoại vi thành phố, chỉ “yên tâm” khi thấy “chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời nhỏ nhắn như vầng trăng non”. Gặp được thành phố - người tình mong đợi rồi, con sông trở nên duyên dáng ý nhị trong cái cách “uốn một cánh cung rất nhẹ sang đền Cồn Hến”, cái đường cong “như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”. Cũng như nàng Kiều khi gặp Kim Trọng, sông Hương “qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng”. Và cũng như nàng Kiều trong đêm tự tình với Kim Trọng, sông Hương đã “đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng Đông - Tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ”. Cái khúc quanh bất ngờ ấy trong cảm nhận đầy lãng mạn của Hoàng Phủ Ngọc Tường
đã trở thành nỗi vấn vương, thành chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu, là hành động chí tình của người con gái để gặp lại người tình, nói lời thề chưa kịp nói mà âm vang lời thề ấy đến bây giờ vẫn ngân nga vang vọng trên mặt sông thành những câu hò “Còn non, còn nước, còn dài - Còn về, còn nhớ…”. Cần hiểu rằng, đây không thuần túy là trí tưởng tượng lãng mạn của một tâm hồn nghệ sĩ vốn rất say những trang Kiều mà đây còn là cách nhìn của một trí thức vốn hiểu thấu cả dòng sông và con người của xứ sở mình. Đó là cách nhìn bởi con mắt hư cấu đậm đà tính nghệ thuật của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Khi con sông được hiểu là mang trong nó linh hồn của con người thì lời thề của dòng sông với thành phố chính là tấm lòng của người dân Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.
Không chỉ vậy, sông Hương qua những trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường còn mang tính cách kiên cường và mạnh mẽ, anh hùng mà bất khuất. Bởi đó là dòng sông của sử thi ngân vang với những chiến công oanh liệt bảo vệ Tổ quốc, sông Hương mang trong mình nó những dấu ấn lịch sử, và song hành cùng lịch sử. Đồng thời còn chứa đựng lịch sử của riêng nó - một lịch sử hào hùng và dữ dội, bất khuất và đớn đau. Và cái hay ở đây không chỉ có vậy, bởi lịch sử được nhà văn viết lại đã trở thành một hình ảnh hào hùng của dòng sông Hương. Nó không đơn thuần chỉ là một câu chuyện sử bình thường mà đã được ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường làm nên một lịch sử sống động, như đang diễn ra trước mắt chúng ta vậy. Chỗ tinh tường của nhà văn là đã tìm thấy chất thơ trong sử để chưng cất thành sử thi như một vẻ đẹp riêng của sông Hương. Sông Hương trong lịch sử và trong cảm nhận của nhà văn đã trở thành “dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”. Trong dòng chảy thời gian, sông Hương đã đi trọn vẹn cuộc sống và lịch sử của dân tộc, của đất nước. Chính diện mạo và chiều sâu của lịch sử dân tộc khi in bóng xuống dòng sông đã mang lại cho
sông Hương một tầm vóc kỳ vĩ, lớn lao, một ý nghĩa thiêng liêng và một tinh thần bất diệt.
Rõ ràng ở đây, ta đã bắt gặp thủ pháp hư cấu mà tác giả sử dụng khi viết về sông Hương. Trên thực tế, sông Hương đúng là rất đẹp, nó có những khung cảnh nên thơ, trữ tình, có điệu chảy lặng lờ trôi chậm, thực chậm, có cái cuộn xoáy của những ngạch đá sâu thẳm. Xét trên góc độ địa lí, dòng sông với cái dáng vẻ của nó đã bao quanh, ôm trọn thành phố Huế. Và đêm đêm, trên khúc sông ấy, những bản đàn, những áng thơ đã được cất lên tạo thành dòng sông của thi ca. Nhưng trong cái nhìn tinh tế của một nhà văn tài hoa, pha chút hư cấu nghệ thuật, sông Hương hiện lên thật sinh động. Người ta bắt gặp một người con gái chứ không đơn giản là một dòng sông, đó là người con gái dịu dàng và phóng khoáng như cô gái Digan, nhưng cũng rất mạnh mẽ, mãnh liệt khi vượt qua những ghềnh thác, những đáy vực bí ẩn, kiên trì vượt qua những chặng đường đầy gian truân, khó khăn, thử thách để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Sông Hương còn là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở với cốt cách văn hóa rất riêng mà không một dòng sông nào giống được. Và cũng như nàng Kiều, người con gái ấy rất mực chung tình, trải qua hàng thế kỷ, sông Hương uốn mình trở về với Huế. Và khi về với người tình mong đợi, nó vui tươi hẳn lên, nó trôi chậm, thực chậm giống như điệu “Slow tình cảm dành riêng cho Huế”. Sông Hương là người khơi gợi niềm cảm hứng cho bao tâm hồn thi sĩ và không bao giờ lặp lại. Khi đất nước lâm nguy, nó đã đứng lên thành người con gái kiên cường, chống lại giặc ngoại xâm. Chiến tranh qua đi, sông Hương lại trở về làm người con gái dịu dàng của đất nước, núp mình dưới sắc áo cưới ngày xưa rất xưa…
Như vậy, nếu không có sự hư cấu trong cách cảm nhận của nhà văn, sông Hương sẽ chỉ là một dòng sông vô tri, vô giác với những đặc điểm lịch sử, địa lí chứ không mang những nét nội tâm phong phú và đa dạng, trữ tình và thơ mộng như vậy. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sử dụng hư cấu mà vẫn
luôn đảm bảo được tính chân thực lịch sử và tính chân thực nghệ thuật.Tác phẩm ký của ông từ đó đã để lại ấn tượng và làm say lòng bao thế hệ độc giả. Không chỉ sử dung hư cấu trong miêu tả về sông Hương mà khi miêu tả về núi Ngự nhà văn cũng sử dụng thủ pháp này. Trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường, núi Ngự cũng không phải là thiên nhiên vô tri, vô giác mà cũng được miêu tả có ngoại hình có tính cách nội tâm và mãi là “người bạn đời” chung thủy của sông Hương. Dưới con mắt của nhà văn núi Ngự hiện lên như một chàng trai mạnh mẽ “Ngự Bình là tụ điểm của cái nhìn từ lâu đài trông ngóng ra chân trời. Núi Ngự có hình thang cân, kéo một đường thanh thoát nổi bật trên nền trời” [87,tr.680]; là điểm dựa lý tưởng cho các cô gái bởi “hòn núi đã được trời đất ủy thác để làm chứng lời thề vĩnh cửu của những người yêu nhau” và “các thiếu nữ Huế luôn giữ kín tình yêu của mình như một khu vườn bí mật, và những điều thiêng liêng nhất của cõi lòng giữa hai người, họ chỉ ngỏ riêng với núi Ngự Bình”[87,tr.680]. Bởi trong cái nhìn đầy tính hư cấu của nhà văn nói riêng và người Huế nói chung, Ngự Bình “mãi mãi là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu” [87,tr.681].
Trong Ngọn núi ảo ảnh, để tạo chất trữ tình, để chuyển tải đến người đọc bức thông điệp: hãy cứu lấy vẻ đẹp của núi Bạch Mã cùng hệ sinh quyển nơi đây, nhà văn cũng sử dụng thủ pháp hư cấu để tái hiện lại vẻ đẹp hư ảo của “ngọn núi ảo ảnh”. Trong con mắt của tác giả, Bạch Mã chính là chốn tiên cảnh có rất nhiều mây, mây như là một gã phù phiếm “Mây đặc quánh, lừng lững vào đầy phòng, vờn vẽ trên các trang triết học” [87,tr.749]. Và giữa cảnh mờ ảo ấy tác giả đã gặp “Lục cô nương” với “đôi gót chân đỏ hồng (…) dáng nhẹ nhõm trong chiếc áo mưa màu lục tươi, trẻ trung như màu lá mùa tựu trường” [87,tr.750]. Cuộc gặp gỡ và đối thoại với Lục cô nương – người con gái có thực mà như một ảo ảnh đã giúp cho tác giả giới thiệu những hiểu biết của mình về các loài hoa lan trên núi Bạch Mã cùng vẻ đẹp lung linh, mờ ảo nơi đây, một cách tự nhiên.
Vậy, nếu không có sự hư cấu trong cách cảm nhận của nhà văn, sông Hương, núi Ngự mãi sẽ chỉ là một dòng sông vô tri vô giác, núi Bạch Mã mãi chỉ là ngọn núi đang bị tàn phá nặng nề, không ai biết đến vẻ đẹp hư ảo của nó một thời. Nhưng dưới ngòi bút tài hoa, cái nhìn đầy hư cấu của tác giả những thực thể thiên nhiên kia như có nội tâm, có cuộc sống sôi động. Nhờ sự hư cấu này những trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ có những thông tin xác thực khô khan mà trở nên mượt mà, trữ tình và đậm chất văn chương hơn.
Chƣơng 3
NGÔN NGỮ- GIỌNG ĐIỆU, THỜI GIAN- KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG KÝ HOÀNG PHỦ NGỌC TƢỜNG
3.1. Ngôn ngữ trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng
3.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật
“Ngôn ngữ, đó là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học”[17,tr.148]. Không có ngôn ngữ thì không thể có tác phẩm văn học, bởi vì chính ngôn ngữ chứ không phải cái gì khác đã cụ thể hóa vật chất hóa sự biểu hiện của chủ đề và tư tưởng, tính cách và cốt truyện…Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm. Chính vì thế mà C.Mác cho rằng ngôn ngữ là “hiện thực trực tiếp của tư tưởng”, còn M.Gorki cũng khẳng định “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và – cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống – là chất liệu của văn học”.
Về nguồn gốc tạo thành ngôn ngữ của tác phẩm văn học cũng là ngôn ngữ của đời sống, ngôn ngữ toàn dân, nhưng được nâng lên đến trình độ nghệ thuật. Và trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng thể hiện thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Bất kì nhà văn nào khi sáng tác nghệ thuật đều luôn có ý thức tìm tòi, đổi mới ngôn ngữ để nhằm nâng cao chất lượng của tác phẩm nghệ thuật “Nghệ sĩ không thể nói được điều gì mới về cuộc sống nếu không có cái nhìn mới và ngôn ngữ mới” [56,tr.120].
Ngoài ra, ngôn ngữ được dùng trong các tác phẩm văn học thuộc các thể loại văn học khác nhau cũng sẽ bị chi phối bởi các đặc trưng của các thể loại đó. Vì vậy, ngôn ngữ trong các tác phẩm ký là thứ ngôn từ nghệ thuật vừa